Phong tỏa kéo dài, tội phạm và các loại thuế cao khiến người dân rời khỏi New York
Khi lớp bụi của việc đóng cửa vì đại dịch lắng xuống và các hạn chế dần dần giảm bớt, những đường nét của sự đổ nát ở Thành phố New York đang hiện ra.
Các nhà hàng phá sản, hình thức văn hóa tê liệt và tội phạm liên quan đến súng gia tăng kể từ giữa những năm 1990. Tầng lớp thượng lưu và trung lưu đang rời đi ngày một nhiều. Người nghèo bị mắc kẹt. Một cuộc khủng hoảng vô gia cư đang rình rập. Những người ở lại bám vào hy vọng dễ sụp đổ — có lẽ vaccine sẽ sớm ra mắt, có lẽ thành phố và tiểu bang sẽ đưa ra sự lãnh đạo đúng đắn. Thay vào đó, các chính trị gia đang nói nhiều về các loại thuế.
Thời báo The Epoch Times đã nói chuyện với hơn một chục chuyên gia trong lĩnh vực bất động sản, thế chấp, tái định cư, hỗ trợ nhà ở và hỗ trợ nuôi dạy con cái để vạch ra tình hình trong thành phố và phác thảo dự đoán về những gì sắp xảy ra.
Không phải tất cả đều nói về sự diệt vong. Và đối với một số người, có một khía cạnh tích cực (silver lining) trong cuộc khủng hoảng. Ví dụ, các nhà đầu tư có hầu bao rủng rỉnh, có thể mua các bất động sản đắt tiền của thành phố với mức chiết khấu, đặt cược vào sự phục hồi, ngay cả khi còn nhiều năm nữa.
Mặt khác, phần lớn nỗi đau vẫn chưa nguôi ngoai. Không ai biết [một điều] “bình thường mới” sẽ trông như thế nào. Nhiều người nói rằng thành phố đã và đang thay đổi theo hướng tốt đẹp.
Đóng cửa thành phố New York
Thành phố đã có những vấn đề dai dẳng ngay cả trước khi đóng cửa. Chi phí sinh hoạt cắt cổ đã đẩy người dân ra [các khu vực] xa, nhưng dân số vẫn đang tăng lên.
Khi số ca nhiễm và tử vong do COVID-19 gia tăng vào tháng 3, các lệnh đóng cửa đã buộc “thành phố không bao giờ ngủ” chìm trong im lặng.
Giờ đây, quận Manhattan không còn là một thị trấn ma nữa. Mọi người đang đi bộ trở lại [trên] đường phố và nhiều cơ sở kinh doanh đã mở cửa trở lại. Tuy nhiên, sự nhộn nhịp đã được giảm xuống thành một sự lê bước.
Một số điểm đặc trưng [của] xã hội sợ hãi vẫn tồn tại. Trong một số thang máy văn phòng, chỉ hai người được phép vào cùng một lúc. Mọi người được yêu cầu đeo khẩu trang, đứng ở các góc đối diện, quay mặt vào tường và không nói chuyện với nhau – một bức tranh đáng buồn.
Các xe hàng rong ở góc phố đã tấp nập qua lại, nhưng giá cả tăng cao trong bối cảnh giao thông người đi bộ không nhiều. Mọi người giữ cho riêng mình nhiều hơn họ đã từng.
Và sau đó là “cuộc di dân (exodus)” .
‘Mọi người đang rời đi’
Một cuộc khảo sát vào đầu tháng 5 của trang PropertyNest, một trang web liệt kê bất động sản, chỉ ra rằng gần một triệu người đang cân nhắc chuyển ra khỏi thành phố. Hơn 400.000 người đã rời đi, ít nhất là tạm thời, dựa trên dữ liệu vị trí điện thoại di động được tờ The New York Times phân tích. Các công ty chuyển nhà bận rộn đến mức họ phải thuê xe tải U-haul hoặc thậm chí từ bỏ [khách hàng], tờ The New York Post đưa tin.
Hiện vẫn chưa rõ mức độ thực sự của cuộc di cư ra ngoài [thành phố], nhưng hiện tượng này là không thể phủ nhận và đang diễn ra.
Công ty United Van Lines, công ty di chuyển đường dài lớn nhất của Mỹ, đã nhận thấy mức độ quan tâm đến việc rời Thành phố New York tăng gần gấp đôi trong khoảng thời gian từ tháng 5 đến tháng 7, so với cùng kỳ năm 2019.
Công ty Get A Rate, một công ty cho vay thế chấp ở New Jersey, đã nhận được các đơn từ những người chuyển ra khỏi NYC nhiều hơn gấp ba lần trong ba tháng qua hoặc lâu hơn, từ năm này sang năm khác.
Công ty Suburban Jungle, giúp các gia đình thành thị tìm các địa điểm ngoại ô thích hợp để chuyển đến, đã chứng kiến mức tăng gần 5 lần trong việc sử dụng dịch vụ miễn phí so với cùng kỳ năm trước trong những tháng gần đây.
Người sáng lập công ty, cô Alison Bernstein, đã quan sát thấy ba loại khách hàng trước COVID-19. Một loại là một gia đình chắc chắn muốn rời khỏi thành phố, nhưng không biết chắc là khi nào. Một loại khác là một gia đình đang cân nhắc chuyển ra ngoài, nhưng vẫn chưa quyết định — loại “đợi-xem-không-chắc (wait-see-not-sure)”. Loại cuối cùng là một gia đình “đô thị trung thành (hardcore urbanite)” đi kiểm tra các vùng ngoại ô, nhưng họ chỉ củng cố [thêm] mối quan hệ của họ với thành phố.
“Bây giờ, những gì chúng ta đang thấy — và điều này thật điên rồ — mọi người đều đang [rời đi]”, cô nói với thời báo The Epoch Times. “Mọi người đang rời đi.”
Tình hình khác xảy ra với những người “không thích lập gia đình (anti-nesters)”, những sinh viên mới tốt nghiệp đại học và những người không phải lo lắng về việc nuôi dạy con cái, cô nói.
Tuy nhiên, đối với các gia đình có con nhỏ, cách cân bằng [giữa] chi phí – lợi ích [là] dịch chuyển khỏi thành phố.
“Mọi người kiểu: ‘Các con tôi bây giờ còn nhỏ. Tôi không có từ 2 đến 10 năm để đợi [xu hướng rời thành phố này] quay trở lại”, cô đã nói.
Thay vào đó, những mặt trái của thành phố [trở nên] nổi bật: bạo lực, bụi bẩn, tiếng ồn.
Đại dịch cũng khiến nhiều người kết luận rằng “thật không lành mạnh khi sống ở nơi mọi người đều đứng trên nhau”, cô đã nói.
Cuộc sống thành phố là gì?
Cô Bernstein đã nhận xét rằng nhiều người trong số những người ra đi vẫn mang trong mình tình cảm mãnh liệt đối với Quả táo lớn (the Big Apple). Họ chỉ cần đương đầu với những vấn đề trước mắt.
“Họ không tiêu cực, họ chỉ thực tế”, cô nói.
Sức hấp dẫn của thành phố chủ yếu dựa vào năm trụ cột: nhà hàng, nhà hát, bảo tàng, tuyến đường đi làm ngắn và sự an toàn. Tất cả những thứ đó giờ đã vỡ vụn.
Khi mùa hè kết thúc, dịch vụ ăn uống ngoài trời sẽ sớm mất đi sức hấp dẫn và thành phố vẫn chưa có kế hoạch mở cửa trở lại [hình thức] ăn uống trong nhà. Hơn nữa, nhiều nhà hàng nổi tiếng đã đóng cửa và không ai biết khi nào chúng sẽ mở cửa trở lại hoặc bị thay thế.
Khu Broadway sẽ được phép mở cửa vào mùa thu, nhưng chỉ ở mức 25% công suất như hiện tại. Điều đó không bao giờ gần cái [tiêu chuẩn] mà ngành công nghiệp này cần để tồn tại, chưa kể đến tác động xấu của việc vui chơi ở những địa điểm trống trải.
Các bảo tàng đã mở cửa trở lại với công suất giảm sút, nhưng không phải là điểm thu hút người dân thành phố nhiều như đối với khách du lịch, nơi chiếm 2/3 lượng khách du lịch vào năm 2018. Không rõ chúng có thể gây ảnh hưởng bao nhiêu khiến mọi người từ bỏ việc rời đi.
Làm việc từ xa
Việc đi lại vẫn là một mối quan tâm, nhưng các công việc văn phòng công ty được trả lương cao đã tạo nên sức hút lớn cho thành phố phần lớn đã trở nên xa vời. Các công ty vẫn đang đánh giá tác động lên năng suất — không có [việc] cháy hàng đối với không gian văn phòng ở quận Manhattan — nhưng, như cô Bernstein lưu ý, làm việc từ xa đã chứng tỏ bản thân nó đủ khả thi để tồn tại lâu dài.
Hơn nữa, “người có tài muốn quyền lựa chọn ít nhất là trong tương lai gần”. Ông John Boyd, người đứng đầu một công ty tư vấn địa điểm ở New Jersey làm việc với các công ty Fortune 500 cho biết.
Nhiều công ty đã khảo sát tỉ mỉ mô hình [làm việc] từ xa trước đại dịch COVID-19 và đại dịch buộc họ phải làm cho nó hoạt động thậm chí ngay cả khi họ không muốn thử, ông nói.
Ông Andrew Barrocas, giám đốc điều hành của MNS Real Estate NYC, đã nói với thời báo The Epoch Times, “đại dịch đã đẩy nhanh mọi thứ thêm 10 năm”.
Công ty bất động sản thương mại Graceada Partners có trụ sở tại California đã dự đoán trong một báo cáo gần đây rằng, các công ty sẽ áp dụng mô hình nửa nhà nửa công sở (hybrid), nơi ít nhất một số nhân viên làm việc từ xa.
Ông Ryan Swehla, đối tác sáng lập tại Graceada, dự kiến sẽ mất từ một đến ba năm để các công ty tìm ra sự kết hợp phù hợp.
Ông nói với thời báo The Epoch Times: “Thời kỳ của tất cả mọi người đến văn phòng trong năm ngày một tuần đã kết thúc”.
Có vẻ như các công ty trong lĩnh vực kinh doanh sáng tạo dựa trên bầu không khí nhóm, động não và hợp tác chặt chẽ sẽ vẫn thích môi trường văn phòng hơn, ông nói. Nhưng rất nhiều công việc hành chính và văn phòng lặp đi lặp lại, chẳng hạn như những công việc đã có xu hướng thuê ngoài, sẽ vẫn còn [hình thức] từ xa.
Liệu điều đó có chuyển thành tình trạng bán tháo không gian văn phòng hay không vẫn chưa rõ ràng. Ông Swehla hy vọng các doanh nghiệp sẽ tăng không gian cho mỗi nhân viên, điều này có thể bù đắp ít nhất việc giảm quy mô liên quan đến [hình thức] từ xa. Điều đó sẽ mất từ sáu đến chín tháng để thành hiện thực khi các hợp đồng thuê thương mại kết thúc.
‘Không gian giống như vàng’
Các sự lựa chọn [hình thức] từ xa, dù cuối cùng có thể trông như thế nào, đã và đang thay đổi sự cân bằng đi lại.
Trước đại dịch COVID-19, ngay cả những người di chuyển ra khỏi thành phố cũng đang tìm kiếm những ngôi nhà nhỏ hơn gần trung tâm thị trấn và có đường đi làm hợp lý.
Cô Bernstein nói: “Bây giờ điều đó đã hoàn toàn lật ngược lại. Mọi người đang tìm kiếm những ngôi nhà lớn hơn ở xa hơn và họ đang nói, ‘Hãy nhìn xem, ngay cả khi các ngày làm việc của tôi quay trở lại … nó sẽ không bao giờ là năm ngày’”.
Cô Kyle Klaus, nhà môi giới tại Prestige Properties ở New Jersey, cho biết các căn hộ ở thành phố Hoboken và Jersey đông dân cư bên kia sông Hudson từ quận Manhattan đã bán chạy như tôm tươi vào đầu năm 2020. Giờ đây, chúng vẫn tồn tại trên thị trường.
Ngược lại, những ngôi nhà ở các vùng ngoại ô như Montclair, New Jersey, cách quận Manhattan hơn một giờ đi tàu, hiện có thể dễ dàng bán với giá 100.000 USD so với giá chào bán, ông nói với thời báo The Epoch Times.
Ông nói: “Không gian ngoài trời được ví như vàng ngay bây giờ”.
Ngay cả những người ở vùng ngoại ô hiện đang chọn và di chuyển ra xa thành phố hơn, nơi họ có thể kéo dài đồng đô la thế chấp của mình hơn nữa.
“Có một sự thúc đẩy theo mọi hướng để có nhiều đất hơn, có giá trị hơn và về cơ bản là chỉ cần đi ra phía Tây từ quận Manhattan”, cô Klaus nói.
Một phần là do lãi suất cho vay thế chấp 30 năm thấp tới 2%.
Ông Michael Sema, người sáng lập và giám đốc điều hành của Get A Rate cho biết: “Vay tiền chưa bao giờ rẻ hơn.”
Ông nói với thời báo The Epoch Times, thị trường được thúc đẩy bởi những người mua lần đầu ở độ tuổi 30 đến 45 với thu nhập trung bình dưới 90.000 USD. Điều đó cho thấy không chỉ người giàu mới rời thành phố. Tầng lớp trung lưu cũng đang rời đi.
Các danh sách nhà mới ở ngoại ô New Jersey nhận được 20 ưu đãi trong vòng 24 giờ, ông nói.
Theo ông Ruth Shin, người sáng lập và giám đốc điều hành của PropertyNest, Upstate New York là một câu chuyện tương tự, với “các cuộc chiến tranh thầu” về các ngôi nhà đang nổ ra.
Nhiều người New York thậm chí còn đi xa hơn, di chuyển đến phía nam hoặc Bờ Tây.
Theo cô Eily Cummings, giám đốc Bộ phận Truyền thông Doanh nghiệp tại UniGroup, công ty sở hữu United Van Lines, gần 30% số lượng xe United Van Lines chuyển từ Thành phố New York đến Florida và California trong khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 8.
16% khác đến Texas và North Carolina, cô chia sẻ với thời báo the Epoch Times qua thư điện tử.
Ông Boyd đã cho biết toàn bộ các công ty đang chuyển địa điểm sau khi tính toán xem họ có thể tiết kiệm được bao nhiêu cho không gian văn phòng và các chi phí khác.
“Nếu bạn là một doanh nhân hoặc một người làm việc từ xa, giờ đây bạn có các lựa chọn để làm việc ở một tiểu bang có mức thuế thấp hơn, nơi không có loại không hài lòng xã hội này”, ông nói.
Bạo lực
Danh tiếng của Thành phố New York là một trong những thành phố lớn an toàn nhất của Mỹ, nơi mất nhiều thập kỷ để xây dựng, đã bị xóa sổ chỉ trong vài tháng giữa các cuộc biểu tình và bạo loạn cũng như một loạt các cải cách tiến bộ hầu như không được thực hiện bằng chính sách chủ động.
Từ tháng 6 đến ngày 23/8, hơn 800 người đã bị bắn, so với ít hơn 300 người so với cùng kỳ năm ngoái. Số vụ giết người tăng hơn 50% trong cùng kỳ, dữ liệu NYPD cho thấy.
Bạo lực chủ yếu tập trung ở các khu phố khét tiếng nhất trong lịch sử ở [khu] Bronx và phía bắc Brooklyn, nhưng nhận thức về sự nguy hiểm đang bao trùm thành phố. Một số đại lý bất động sản ở New York đã chỉ ra, quyết định của chính phủ về việc biến các khách sạn ở Upper West Side thành nơi trú ẩn cho người vô gia cư cũng không giúp ích được gì.
Ông Boyd đã lắng nghe các khách hàng của mình về những lo ngại về sự an toàn trên thực tế là yếu tố chính thúc đẩy mọi người rời khỏi thành phố. Những người khác đã xác định đại dịch COVID-19 là nguyên nhân chính.
Ai ở lại?
Một số nhà môi giới đã bày tỏ sự lạc quan về thị trường bất động sản của New York. Bãi đỗ xe [trị giá] hàng triệu đô la trong một bất động sản thành phố thường là một khoản đầu tư dài hạn và những người mua như vậy sẵn sàng đặt cược hơn vào sự phục hồi cuối cùng [sẽ xảy ra].
Họ “giống những cao bồi hơn — họ sẽ tung xúc xắc và họ tự tin”, cô Vickey Barron, nhà môi giới tại Compass, nói với thời báo The Epoch Times.
“Không ai trong số những người này nghĩ rằng nó sẽ tăng trở lại sau một năm hoặc thậm chí hai năm. Có thể mất năm năm. Nhưng họ không phải là chân chèo (flippers). Họ không mua để vào và lật”, cô nói.
Thật vậy, giờ đây là cơ hội vàng cho những người mua trên mức giá 3 triệu đô la, ông Michael Franco, cộng tác viên môi giới tại Compass lưu ý. Trong các công trình xây dựng mới, mức chiết khấu lên đến 40% đã được báo cáo, nhưng những khoản đó đang nhanh chóng biến mất.
Ở các khu vực khác của thị trường, giá đã không giảm nhiều so với ban đầu hoặc thậm chí còn tăng lên.
Ông Franco nói với thời báo The Epoch Times: “Hiếm khi xảy ra cháy hàng” đối với bất động sản cao cấp của Thành phố New York.
Ví dụ, các căn nhà phố ở Brooklyn, thường có sân sau nhỏ và cảm giác bán ngoại ô, đã trở nên phổ biến.
Cô Barron nói: “Không gian ngoài trời được mọi người quan tâm”.
Tuy nhiên, thị trường cho thuê nhà ở New York đã suy tàn bởi các đợt đóng cửa. Các vị trí bỏ trống ở quận Manhattan đã tăng gấp đôi kể từ năm ngoái và các chủ nhà đang cố gắng lấp đầy chúng, cho thuê miễn phí và thậm chí miễn phí vài tháng. Cô Klaus cho biết hiện tại quận Manhattan có giá trị cho thuê sẵn sàng là 14 tháng, so với thông thường từ 6 đến 7 tháng.
Khu Brooklyn có giá tốt hơn, chỉ giảm một chút so với giá thuê trên mỗi foot vuông, theo một báo cáo tháng 7 do Miller Samuel Real Estate tổng hợp cho Báo cáo Elliman.
Toàn bộ mức độ thiệt hại đối với thị trường cho thuê nhà hiện nay hầu như được che giấu vì thành phố đã đóng băng các vụ trục xuất. Nhưng họ sẽ phải cho đi điều gì đó. Tỷ lệ thất nghiệp của thành phố đã tăng lên gần 20% trong tháng Bảy với gần 1/5 số việc làm bị xóa sổ, từ năm này sang năm khác.
Nhiều người trong số những người thất nghiệp không có tiền để trả tiền thuê nhà, cũng như không có tiền để di chuyển và dọn ra.
Các chủ nhà nói chung hiểu rõ và các tòa án trục xuất đã nhận được hướng dẫn rằng người thuê nhà cần nhận [được] đề nghị giúp đỡ thanh toán trước khi bị đuổi ra khỏi nhà, theo cô Barron.
Tuy nhiên, nhiều chủ nhà ở thành phố không có tiền để bù đắp những khoản lỗ, đặc biệt là khi “hầu hết các bất động sản được tận dụng để làm chuôi dao”, ông James Ryan, người sáng lập tổ chức phi lợi nhuận Time for Homes cho biết.
Bị chèn ép giữa thanh toán tiền vay và thuế tài sản, nhiều chủ nhà sẽ phải đối mặt với tình trạng phá sản. Thay vào đó, nếu họ cố gắng đuổi những người thuê nhà, thành phố có thể phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trên quy mô lớn, ông nói, dự đoán nhiều người thuê nhà sẽ ở lại và chờ đợi các tòa án quá tải cuối cùng trục xuất họ.
“Chúng tôi có khá nhiều vụ trục xuất sắp xảy ra trừ khi thành phố và nhà nước làm gì đó với nó”, ông Shin nói.
Một số người thuê đã cố gắng né tránh tình trạng đó, tìm một nơi rẻ hơn để thuê. Nhưng điều đó sẽ chỉ đẩy giá [thuê nhà] ở cấp thấp của thị trường lên cao, đẩy giá cho người nghèo lên cao hơn.
Chính phủ có thể đơn giản là tránh toàn bộ “trò chơi của những chiếc ghế” (the whole game of chairs) và thanh toán các hóa đơn thuê nhà đã bỏ lỡ. Tuy nhiên, thành phố phải đối mặt với sự thiếu hụt ngân sách hơn 8 tỷ đô la, trong khi tiểu bang đang xem xét khoản lỗ ngân sách hơn 14 tỷ đô la.
Hồi phục
Mọi người đều đồng ý rằng thành phố có thể và sẽ hồi phục trở lại. Nhưng nó phụ thuộc nhiều vào một số yếu tố.
Cô Barron đã nói: “Tất cả chúng tôi đang chờ loại vaccine đó để chúng tôi có thể quay trở lại sớm hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng tự tin về mặt đó. Có rất nhiều người mong đợi một đợt đóng cửa [thành phố] khác.”
Hơn nữa, thành phố cần dập tắt [tình trạng] tội phạm.
Ông Boyd nói: “Không có sự an toàn, không có sự phát triển kinh tế”.
Các doanh nghiệp cần cảm thấy được chào đón và không bị gò bó. Thuế tài sản có thể cần được hoãn lại để tránh chủ nhà phá sản và khủng hoảng vô gia cư.
Ông nói: “Nó có thể quay trở lại nhưng sẽ mất nhiều hơn một bài bình luận của Jerry Seinfeld, và sẽ mất nhiều hơn… mánh lới quảng cáo tiếp thị để mang quận Manhattan trở lại.” “Sẽ cần khả năng lãnh đạo thực sự.”
Không có dấu hiệu nào về hành động [lãnh đạo thực sự] từ Thị trưởng Bill de Blasio. Gần đây nhất, ông đề xuất hạn chế hơn nữa đối với cảnh sát. Thống đốc Andrew Cuomo gần đây đã nhờ đến những người giàu có ở New York hứa rằng ông sẽ nấu bữa tối cho họ nếu họ trở lại thành phố. Tuy nhiên, ông không đưa ra chính sách nào có thể khiến họ tự tin để làm vậy.
Thay vào đó, quận Albany đang cân nhắc về một loạt các loại thuế mới, bao gồm cả thuế pied-a-terre sẽ đánh vào chính xác phần thị trường bất động sản vẫn còn hấp dẫn. Một số đại lý đã khuyên không nên làm như vậy.
Cuộc di cư của cư dân thành phố không chỉ giới hạn ở Thành phố New York. Nhiều người ở San Francisco, Los Angeles, Washington, Chicago và Seattle cũng đang tìm kiếm lối ra, theo dữ liệu tìm kiếm nhà từ trang Redfin.
Các điểm đến phổ biến nhất là Las Vegas, Nevada; Atlanta, Georgia; Phoenix, Arizona; Sacramento, California; và Austin và Dallas, Texas.
Về mặt nào đó, thị trường hiện đang hoạt động ngược lại với những gì mong đợi, ông Swehla lưu ý.
Ông nói, các thành phố lớn thường phục hồi đầu tiên trong một cuộc khủng hoảng, nhưng giờ đây, “điều đó hoàn toàn ngược lại” với các thành phố thứ cấp dẫn đầu.
“Không ai có thể đoán trước được điều đó sẽ diễn ra như thế nào.”