Phó Chủ tịch Fed dự báo lãi suất sẽ được nâng lên sớm nhất là vào năm 2023
Một quan chức chủ chốt của Cục Dự trữ Liên bang cho biết hôm 04/08 rằng các điều kiện kinh tế để tăng lãi suất có thể được đáp ứng vào cuối năm 2022, mở đường cho việc nâng lãi suất chuẩn của Fed từ mức gần 0 hiện tại.
Phó Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Richard Clarida, người đứng đầu thứ hai của Fed, cho biết trong một cuộc thảo luận trên webcast do Viện Kinh tế Quốc tế Peterson tổ chức rằng ngân hàng trung ương này ước tính rằng nền kinh tế Hoa Kỳ sẽ tăng trưởng nhanh hơn mức tăng trưởng theo xu hướng dài hạn dự kiến đến năm 2023, với sự tăng trưởng mạnh mẽ của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) khiến tỷ lệ thất nghiệp giảm xuống còn 3.8% vào cuối năm 2022.
“Kỳ vọng của tôi ngày hôm nay là thị trường lao động vào cuối năm 2022 sẽ đạt được mức đánh giá của tôi về việc làm tối đa,” ông Clarida nói và cho biết thêm rằng nếu kỳ vọng lạm phát vẫn được duy trì “ổn định” ở mục tiêu dài hạn hơn 2% của Fed, “trong những điều kiện này, bắt đầu việc bình thường hóa chính sách (tiền tệ) vào năm 2023 sẽ hoàn toàn phù hợp với khuôn khổ lạm phát mục tiêu trung bình linh hoạt mới của chúng tôi.”
Ông Clarida đã giúp xây dựng khuôn khổ đó, mà Fed đã chính thức thông qua vào tháng 8 năm ngoái (2020), theo đó ngân hàng trung ương đã cam kết giữ lãi suất ở mức gần 0 hiện tại của họ cho đến khi nền kinh tế đạt mức toàn dụng và lạm phát đạt mục tiêu 2% của Fed và đang đi đúng hướng để vượt quá tốc độ đó một cách vừa phải trong một thời gian.
Trong phần nhận định của mình với Viện Kinh tế Quốc tế Peterson,ông Clarida cho biết ông hy vọng thước đo lạm phát ưa thích của Fed, cái gọi là chỉ số giá tiêu dùng cá nhân cốt lõi (PCE), sẽ tăng lên ít nhất 3% trong năm nay trước khi giảm trở lại 2.1% trong hai năm tới.
Bộ Thương mại cho biết hôm 30/07 rằng chỉ số giá cốt lõi PCE, không bao gồm các loại thực phẩm và năng lượng dễ biến động giá, đã tăng 3.5% trong 12 tháng tính đến tháng Sáu. Lần cuối cùng thước đo lạm phát PCE cốt lõi theo năm cho thấy một đột biến tương tự là vào tháng 07/1991.
Một số nhà kinh tế bày tỏ những lo ngại cho rằng nếu giá cả tăng quá nhanh và ở mức cao trong thời gian quá dài, kỳ vọng tăng giá tiếp theo có thể bắt rễ, thúc đẩy yêu cầu về tiền lương và có khả năng gây ra loại vòng xoáy giá cả tiền lương đã gây ra cho nền kinh tế trong những năm 1970.
Các quan chức Fed, cũng như các thành viên chủ chốt của chính phủ Tổng thống Biden, đã khẳng định lạm phát chỉ là tạm thời và áp lực giá tăng sẽ giảm bớt khi sự bất ổn của chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch giảm dần.
Ông Clarida nhận xét: “Mặc dù trong một số lĩnh vực của nền kinh tế, sự mất cân đối giữa cung và cầu—bao gồm cả cung lao động—là đáng kể, nhưng tôi vẫn tiếp tục đánh giá rằng những mất cân bằng này có thể sẽ biến mất theo thời gian khi thị trường lao động và chuỗi cung ứng toàn cầu cuối cùng sẽ điều chỉnh lại và, quan trọng là, theo cách mà không gây áp lực tăng liên tục lên lạm phát giá cả, tăng lương được điều chỉnh theo năng suất và mục tiêu lạm phát dài hạn 2%.”
Đồng thời, ông Clarida thừa nhận rằng có những rủi ro đối với triển vọng kinh tế của Fed, bao gồm cả lạm phát có thể sẽ tăng cao hơn và lâu hơn dự đoán.
Ông cho biết, “Tôi tin rằng rủi ro đối với dự báo của mình về lạm phát là theo hướng cao hơn.”
Do Tom Ozimek thực hiện
Với sự đóng góp của Reuters
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: