Phỏng vấn tuyến đầu ở Bắc Kinh: Hơn 100 khu dân cư bị cưỡng chế tháo dỡ
Gần đây, ngoại ô thành phố Bắc Kinh đang thường xuyên xuất hiện việc cưỡng chế tháo dỡ những khu dân cư dù đã được địa phương cấp phép xây dựng. Cảnh những máy móc công trình cỡ lớn hoạt động ầm ĩ, và cảnh sát xịt hơi cay, đang thay phiên nhau diễn ra tại đây.
Trong một cuộc trả lời phỏng vấn với The Epoch Times, ông Thịnh Hồng nguyên sở trưởng sở nghiên cứu kinh tế Thiên Tắc Bắc Kinh chia sẻ, sự việc này không phải xảy ra ở một hoặc hai nơi, mà đồng thời tại cả mười mấy khu dân cư đều bị tháo dỡ, “là hoạt động cưỡng chế quy mô lớn, một sự việc vô cùng đáng sợ”.
Ông Thịnh Hồng đã nghiên cứu lý thuyết về quyền tài sản và chế độ đất đai từ lâu, hơn mười năm qua, nhiều lần lên tiếng phản đối việc cưỡng chế phá dỡ, nhưng ông không bao giờ nghĩ rằng hành động tháo dỡ ngang ngược lần này của chính phủ lại xảy ra đối với khu dân cư nhà ông đang ở. Từ năm ngoái, rất nhiều nơi tại Trung Quốc phát động cái gọi là “Vận động chỉnh trị những biệt thự vi phạm xây dựng trái phép“. Ngày 13 tháng 10 năm 2019, chính quyền thị trấn Thôi khu Xương Bình đã ban hành thông báo về việc tháo dỡ thôn văn hóa mới Hương Đưng. Các hoạt động cưỡng chế phá dỡ sau đó đã làm người dân cảm thấy rất lo lắng.
Ông chia sẻ, “Hương Đường là khu vực rất rộng lớn, với 3800 hộ gia đình, lớn hơn nhiều so với khu của chúng tôi. Mọi người đều nghĩ rằng nó không thể bị cưỡng chế phá bỏ, nhưng cuối cùng đột nhiên họ đến”. Từ đó, dân chúng tại khu dân cư Thủy Trường Thành Lão Bắc Kinh Tứ Hợp Viện của quận Hoài Nhu nơi ông đang sinh sống, đã đồn nhau “Chính quyền địa phương muốn phá bỏ khu vực này”. Sự việc xảy ra sau đó đã chứng minh những lo lắng của họ không phải là vô căn cứ.
Sau vụ cưỡng chế phá dỡ thôn văn hóa Hương Đường, một số khu dân cư như Đồng Thoại Sơn Trang tại thị trấn Nam Khẩu, xã Vân Cư Bán Sơn, khu nhà gỗ Âu Bắc thị trấn Diên Thọ, thôn Quả Trang thị trấn Thập Tam Lăng… đã bị cưỡng chế phá dỡ vào cuối năm ngoái.
Trong một bài báo ông Thịnh Hồng viết vào tháng 3 năm nay đã chỉ rõ, chính quyền thành phố Bắc Kinh coi việc cưỡng chế phá dỡ những căn nhà được địa phương cấp phép xây dựng như thế này là một nhiệm vụ hành chính quan trọng. Kể từ năm ngoái, họ đã công bố danh sách 108 khu dân cư sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ tại ngoại ô thành phố Bắc Kinh và họ đã phá dỡ 27 khu dân cư. Cũng có tin tức tiết lộ rằng, thành phố Bắc Kinh có kế hoạch tháo dỡ 15.5% tổng diện tích đã được xây dựng của Bắc Kinh, hiện nay đã hoàn thành 15% rồi, còn cần phá dỡ mạnh mẽ hơn nữa mới có thể “hoàn thành nhiệm vụ“.
Cưỡng chế phá dỡ quy mô lớn tại Bắc Kinh, lấy hoàn thành nhiệm vụ làm mục tiêu
Trong hai tháng trở lại đây, 600 hộ gia đình tại các khu vực Công viên văn hóa điện ảnh và truyền hình Khoan Kiều tại quận Hoài Nhu, các kiến trúc kiểu cổ tại Nhã Viên, Thôn Tác Gia Ngõa Giao tại quận Xương Bình, đã lần lượt bị cưỡng chế tháo dỡ. Nhiều khu dân cư khác đều trải qua tình cảnh tượng tự nhau đó là “Chính phủ cử người đi tấn công với quy mô lớn, rồi chiếm lĩnh những khu này, cử người trú đóng tại đây, hạn chế quyền tự do của cư dân, uy hiếp chủ nhà ký thỏa thuận đồng ý phá dỡ, nếu họ không đồng ý, cũng bị ép buộc phải dọn đi“.
Hơn một tháng trước, khoảng 500 người lạ đã đi vào khu vực được xây dựng giống như Tứ Hợp Viện xưa của Bắc Kinh (một cụm 4 dãy nhà hợp thành chữ khẩu, hình vuông, có sân vườn ở giữa), “Mỗi nhà có ít nhất năm hoặc sáu người canh giữ bạn, không cho bạn ra vào khu dân cư một cách tùy tiện, xe của người dân thì bị họ khóa, gọi dịch vụ giao đồ ăn cũng không cho mang vào“. Mặc dù không dám công khai cắt điện cắt nước, nhưng thường xuyên làm ra những sự cố như cầu giao điện bị sập, máy bơm nước hỏng. Những việc này đều chưa từng xảy ra hàng chục năm nay.
“Họ muốn làm bạn bạn không thể sống một cuộc sống bình thường, tạo ra không khí sợ hãi, kinh hoàng, khủng bố“. Sáng sớm ngày 28 tháng 7 và ngày 4 tháng 8, máy móc cỡ lớn và những người thực thi cưỡng chế phá dỡ đã xông vào khu dân cư. “Sau khi tấn công vào, họ bắt đầu phá hủy tài sản, nhà cửa của người dân, các bức tường nhà và một số công trình công cộng bị dỡ bỏ, một vài nhà bị ép ký thỏa thuận, những nhà mà người ở đó đã chuyển đi có thể đã bị phá dỡ“.
Cán bộ cưỡng chế phá dỡ trái phép, người dân không chịu ký thỏa thuận và đòi kiện
Ông Thịnh Hồng cho biết, “Hiện nay có rất nhiều xe tháo dỡ đang chờ sẵn ở đó, chuẩn bị cưỡng chế phá bỏ quy mô lớn“. Ông đã rời khỏi khu dân cư nhưng không ký thỏa thuận. Ông chia sẻ: “Có rất nhiều người rơi vào tình trạng như tôi, nhưng họ không ký thỏa thuận cũng không dọn đi. Tuy nhiên cá nhân tôi thì chỉ có người đi chứ đồ thì không dọn, theo quan điểm của tôi thì trên phương diện luật pháp là không thừa nhận, nhà của tôi vẫn ở đó, nếu họ muốn tháo dỡ, thì chính là hành động trái phép“.
Ông cũng bày tỏ nghi ngờ: “Nếu chính phủ nói rằng đây là nhà xây bất hợp pháp thì nên dừng việc xây dựng và mua bán ngay từ lúc mới bắt đầu. Nhưng lúc đó tại sao họ không làm gì, còn khuyến khích việc mua bán, thậm chí thay mặt cho các chủ đầu tư xây dựng“. Ông nhấn mạnh, chủ sở hữu nhà thuộc về bên thứ ba vốn không có ác ý gì, nếu chính phủ muốn phạt những người mà họ cho là vi phạm pháp luật, thì trước hết nên bồi thường đầy đủ cho người dân.
Ông Hồng chia sẻ, “Nhưng đến nay một xu bồi thường cũng không có, hoàn toàn là ngang ngược không kể gì đến lý lẽ“. Hành động tháo dỡ của những quan chức này đều là phi pháp, giấy phép của tòa án mà họ đưa ra cũng đều là giả. Hiện nay, ngoài việc viết thư cho thủ tướng Lý Khắc Cường, thời gian tới ông sẽ tiếp tục viết bài để vạch trần, đồng thời kiên quyết dùng các biện pháp pháp lý để tố cáo. Ông nói, “các anh phá dỡ nhà của tôi là phi pháp, nhất định phải bồi thường cho tôi, nhất định tôi phải tiếp tục tố cáo”.
ĐCSTQ – Tổ chức khởi nghiệp từ thổ phỉ, đùa bỡn pháp luật cướp đoạt của nhân dân
Một người dân có tên hóa danh Vương Lâm ở thôn Ngõa Dao, quận Xương Bình đã di chuyển khỏi khu vực này chia sẻ với phóng viên The Epochtimes, “Xuất thân của Trung cộng vốn là những tên cướp, từ khi thành lập đến nay, chưa bao giờ có khái niệm pháp trị, tinh thần pháp trị“. Các quan chức cao cấp của ĐCSTQ thường nói, ‘đánh chiếm giang sơn, ngồi [hưởng] giang sơn’, đây là khái niệm của những tên thổ phỉ, giặc cỏ.
Người dân này bày tỏ, “Bảy mươi năm trước, chúng cướp của địa chủ, và giai cấp tư sản, giờ thì đi cướp của tầng lớp trung lưu. Đây là bản chất của chúng, bảy mươi năm qua vẫn không thay đổi“. “Người dân ở tầng lớp nghèo hèn thấp kém cần loại bỏ, ở tầng trung lưu cũng cần loại bỏ, thế chẳng phải tất cả các doanh nghiệp tư nhân trên cả nước gần như đều phải chết hết“.
Ông Vương Lâm chỉ trích, việc Trung cộng thực hiện cưỡng chế phá dỡ những ngôi nhà “mới chỉ được địa phương cấp phép xây dựng” gần đây ở ngoại ô Bắc Kinh kỳ thực là đang mang luật pháp ra làm trò chơi. “Dùng một đơn vị của đảng cộng sản để khởi kiện một đơn vị đảng cộng sản khác. Sau khi khởi tố và phán quyết xong, việc thực thi là nhắm vào tài sản của người dân. Những người chủ nhà là ngoài cuộc phải gánh chịu thiệt hại về kinh tế. Luật pháp đã bị họ mang ra đùa giỡn đến mức như thế“.
Nói một cách cụ thể, là dùng Cục đất đai và Tài nguyên Thành phố Bắc Kinh làm nguyên cáo, để khởi kiện ủy ban thị trấn hoặc thôn làng sở tại của những hộ dân này, và kết luận đó là công trình xây dựng bất hợp pháp, rồi ra lệnh cho ủy ban thôn có trách nhiệm phá dỡ. Cái gọi là “nhà xây dựng mới chỉ được địa phương cấp phép” ban đầu do ủy ban thôn khởi xướng, hợp tác cùng các chủ đầu tư để xây nhà trên nền đất tập thể. Ví dụ như tờ thông báo dán trên cửa nhà của họ, Tòa án quận Xương Bình đã phán quyết ủy ban thôn nơi ông đang ở phải thực hiện phá dỡ. Bản án được phán quyết năm 2011, giờ phải thực hiện.
Khó khăn trong và ngoài nước đan xen như hiện nay, ĐCSTQ nóng lòng muốn dùng bộ máy chính quyền kéo dài tính mạng
Ông Vương Lâm cho rằng, một năm trở lại đây việc các nhà chức trách cưỡng chế phá dỡ có liên quan đến môi trường tổng thể, “Điều này có liên quan đến tình hình quốc tế, và cái gọi là ‘tuần hoàn trong ngoài’ (là cách thức Trung cộng dùng để phá cái này mới có tiền xoay sở cái kia). Hiện nay tại Trung Quốc các hợp tác xã mua bán chẳng phải đều đã xuất hiện trở lại rồi sao, chính là muốn quay lại cách thức quản lý cách đây 30, 40 năm trước“. “Muốn học theo Bắc Triều Tiên, sau đó kéo dài tuổi thọ của đảng cộng sản, kéo dài thêm mấy chục năm nữa“.
Trong tình huống khó khăn cả trong và ngoài nước như hiện nay, ông Vương Lâm nhận định về các phương diện như kinh tế, quân sự và dân sinh thì Trung cộng sẽ càng thêm tả khuynh, cũng chính là dùng khái niệm trị quốc năm đó của Mao Trạch Đông, ‘chính sách nhất dân’ trong Ngũ sách của Thương Ưởng, khiến cho mọi người dân nghèo rớt mồng tơi, hay chính là về mặt tư tưởng làm ra cái gọi là “toàn dân một lòng“.
Ông Vương nhận định, dù ở miền nam có bao nhiêu cánh đồng bị ngập lụt, bao nhiêu ngôi nhà bị phá hủy, bao nhiêu người phải di dời, mất nhà cửa, thì đều không có liên quan tới giai cấp thống trị của đảng cộng sản. Có thể nói, Trung cộng tập hợp tất cả những thủ đoạn tà ác xấu xa trên thế giới để đối phó với người dân.
Tác giả: Cao Tĩnh