Phương pháp thống kê được sử dụng để liên kết biến đổi khí hậu với khí nhà kính bị thách thức
Một nghiên cứu mới quan trọng trên tạp chí khoa học “Climate Dynamics” đã chỉ trích một phương pháp suy luận chính mà Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC) sử dụng để quy cho biến đổi khí hậu là do khí thải nhà kính, việc này làm dấy lên những câu hỏi về tính hợp lý của nghiên cứu khi dựa vào lý do đó, cũng như thúc đẩy một sự phản hồi từ một trong những nhà khoa học đã phát triển kỹ thuật này.
Tác giả của nghiên cứu mới này là nhà kinh tế học Ross McKitrick, đã nói với The Epoch Times trong một cuộc phỏng vấn độc quyền rằng, ông nghĩ kết quả của ông đã làm suy yếu phương pháp của IPCC, vốn cho rằng khí nhà kính [là nguyên nhân] gây ra biến đổi khí hậu.
Phương pháp suy luận này, được gọi là “optimal fingerprinting” (dấu vân tay tối ưu) đã được sử dụng để liên kết khí thải nhà kính với mọi thứ, từ nhiệt độ đến cháy rừng, lượng mưa và tuyết phủ.
Ông McKitrick đã so sánh kỹ thuật lấy dấu vân tay tối ưu với cách các nhân viên chấp pháp sử dụng dấu vân tay để xác định tội phạm.
Ông nói: “[Họ] lấy vết mờ lớn này của dữ liệu và nói, À phải rồi, dấu vân tay của khí thải nhà kính nằm ở trên đó.”
Ông McKitrick cho biết nghiên cứu lấy dấu vân tay tối ưu mà ông đã phê bình, bài báo của Climate Dynamics năm 1999 “Kiểm tra tính nhất quán của mô hình trong việc lấy dấu vân tay tối ưu,” là một “viên gạch nền móng của lĩnh vực quy kết” — một nhánh của khoa học khí hậu tập trung vào việc xác định các nguyên nhân của biến đổi khí hậu.
Nhưng theo ông McKitrick, các tác giả của bài báo đó, ông Myles Allen và ông Simon Tett, đã mắc lỗi trong các bước cần thiết để làm cho hợp lý xác đáng chiến lược của họ.
Ông nói, “Khi quý vị thực hiện một phân tích thống kê, không phải chỉ mỗi phân tích một vài con số và công bố kết quả vậy là đủ, rồi nói, ‘Đây là những gì dữ liệu cho chúng tôi biết.’ [Mà] sau đó, quý vị phải áp dụng một vài thử nghiệm đối với kỹ thuật lập mô hình của quý vị để xem liệu nó có hợp lý với loại dữ liệu quý vị đang sử dụng hay không.”
Ông nói tiếp, “Họ tuyên bố rằng mô hình của họ vượt qua tất cả các thử nghiệm liên quan — nhưng có một vài vấn đề với tuyên bố đó. Đầu tiên là họ đã nêu sai các điều kiện [khí hậu] — họ bỏ qua hầu hết các điều kiện liên quan mà quý vị được cho là phải thử nghiệm — và sau đó họ đề xướng một phương pháp suy luận để thử nghiệm mà hoàn toàn không có thông tin. Điều đó thực sự không liên quan đến bất kỳ phương pháp thử nghiệm tiêu chuẩn nào.”
Ông McKitrick nói, khung lý thuyết của họ cũng giả định rằng một phần lớn của biến đổi khí hậu phải là do khí thải nhà kính — vì vậy việc sử dụng [mô hình đó] để chứng minh rằng khí thải nhà kính dẫn đến biến đổi khí hậu là vô nghĩa.
Ông McKitrick nói: “Quý vị dựa vào dữ liệu mô hình khí hậu để xây dựng thử nghiệm — và mô hình khí hậu này gắn với các giả định về vai trò của khí thải nhà kính. Quý vị không thể coi nhẹ giả định đó được.”
Ông McKitrick cũng giải thích kết quả của mình một cách chi tiết hơn về mặt kỹ thuật tại JudithCurry.com, ông cho biết sự quy kết của IPCC về biến đổi khí hậu đối với khí nhà kính phần lớn dựa trên bài báo năm 1999 hoặc nghiên cứu có liên quan chặt chẽ với các vấn đề tương tự.
Ông Myles Allen, một trong hai đồng tác giả của bài báo năm 1999 mà ông McKitrick đã thách thức, ông ấy đã phúc đáp bài báo của ông McKitrick trong một email gửi tới The Epoch Times.
Ông Allen cho biết: “Việc giải quyết đầy đủ các vấn đề mà bài báo này đưa ra có thể tạo ra một số khác biệt đối với các kết luận về ảnh hưởng của con người đối với khí hậu khi tín hiệu này vẫn còn khá yếu cách đây 20 năm trước.”
Tuy nhiên, theo ông Allen, tín hiệu giờ đây mạnh hơn nhiều cho dù người ta sử dụng kỹ thuật năm 1999 của ông ấy hay phương pháp đơn giản hơn được sử dụng tại globalwarmingindex.org. Ông cũng nói rằng các phương pháp mới hơn, bao gồm một phương pháp trong bài báo năm 2003 của ông, đã thay thế phương pháp từ năm 1999.
Ông Allen nói: “Nói nhẹ nhàng một chút, có cảm giác như ai đó đề nghị tất cả chúng ta nên dừng lái xe vì một vấn đề mới đã được xác định với chiếc Model-T Ford.”
Ông McKitrick nói trong một phản hồi qua email về lập luận của ông Allen “Ngay cả khi đúng là [phương pháp của ông Allen] không còn được sử dụng nữa và mọi người đã chuyển sang các phương pháp khác, [với] sự nổi bật trong lịch sử của nó, nó vẫn cần thiết như một vấn đề khoa học đối với việc ông Simon và ông Myles cần phải thừa nhận bài báo của họ có sai sót hoặc bác bỏ những lời chỉ trích cụ thể.”
Ông McKitrick nói: “Và thực tế là ngành khí hậu vẫn không đạt được bước tiến. IPCC vẫn thảo luận về phương pháp lấy dấu vân tay tối ưu trong AR6 và dựa trên nhiều tài liệu sử dụng phương pháp này.”
Trong khi ông Allen lập luận rằng bài báo năm 2003 của ông ấy đã thay thế cho bài báo năm 1999 của ông ấy, ông McKitrick đã trả lời rằng bài báo năm 2003, cùng với các phương pháp khác gần đây hơn mà ông Allen đã xác định, “có tất cả các vấn đề giống như” bài báo năm 1999.
Ông McKitrick cũng lập luận rằng phương pháp tại trang web globalwarmingindex.org có thể có các vấn đề tương tự như bài báo năm 1999 của ông Allen, phần lớn là do cả hai nghiên cứu đều trích dẫn một nghiên cứu năm 1997 của ông Klaus Hasselman, theo cách nói của ông McKitrick, “[phương pháp] tương tự [được đề xướng].”
Ông McKitrick cho biết: “Do đó, các ví dụ riêng của ông Myles [Allen] AT99 vẫn nằm chính giữa tài liệu quy kết này.”
Ông Allen cho rằng lời chỉ trích của ông McKitrick về việc sử dụng mô hình khí hậu là sai lầm, vì phương pháp năm 1999 của ông thực sự có thể “quá bảo thủ” trong việc quy kết biến đổi khí hậu là do ảnh hưởng của con người.
Theo ông Allen, các mô hình khí hậu tiêu chuẩn có thể mang lại kết quả trong đó lượng “biến số nhiễu động” thống kê, và do đó [vì] không chắc chắn, nên bị phóng đại quá mức.
Ông McKitrick cho biết, lời bác bỏ này “không giải quyết được vấn đề cốt lõi mà tôi chỉ ra,” liên quan đến việc kiểm tra các lỗi trong tính toán lấy dấu vân tay của họ.
Ông Allen và ông McKitrick cũng tranh luận về một thử nghiệm thống kê cụ thể trong bài báo năm 1999, ông Allen nói rằng ông McKitrick đã phóng đại quá mức tầm quan trọng của nó và ông McKitrick phản bác rằng đó là thử nghiệm duy nhất mà các nhà nghiên cứu đã sử dụng trong bối cảnh này.
Nhà nghiên cứu Aurélien Ribes, tác giả của các bài báo mà ông Allen cho rằng đã thay thế nghiên cứu năm 1999, từ chối bình luận chi tiết về bài báo này trong một email gửi tới The Epoch Times, mặc dù ông nói rằng ông đã xem phiên bản trước của nghiên cứu đó.
Ông Ribes, một nhà nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Trung tâm Nghiên cứu Khí tượng Quốc gia của Pháp, cho biết: “Tôi không mong đợi một tác động quá lớn về phương diện các kết quả quy kết.”
Ông nói rằng một số nghiên cứu của riêng ông không dựa vào dấu vân tay. Ông cũng tuyên bố rằng một số phát hiện quy kết nhất định, chẳng hạn như về nhiệt độ trung bình toàn cầu, là “rất mạnh mẽ.”
Nhưng một chuyên gia khác, ông Richard Tol, tin rằng phần lớn những lời chỉ trích của ông McKitrick là đúng đắn.
Ông Tol, giáo sư kinh tế tại Đại học Sussex và giáo sư kinh tế học về biến đổi khí hậu tại Đại học Vrije Amsterdam, cho biết trong một email gửi tới The Epoch Times.
Ông Tol giải thích rằng nỗ lực của ông Allen và ông Tett nhằm giải quyết một vấn đề thống kê phổ biến đã “làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn chứ không phải tốt hơn.”
“Trên hết, nhiều người đã sử dụng phương pháp do ông Allen và ông Tett đề xướng,” ông nói thêm.
Ông Tol nói tiếp: “Ý nghĩa của nó không rõ ràng. Nhiều bài báo sử dụng phương pháp lấy dấu vân tay để phát hiện tác động của biến đổi khí hậu đơn giản là sai.”
“Điều đó không có nghĩa là biến đổi khí hậu là không có thật hoặc ảnh hưởng của nó không thể được quy cho khí thải nhà kính. Có nghĩa là nhiều tài liệu đưa ra những tuyên bố như vậy sẽ phải làm lại.”
Ông Nathan Worcester là phóng viên môi trường tại The Epoch Times.
Tịnh Nhi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: