Phong trào giúp người dân Trung Quốc thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa cộng sản
Kể từ khi cuốn sách “9 bài bình luận về Đảng Cộng Sản” hay còn gọi là “Cửu Bình” được ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times xuất bản lần đầu hồi năm 2004, phong trào thoái đảng đã được khởi xướng. Điều này đã thúc đẩy việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu (gọi tắt là Trung tâm thoái đảng toàn cầu) nhằm hỗ trợ những ai muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Trung tâm này đã thiết lập một trang web để mọi người có thể thoái xuất khỏi ĐCSTQ bằng một tuyên bố công khai.
Gần 400 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), như một phần của phong trào cơ sở lớn nhất và lâu dài nhất của Trung Quốc, ông Sen Nieh, phó chủ tịch của tổ chức bất vụ lợi Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, cho biết.
Ông Nieh, hiện là giáo sư kỹ thuật cơ khí tại Đại học Công giáo Hoa Kỳ, nói với chương trình “American Thought Leaders” (Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ) của Epoch TV hôm 19/04 rằng phong trào này, được gọi là “thoái ĐCSTQ” hoặc “thoái đảng” (tui dang) trong tiếng Quan Thoại, nói về “lựa chọn của cá nhân rằng họ không muốn liên đới hoặc có dính dáng tới các tổ chức liên đới của ĐCSTQ nữa.”
Ở Trung Quốc, từ thời thơ ấu đến khi trưởng thành, người dân thường bị lôi kéo gia nhập ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của đảng này — Đoàn Thanh niên Cộng sản Trung Quốc và Đội Thiếu niên Tiền phong Trung Quốc — bằng cách tuyên thệ với các tổ chức này, thề một lòng trung thành với Đảng.
Ông Nieh giải thích rằng thoái đảng là một hành động “hòa bình và lý trí, nó thức tỉnh lương tâm của con người”, vốn xuất phát từ nhận thức rằng họ không muốn dính líu gì tới các hành động tà ác của ĐCSTQ.
Ông kể lại, khi cuốn “9 bài bình luận về Đảng Cộng Sản” hay còn gọi là “Cửu Bình” được ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times xuất bản lần đầu tiên hồi năm 2004, phong trào thoái đảng này được khởi xướng. Cuốn sách này khai phá lịch sử lừa mị và tàn sát gây ra dưới thời cai trị chuyên chế của ĐCSTQ.
Ông Nieh cho biết hàng triệu bản sao của cuốn sách này đã được đưa vào Trung Quốc Đại lục. Điều này đã giúp người dân có thêm kiến giải về những tội ác mà ĐCSTQ đã gây ra. Nhiều bản trong số đó vẫn đang được những học viên Pháp Luân Công phân phát, một môn tu luyện tinh thần bị chính quyền cộng sản Trung Quốc đàn áp tàn bạo kể từ năm 1999.
Sau khi đọc Cửu Bình, nhiều người dân Trung Quốc bắt đầu “gửi các tuyên bố đến The Epoch Times, [nói rằng] họ muốn thoái đảng, hết người này lại đến người khác,” ông Nieh nói.
Điều này đã thúc đẩy việc thành lập Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu nhằm hỗ trợ những ai muốn thoái xuất khỏi ĐCSTQ. Trung tâm đã thiết lập một trang web để mọi người có thể thoái xuất khỏi ĐCSTQ bằng một tuyên bố công khai.
Trong 17 năm qua, trung tâm đã ghi nhận 394 triệu lượt thoái đảng. Ông Nieh nói con số này lớn hơn dân số Hoa Kỳ.
Một số người thoái đảng bằng tên và địa điểm thật của họ. Nhưng nhiều người dùng bí danh để bảo vệ danh tính của họ, tránh bị đảng này trả đũa.
“Những người tham gia [phong trào] này không ai biết ai; họ cũng không muốn ai biết họ. Họ chỉ muốn tâm hồn mình thanh thản rằng họ đã cắt đứt mối liên hệ với Đảng Cộng Sản Trung Quốc,” ông Nieh nói.
“Đó là cách người dân Trung Quốc cố gắng thoát khỏi ách áp bức của chủ nghĩa cộng sản,” ông Nieh nói thêm.
Nói về ảnh hưởng của việc thoái đảng, ông Nieh cho biết, phong trào này chắc chắn sẽ làm suy yếu ĐCSTQ từ bên trong mặc dù đây không phải là mục đích.
Giáo sư Nieh tiếp tục giải thích rằng người Trung Quốc Đại lục thường bị tuyên truyền của chính quyền cộng sản Trung Quốc làm cho thấm nhuần [tư tưởng] và cơ chế kiểm duyệt trực tuyến tinh vi được gọi là “Great Firewall” (Vạn lý Tường lửa) nhồi sọ — phần mềm chặn truy cập internet vào các trang web và thông tin mà ĐCSTQ coi là nhạy cảm.
“Họ biết họ đã bị tẩy não, nhưng họ không biết [họ] đã bị tẩy não như thế nào. Vì vậy, một khi họ có cơ hội truy cập vào nguồn thông tin tự do ngoài kia, hoặc có cơ hội ra khỏi Trung Quốc, họ muốn tìm hiểu thêm về quốc gia của họ.”
Ông cho biết rằng, trong khi thế hệ trẻ thường có nhiều quyền truy cập vào thông tin bên ngoài hơn bằng cách sử dụng các VPN vượt Vạn lý Tường lửa, thì những người lớn tuổi lại không có khả năng đó.
Ông Nieh cho biết, vì lý do này, Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu đã giúp mọi người thoái xuất khỏi ĐCSTQ bằng cách gọi điện đến Trung Quốc: Một máy gọi đến các số điện thoại ngẫu nhiên từ Trung Quốc Đại lục, khi ai đó nhấc máy, máy sẽ phát một đoạn thông điệp ngắn gọn giải thích bản chất của đảng hay những tội ác mà đảng này đã gây ra. Sau đó, người nhận được tùy chọn để nghe một thông điệp khác, thoái đảng hoặc nói chuyện trực tiếp với người hỗ trợ của trung tâm.
Trung tâm Dịch vụ Thoái ĐCSTQ Toàn cầu, hiện đã được ghi danh là một tổ chức bất vụ lợi theo điều 501 (c)(3), có văn phòng tại Flushing, Đài Loan, và Hồng Kông. Theo ông Nieh, do trung tâm không có khả năng trả lương cho nhân viên nên hoàn toàn dựa vào sự giúp đỡ của các tình nguyện viên.
Ông cho biết, để trang trải mọi chi phí, chẳng hạn chi phí máy móc cho thiết bị gọi tự động, trung tâm đều dựa vào các khoản quyên góp, vốn có thể thu được trên trang web chính thức của trung tâm.
Jan Jekielek là biên tập viên cao cấp của The Epoch Times và là người dẫn chương trình “Các Nhà Lãnh Đạo Tư Tưởng Hoa Kỳ.” Sự nghiệp của ông Jan đã trải dài trên các lĩnh vực học thuật, truyền thông và nhân quyền quốc tế. Năm 2009, ông tham gia The Epoch Times toàn thời gian và đã đảm nhận nhiều vai trò khác nhau, bao gồm cả vị trí Tổng biên tập trang web. Ông là nhà sản xuất của bộ phim tài liệu Holocaust từng đoạt giải thưởng “Đi tìm Manny.”
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: