Phong tỏa do COVID ở Trung Quốc ngắt nguồn cung cấp
Phong tỏa do COVID ở Trung Quốc cho thấy sự cần thiết trợ cấp cho ngành công nghiệp trong nước
Các đợt phong tỏa do COVID ở Trung Quốc đang khiến hoạt động sản xuất của nước này bị đình trệ và gây báo động cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp toàn cầu, những người phụ thuộc vào quốc gia này trong lĩnh vực sản xuất và linh kiện.
Hôm 29/04, giám đốc điều hành của Mercedes Benz, ông Ola Kallenius, nói với Bloomberg rằng “các đợt phong tỏa mới ở Trung Quốc, tại Thượng Hải và cả ở những nơi khác ở Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và chuỗi cung ứng ở Trung Quốc cũng như trên toàn cầu.”
Trong một bài báo của South China Morning Post cùng ngày, một giám đốc điều hành cao cấp của một nhà cung cấp quốc tế sản xuất ở Trung Quốc, Ấn Độ, và Việt Nam đã cảnh báo rằng, các vụ phong tỏa ở Bắc Kinh đang khiến Trung Quốc trở nên kém cạnh tranh hơn đối với các công ty có quyền lựa chọn và đang liên tục đối sánh với các địa điểm kinh doanh về các chỉ số về sự ổn định, chi phí lao động, và hậu cần.
Bà nói: “Điều then chốt là các chính sách hà khắc hiện tại trong Covid ở Trung Quốc không thể được bình thường hóa. Chính sách phòng chống dịch bệnh nghiêm ngặt hiện tại sẽ khiến [Bắc Kinh] mất điểm trong tương lai.”
Theo một phân tích của Nikkei Asia được báo cáo vào ngày 28/04, khoảng một nửa trong số 200 nhà cung cấp hàng đầu cho sản xuất của Apple ở ngoại ô Thượng Hải, nơi các đợt phong tỏa do coronavirus được coi là nghiêm ngặt nhất trên thế giới, bao gồm hạn chế giao thông và phong tỏa hàng loạt khi phát hiện một trường hợp duy nhất. Loại này là biến thể Omicron rất dễ lây lan, mặc dù tỷ lệ tử vong tương đối thấp, và khó kiểm soát.
Theo Financial Times, các nhà cung cấp của Apple bị ảnh hưởng bao gồm từ các nhà lắp ráp iPhone và iPad “đến các nhà sản xuất linh kiện như màn hình, bảng mạch in, các bộ phận nhiệt, pin và linh kiện âm thanh.”
Theo nhiều báo cáo, các vấn đề trong việc tìm nguồn cung ứng ở Trung Quốc trong tháng này và kéo dài sẽ tiếp tục ảnh hưởng đến chuỗi cung ứng toàn cầu trong suốt mùa hè. Thực tế này sẽ làm giảm nguồn cung thành phẩm và làm tăng lạm phát giá cả.
Theo một số người, biện pháp khắc phục sẽ là các chính phủ Hoa Kỳ và Âu Châu đưa ra lãi suất cao hơn để rút tiền ra khỏi nền kinh tế tư nhân. Hành đông này sẽ làm giảm nhu cầu hàng hóa, kéo giá cả xuống nhưng làm tăng nguy cơ kinh doanh thua lỗ, thất nghiệp, và suy thoái.
Tăng lãi suất nhằm mục tiêu giảm lạm phát có ý nghĩa hơn khi lạm phát là do chính phủ bội chi và in tiền quá mức. Nhưng tăng lãi suất có ý nghĩa ít hơn khi lạm phát là do các vấn đề về nguồn cung cấp. Trong trường hợp thứ hai, biện pháp khắc phục cần có sự hỗ trợ ngành công nghiệp trong nước, bao gồm, và quan trọng nhất, là những nơi có những nút thắt trong chuỗi cung ứng.
Giả sử rằng tiền được rút ra khỏi nền kinh tế thông qua lãi suất cao hơn của các khoản nợ (trái phiếu) chính phủ trong bối cảnh chuỗi cung ứng bị phá vỡ. Trong trường hợp đó, chính phủ nên đưa tiền trở lại nền kinh tế thông qua các khoản trợ cấp có mục tiêu cho ngành sản xuất trong nước để cung cấp các yếu tố đầu vào còn thiếu.
Ngoài việc phong tỏa do COVID ở Trung Quốc, ông Kallenius đã đề cập đến hai tác động khác đến hoạt động của Mercedes. Thứ nhất, việc thiếu các vi mạch bán dẫn được sử dụng trong mọi thứ, từ lò nướng bánh mì đến xe hơi; thứ hai, cuộc chiến Ukraine, có nguy cơ gây sốc nguồn cung nếu Nga ngừng cung khí đốt.
Ông Kallenius cho biết, “chúng tôi hợp tác rất chặt chẽ với chính phủ Đức” về độc lập năng lượng là “ưu tiên hàng đầu.”
Các chính phủ Âu Châu và Bắc Mỹ cũng có thể hợp tác chặt chẽ với các doanh nghiệp để sửa chữa sai lầm của việc thuê bên ngoài quá nhiều và tìm nguồn cung ứng ở nước ngoài. Họ nên trợ cấp một cách chiến lược cho các chuỗi cung ứng để nội địa hóa sản xuất vi mạch bán dẫn và tách khỏi các nhánh cung ứng từ Trung Quốc, bên cạnh việc tìm nguồn cung ứng năng lượng từ các quốc gia hữu nghị hơn là từ các đối thủ.
Một số đã kêu gọi “việc thuê lại”, trong khi những người khác cho biết thêm cần thiết phải thiết lập các nhánh cung ứng thuê sản xuất ở nơi các quốc gia đồng minh. Ví dụ, Âu Châu không thể tự cung cấp hydrocacbon. Câu trả lời, là sử dụng một thuật ngữ do Bộ trưởng Tài chính Hoa Kỳ Janet Yellen đã đúc kết, là “kết bạn.”
Việc Bộ Ngân khố phát minh ra ngoài chuyện tiền tệ, trong thời kỳ lạm phát, là một dấu hiệu tốt cho hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, các doanh nghiệp hầu như sẽ luôn bỏ qua những yếu tố ngoại tác tiêu cực trong việc tìm nguồn cung ứng của họ để tối đa hóa lợi nhuận. Cải thiện nguồn cung ứng của họ từ góc độ lợi ích công cộng đòi hỏi phải thay đổi các khung khổ thông qua việc trao phần thưởng là trợ cấp cho các công ty cung cấp những ngoại tác tích cực và áp đặt thuế quan lên những công ty gây ra ngoại tác tiêu cực. Một ví dụ về ngoại tác tiêu cực là sự trao quyền cho các nhà độc tài do tìm nguồn cung ứng từ Nga và Trung Quốc.
Trợ cấp và thuế quan, được gọi chung là “chính sách công nghiệp”, từng là những từ ngữ bẩn thỉu giữa các nhà kinh tế. Sau các vụ phong tỏa ở Trung Quốc, tình trạng thiếu chất bán dẫn, và cuộc khủng hoảng năng lượng từ cuộc chiến của ông Vladimir Putin, chính sách công nghiệp cần được làm sạch và chuẩn bị sẵn sàng để bùng nổ.
Quan điểm trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Anders Corr có bằng cử nhân/thạc sĩ khoa học chính trị tại Đại học Yale (2001) và tiến sĩ về chính phủ tại Đại học Harvard (2008). Ông là người đứng đầu Corr Analytics Inc., nhà xuất bản của Tạp chí Rủi ro Chính trị, và đã thực hiện các nghiên cứu sâu rộng ở Bắc Mỹ, Âu Châu và Á Châu. Các cuốn sách mới nhất của ông là “The Concentration of Power: Institutionalization, Hierarchy, and Hegemony” (“Tập Trung Quyền Lực: Thể Chế Hóa, Hệ Thống Phân Cấp, và Quyền Bá Chủ”) xuất bản năm 2021 và “Great Powers, Grand Strategies: the New Game in the South China Sea” (“Các Cường Quốc Lớn, Các Chiến Lược Lớn: Trò Chơi Mới ở Biển Đông”) xuất bản năm 2018.
Hoa Mai biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: