Phản ứng của những người hoài nghi trước tuyên bố ngừng xây dựng nhà máy điện than của lãnh đạo Tập Cận Bình
Tuyên bố hôm 21/09 của lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình trước Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc rằng Trung Quốc “sẽ không xây dựng các dự án nhiệt điện than mới ở hải ngoại” đã làm dấy lên một loạt các phản ứng [của dư luận], bao gồm các bình luận về sự phụ thuộc lớn và ngày càng gia tăng ở trong nước vào điện than của Trung Quốc.
“Đó không phải là vấn đề chính – vấn đề chính là các nhà máy điện than ở Trung Quốc,” ông Gordon G. Chang, tác giả của cuốn “Trung Quốc sẽ sụp đổ” (“The Coming Collapse of China”), nói với The Epoch Times.
Theo tổ chức nghiên cứu về biến đổi khí hậu E3G, Trung Quốc là nguồn phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới, đang tài trợ tương đương hơn 40 gigawatt điện than trong quá trình tiền xây dựng ở các quốc gia trên thế giới. Nhận xét của ông Tập cho thấy những dự án đó có thể bị cản trở.
Tuy nhiên, tại quê nhà, Trung Quốc được cho là có 247 gigawatt điện than ở một số giai đoạn phát triển, lớn hơn tất cả công suất điện than ở Hoa Kỳ và lớn hơn gần 6 lần so với công suất của Đức.
Ông Chang nói: “Trong kế hoạch này, sự tài trợ của Trung Quốc cho các dự án điện than ở ngoại quốc là rất ít. Cũng có tiến triển, nhưng tiến triển rất chậm.”
Trong khi ông Tập cũng tuyên bố rằng Trung Quốc “sẽ cố gắng” đạt được mức đỉnh điểm trong giảm phát thải carbon trước năm 2030 và trung lập carbon trước năm 2060, ông đã không đề cập đến hơn 1,000 xưởng than trong nước của Trung Quốc trong lời nhận xét của mình.
Ấn phẩm khoa học trực tuyến Our World in Data cho biết thế giới đã thải ra 36.44 tỷ tấn khí thải carbon dioxide từ nhiên liệu vào năm 2019.
Trong tổng số đó, 7.24 tỷ tấn, hay khoảng 20%, đến từ việc sử dụng than của Trung Quốc — một tỷ lệ có thể dự kiến sẽ tăng lên khi Trung Quốc đưa nhiều nhà máy điện than hơn đi vào hoạt động.
Trung Quốc cũng làm suy thoái môi trường tự nhiên theo nhiều cách khác nhau.
Ví dụ, một nghiên cứu của Nature năm 2019 tiết lộ rằng Trung Quốc đã vi phạm Nghị định thư Montreal vì thải ra chất chlorofluorocarbon (CFCs) phá hủy tầng ozone.
Đặc phái viên Khí hậu Hoa Kỳ John Kerry, người đã tham gia các cuộc đàm phán về khí hậu với Trung Quốc trong những tuần trước, đã ca ngợi ông Tập trên chương trình “Morning Joe” của MSNBC.
Ông Kerry nói: “Chúng ta đang nói về sự ảnh hưởng của việc tài trợ điện than ở các quốc gia khác, hiện nay điều này không hợp lý chút nào.”
“Cảm ơn ông, Chủ tịch Tập, vì đó là một đóng góp quan trọng trong việc làm cho cuộc họp [về khí hậu của Liên Hiệp Quốc] tại Glasgow thành công tốt đẹp.”
Nhóm môi trường 350.org cũng đưa ra lời khen ngợi.
Nhóm này viết trên Twitter, “Đây là điều rất VĨ ĐẠI. Nhóm 350.org hoan nghênh tuyên bố của Trung Quốc về việc ngừng tài trợ điện than ở hải ngoại. Đây có thể là một tác nhân làm thay đổi cuộc chơi thực sự, tùy thuộc vào thời điểm tuyên bố này có hiệu lực và trong đó bao gồm những nhà máy nào.”
Tuy nhiên, ông Chang và những người khác bày tỏ sự hoài nghi về giá trị và ý nghĩa cuối cùng trong tuyên bố của ông Tập.
Ông Chang nói: “Còn lâu mới đạt tới mục tiêu mà ông John Kerry nói rằng chúng ta cần phải đạt được.”
Chuyên gia năng lượng Alex Epstein đã chia sẻ những suy nghĩ của mình về tuyên bố của ông Tập trong một chủ đề Twitter về bài diễn văn nói trên.
Ông viết, “Trong vài năm gần đây, các quốc gia và tổ chức tài chính phương Tây đã rút lại tiền tài trợ cho các nhà máy điện than ở hải ngoại. Bây giờ Trung Quốc cũng đang làm như vậy. Điều đó có nghĩa là gì? Điều đó có nghĩa là rất nhiều người nghèo sẽ không thể tự họ thoát nghèo như Trung Quốc đã làm.”
Cũng viết trên Twitter, nhà khoa học chính trị tại Đại học Columbia kiêm người sáng lập Tập đoàn Eurasia, ông Ian Bremmer, nhận xét rằng “năm ngoái, Trung Quốc đã xây dựng công suất điện than mới (ở Trung Quốc) nhiều hơn gấp 3 lần so với tất cả các nước khác trên thế giới gộp lại.”
Ông Bremmer không phúc đáp yêu cầu bình luận vào thời điểm bài báo này được phát hành.
Thượng nghị sĩ Joe Manchin (Dân Chủ-West Virginia) và Thượng nghị sĩ Shelly Moore Capito (Cộng Hòa–West Virginia), đại diện cho một trong những tiểu bang sản xuất than hàng đầu ở Hoa Kỳ, đã không phúc đáp yêu cầu bình luận vào thời điểm bài báo này được phát hành.
Các nhà bình luận khác nhấn mạnh cam kết đã nêu dưới góc độ tích cực đồng thời ám chỉ đến các khoản đầu tư nội địa rộng rãi của Trung Quốc vào ngành than.
“Chủ tịch Tập tuyên bố Trung Quốc sẽ không còn xây dựng các dự án điện than mới ở hải ngoại nữa — một đòn giáng mạnh vào kênh vận chuyển than toàn cầu. Trung Quốc có thể nâng cao tham vọng của mình bằng cách ngừng các dự án điện than mới ở trong nước và dần dần ngừng sử dụng than đá hiện có,” Sierra Club viết trên Twitter.
Ông Chang không thấy có lý do gì để tán dương tuyên bố của ông Tập.
“Tán dương sự hứa hẹn [của ông Tập] quả là điều không chính đáng,” ông nói.
Ông Nathan Worcester là một phóng viên môi trường tại The Epoch Times.
Thiện Lan biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: