Phim tài liệu chứng minh nạn mua bán phiếu bầu bất hợp pháp tràn lan trong cuộc bầu cử năm 2020
Nhà làm phim Dinesh D’Souza tin rằng bằng chứng được trình bày trong bộ phim tài liệu mới của ông, “2000 Kẻ buôn lậu” (“2000 Mules”), sẽ chứng minh nạn mua bán phiếu bầu bất hợp pháp quy mô lớn đã xảy ra trong cuộc bầu cử năm 2020.
Ông D’Souza nói với The Epoch Times: “Phim 2000 Kẻ buôn lậu sẽ giải quyết vấn đề này đến mức không còn nghi ngờ gì nữa bằng cách sử dụng hai phương thức điều tra độc lập, mạnh mẽ. Bằng chứng thuyết phục, quả quyết đến mức không còn gì để tranh cãi.”
Bộ phim sẽ khởi chiếu tại 300 rạp vào ngày 02/05 và 04/05.
Ông D’Souza, một người đóng góp bài viết cho The Epoch Times, cho biết một nhóm điều tra đã sử dụng theo dõi điện thoại di động và cảnh quay video để chứng minh rằng những người trung gian trái phép được gọi là “con la” đã thu hoạch hàng ngàn phiếu bầu khiếm diện từ các cử tri và bỏ chúng vào các thùng phiếu để lấy tiền ở toàn bộ 50 tiểu bang. Việc làm đó là bất hợp pháp.
Điện thoại di động thường phát ra một tín hiệu duy nhất và có thể nhận dạng được hay còn gọi là tín hiệu “ping”. Các nhà điều tra cho biết có hàng ngàn tỷ tín hiệu ping đã được phân tích để tái tạo lại lộ trình của hàng ngàn con la khi họ thực hiện công việc của mình trong những tuần trước cuộc bầu cử tổng thống năm 2020.
“Ai có thể nghĩ rằng các nhà điều tra có thể quay ngược lại thời gian và phát hiện ra những điều như thế này?” ông D’Souza cho biết.
Các nhà điều tra cũng đã sàng lọc hàng triệu phút video giám sát và có thể thu được cảnh quay nhiều con la đang nhét [phiếu bầu] vào các thùng phiếu khiếm diện, ông D’Souza cho biết. Các video này cho thấy những con la chụp ảnh tự sướng của chính họ như là bằng chứng về các dịch vụ được cung cấp cho người thuê họ để được trả tiền, ông nói.
“Không phải tất cả các thùng phiếu đều được giám sát bằng video, nhưng đủ để cung cấp bằng chứng không thể chối cãi, vì phần lớn đều thu được từ các tổ chức chính phủ,” ông cho biết. “Bộ phim ‘2000 Kẻ buôn lậu’ chứa rất nhiều cảnh quay chưa từng thấy trước đây mô tả những con la đeo găng tay di chuyển từ quận này sang quận khác mang theo những lá phiếu khiếm diện để bỏ vào các thùng phiếu, thường là trong đêm khuya.”
Phần lớn bộ phim tập trung vào tiểu bang Georgia, nơi mà, theo True the Vote — tổ chức thực hiện các cuộc điều tra — có đến 242 con la ở tàu điện ngầm Atlanta đã thực hiện 5,668 lần dừng chân tại các thùng phiếu trong cuộc bầu cử vào cuối năm 2020.
Theo nhóm này, các hoạt động bất hợp pháp tương tự cũng được phát hiện ở Arizona, Wisconsin, Pennsylvania, Texas, và Michigan. True the Vote ước tính rằng có ít nhất 4.8 triệu phiếu bầu đã được mua bán trên toàn quốc. Các nghiên cứu này đã được tài trợ bởi tổ chức nhân quyền First Freedoms.
Gian lận bầu cử đã được thực hiện bởi cả hai đảng trong suốt lịch sử Hoa Kỳ, và do đó “không thể bị coi là bất thường,” ông D’Souza nói. “Đảng Dân Chủ có một tiền sử đặc biệt về tội gian lận bầu cử chuyên biệt ở các khu vực thành thị.”
“Đại dịch COVID-19 đã tạo ra một cơ hội để thực hiện hành vi gian lận trên một quy mô không thể tưởng tượng được từ trước tới nay. Các thùng phiếu và việc gửi đi hàng loạt các lá phiếu khiếm diện đã mang lại cơ hội lớn hơn nhiều.”
Ông D’Souza cho biết ông lo lắng về việc Đảng Dân Chủ sẽ thúc đẩy tập trung hóa cách thức tiến hành các cuộc bầu cử ở cả cấp tiểu bang và cấp liên bang.
“Một Đảng Cộng Hòa đối lập đoàn kết là điều duy nhất có thể ngăn cản ông Biden, bà Pelosi, và Đảng Dân Chủ thực hiện kế hoạch của họ,” ông nói. “Trên khắp nước Mỹ, Đảng Dân Chủ đang cố gắng loại bỏ các biện pháp an ninh bầu cử do các tiểu bang áp dụng. Họ muốn hợp pháp hóa việc gian lận.”
Việc rót tiền tư nhân để giúp chi trả cho các cuộc bầu cử là điều mà ông D’Souza thấy “rất đáng lo ngại.”
“Số tiền này phần lớn đều đến từ các tổ chức bất vụ lợi do các tỷ phú như ông Zuckerberg tài trợ. Họ tỏ vẻ trung lập về mặt chính trị, nhưng họ không phải như vậy.”
“Các địa phương đã bị các tổ chức bất vụ lợi này gây áp lực để có những thứ như các thùng phiếu như một điều kiện để nhận được hàng triệu USD tiền tài trợ.”
Ông D’Souza cho biết hồi tháng 11/2020, các tổ chức bất vụ lợi đã trả tiền cho các chương trình và quảng cáo nhằm tích cực khuyến khích “một số người nhất định ra ngoài và bỏ phiếu.”
Theo Trung tâm Công nghệ và Đời sống Công dân (CTCL) do ông Zuckerberg tài trợ, số tiền này được trao để giúp các thành phố tự quản đối phó với những thách thức về sức khỏe cộng đồng do đại dịch gây ra.
“Qua bộ phim ‘2000 Kẻ buôn lậu’, chúng ta đang đối mặt với điều tối kỵ trong nền chính trị Hoa Kỳ ngày nay — khi nói rằng cuộc bầu cử năm 2020 đã bị đánh cắp bởi hành vi gian lận có tổ chức, có hệ thống của Đảng Dân Chủ và phe cánh tả,” ông D’Souza nói với The Epoch Times.
Khi lưu ý đến sức mạnh của văn hoá xoá sổ, ông D’Souza cho biết đã rất cẩn thận để phát hành bộ phim này trên những gì mà ông gọi là “những nền tảng không thể xóa sổ.”
“Thật khó tin là chúng ta đã đến nông nỗi này ở Mỹ, nhưng than ôi, chúng ta đã đến,” ông nói.
“Khi tôi còn là một nhà văn hoặc một nhân vật trong một tổ chức tư vấn, thì tôi không bận tâm nhiều. Chỉ khi tôi bắt đầu tiếp cận được với nhiều khán giả hơn, tôi mới trở thành một mục tiêu chính trị.”
Khi được hỏi tại sao ông lại sẵn sàng chấp nhận việc có thể bị [trở thành nạn nhân của văn hóa] xóa sổ, ông D’Souza nói, “Tôi đang bảo vệ cho hệ thống này, điều đã giúp một người nhập cư từ Ấn Độ, một cậu bé ở dưới đáy xã hội như tôi có thể đi lên — một hệ thống giúp cho loại hình dịch chuyển kinh tế và xã hội đi lên này trở nên khả thi.”
Ông D’Souza đã sản xuất rất nhiều phim tài liệu, ba trong số đó đang được xếp vào top 10 phim tài liệu chính trị có doanh thu cao nhất mọi thời đại.
Ông Steven Kovac là một phóng viên chuyên đưa tin về tiểu bang Michigan của The Epoch Times. Ông từng là một doanh nhân nhỏ, một quan chức dân cử địa phương và là nhà hoạt động chính trị theo khuynh hướng bảo tồn truyền thống. Ông là một thừa tác viên Phúc âm đã được sắc phong. Ông Steven và người vợ chung sống 32 năm có hai cô con gái lớn. Quý vị có thể liên lạc với ông tại [email protected]
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: