Phần 2: Trung Cộng từ lâu đã tuyên chiến với Hoa Kỳ
Phần 2 của loạt bài gồm 3 phần: Cuộc chiến của Trung Cộng đối với Mỹ.
Đảng Cộng sản Trung Quốc (Trung Cộng) thích số ba vì những lý do văn hóa và tín ngưỡng. Hóa ra ông Tập Cận Bình dường như cũng không ngoại lệ như đã đề cập trong phần Một của loạt bài này.
Một vài chiến dịch trong “những chiến dịch số ba” của ông Tập bao gồm:
- Ba sáng kiến lớn về kinh tế.
- Nghị quyết lịch sử thứ ba tại Hội nghị toàn thể lần thứ sáu của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc khóa 19.
- Một chiến dịch cho nhiệm kỳ năm năm lần thứ ba hiếm hoi với tư cách là lãnh đạo cộng sản.
- Một nỗ lực nâng cao địa vị của cá nhân thành “lãnh tụ thứ ba” sánh ngang với Mao Trạch Đông và Đặng Tiểu Bình.
Nhưng đòn bẩy lớn nhất của ông Tập trong số ba này là sáng kiến và/hoặc còn hơn thế nữa là chín cuộc chiến chống lại Hoa Kỳ (và, nói rộng ra, là phần còn lại của thế giới) với một sự khác biệt lớn so với các chính sách tương đối ôn hòa của ông Đặng và những người kế nhiệm ông. Chín cuộc chiến của ông Tập nhắm thẳng mục tiêu vào việc nâng vị thế của Trung Quốc lên vị trí dẫn đầu thế giới trong khi đánh bại đối thủ chính của nước này, Hợp chúng quốc Hoa Kỳ.
Phần một của loạt bài này tóm tắt ba cuộc chiến đầu tiên; dưới đây là ba cuộc chiến tiếp theo.
Cuộc chiến thông tin
Dữ liệu và thông tin là huyết mạch kiểm soát xã hội hiện đại. Tất cả các ngành nghề, các tổ chức chính phủ, và các quân đội đều phụ thuộc vào thông tin kịp thời và chính xác để hỗ trợ cho các quá trình ra quyết định, kể cả các cơ sở hạ tầng xã hội như sản xuất điện, dòng tiền, giao thông hàng không, dầu khí, sản xuất, logistic, vận tải, và nhiều ngành công nghiệp khác.
Kiểm soát dữ liệu và thông tin — và có khả năng phá hoại nó cũng như đạt được lợi ích kinh tế và địa chính trị — là một mục đích chính trong cuộc chiến thông tin của Trung Cộng đang được thực hiện để chống lại Hoa Kỳ và các quốc gia khác.
Kết quả của việc kiểm soát như vậy là “sự thống trị thông tin.” Sự thống trị thông tin trong một bối cảnh quân sự nghĩa là chiếm được một ưu thế so với một địch thủ về kiến thức và sự am hiểu trận địa ở các cấp độ chiến lược, tác chiến, và/hoặc chiến thuật của cuộc chiến. Mở rộng sang những lĩnh vực mà con người nỗ lực đạt được thành tựu — chẳng hạn như kinh tế, chính trị, và địa chính trị — khái niệm này có thể được sử dụng trong hầu hết mọi bối cảnh để đạt được lợi thế trước một đối thủ cạnh tranh, vì tất cả việc ra quyết định đều dựa trên kiến thức và sự am hiểu về các dữ liệu liên quan, kể cả dữ liệu liên quan đến các đối thủ cạnh tranh và các địch thủ.
Những người cộng sản Trung Quốc nhận thức rõ điều này và đã đầu tư các nguồn lực lớn để có được sự thống trị thông tin toàn diện trên trường quốc tế nhằm cải thiện việc ra quyết định liên quan đến việc đạt được tất cả những mục đích và mục tiêu địa chính trị và kinh tế của họ.
Một mục tiêu quan trọng khác của cuộc chiến thông tin của Trung Cộng chỉ đơn giản là kiểm soát tất cả các dữ liệu và thông tin ở mọi nơi trên thế giới, điều này dẫn đến việc hạn chế trao đổi dữ liệu và thông tin giữa các công dân và các tổ chức với những gì được và chỉ được nhà nước chấp thuận.
Ở trong nước, việc tự do trao đổi ý kiến là điều trái với Trung Cộng và không thể được dung thứ vì tự do trao đổi thông tin làm suy yếu quyền kiểm soát và quyền lực của Trung Cộng. Ví dụ, các công ty công nghệ Trung Quốc trong nước đang bị buộc phải tuân thủ luật bảo mật dữ liệu mới và hà khắc, điều này cũng sẽ tạo ra các vấn đề cho các công ty của Hoa Kỳ và các công ty đa quốc gia đang hoạt động kinh doanh tại Trung Quốc. Cũng như các khía cạnh khác của cuộc chiến pháp lý đã được thảo luận trong phần đầu tiên của loạt bài này, Trung Cộng tìm cách mở rộng luật bảo mật dữ liệu cho phần còn lại của thế giới.
Cuộc chiến quan điểm
Trung Cộng sử dụng mọi cách thức để gây ảnh hưởng và định hướng dư luận để đạt được các mục tiêu địa chính trị cộng sản và đối nội, bao gồm các phương tiện truyền thông nhà nước, phim ảnh, phim tài liệu, podcasts, sách, tờ rơi, tận dụng các phương tiện truyền thông ngoại quốc có thể “mua chuộc được”, v.v.
Một ví dụ điển hình về một chiến dịch tổng hợp là việc Trung Cộng đang khai thác COVID-19 để định hình dư luận thế giới. Ngay từ đầu Trung Cộng đã quyết định khai thác đại dịch này vì lợi thế của riêng mình: kinh tế, địa chính trị, và tâm lý.
Các thông điệp phối hợp liên quan đến COVID dành cho thế giới đã được lặp lại không ngừng để định hình câu chuyện ủng hộ Trung Cộng mà nhà cầm quyền này mong muốn. Một chiến dịch đại tuyên truyền liên tục từ các phương tiện truyền thông nhà nước phủ khắp mọi khía cạnh của “đại dịch” virus corona trong suốt 18 tháng qua: thúc đẩy nỗi sợ hãi, giãn cách xã hội, đeo khẩu trang, lòng vị tha giả tạo của Trung Cộng, lên án và hạ thấp Hoa Kỳ trên mọi phương diện, đổ lỗi cho nguồn gốc của virus, xuất cảng “các biện pháp của Trung Quốc” trong việc giải quyết virus, tuyên bố đi đầu trong việc ứng phó với đại dịch (liên quan đến các loại vaccine, thiết bị bảo hộ, xét nghiệm, v.v.), lợi dụng các tổ chức quốc tế như Tổ chức Y tế Thế giới, thúc đẩy chủ nghĩa đa phương, và các thông điệp nhằm mục đích phô diễn sự lãnh đạo của Trung Cộng đối với người dân Trung Quốc và thế giới.
Cuộc chiến kinh tế
Các sáng kiến chiến lược hàng đầu của ông Tập trong lĩnh vực kinh tế, với một mục tiêu chính, là để Trung Quốc trở thành nhà sản xuất hàng hóa công nghiệp hàng đầu trên thế giới. Ông Tập có tầm nhìn là đưa Trung Quốc cộng sản trở thành siêu cường kinh tế của thế giới, cùng uy tín cá nhân ông gắn liền với sự thành công của Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI) trị giá gần một ngàn tỷ USD mà, tính đến nay, đã khiến 138 quốc gia trên thế giới rơi vào đầu tư bẫy nợ.
Mục tiêu của BRI là để phát triển một cơ sở hạ tầng toàn cầu do Trung Cộng kiểm soát. Các yếu tố cơ sở hạ tầng tập trung chủ yếu vào việc phát triển các công trình giao thông mà sau này Bắc Kinh có thể khai thác vận chuyển các nguồn tài nguyên và nguyên liệu thô cần thiết để thúc đẩy lĩnh vực sản xuất mà Trung Quốc quan tâm, cũng như hỗ trợ xuất cảng hàng hóa thành phẩm của Trung Quốc ra thị trường hải ngoại khắp thế giới, bao gồm đường bộ, bến cảng, đường sắt, cầu, v.v.
Các khoản đầu tư của BRI cũng bao gồm các dự án năng lượng tái tạo, các cơ sở hạ tầng thông tin liên lạc, và các trao đổi văn hóa. Các khoản đầu tư cơ sở hạ tầng liên quan đến BRI – trên thực tế, là các khoản nợ vay từ các ngân hàng quốc doanh do Trung Cộng kiểm soát chứ không phải các khoản tài trợ – đi kèm với các ràng buộc. Những khoản vay này phải được hoàn trả. Thông thường, các điều khoản của những khoản vay đó cho phép Trung Quốc được kiểm soát cơ sở hạ tầng cho BRI tài trợ và/hoặc các nguồn tài nguyên thiên nhiên của một nước nếu/khi [nước này] không trả được các khoản nợ đó, thông thường sẽ chuyển thành các hợp đồng thuê dài hạn đối với các tài sản đó. Và đó là cuộc chiến kinh tế của Trung Cộng!
Còn có những khía cạnh khác của cuộc chiến kinh tế Trung Quốc, kể cả việc thúc ép liên tục để kiểm soát và thao túng các mặt hàng chiến lược của thế giới. Một mặt hàng chiến lược là một nguyên liệu thô hoặc một sản phẩm nông nghiệp được coi là quan trọng đối với nền kinh tế của một quốc gia, do đó nền kinh tế đó sẽ bị ảnh hưởng đáng kể nếu hoạt động thương mại và nguồn cung hàng hóa đó bị gián đoạn vì bất kỳ lý do gì. Các hàng hóa chiến lược là các tài nguyên thiên nhiên thúc đẩy nền kinh tế của một quốc gia. Ví dụ như các nguyên tố đất hiếm, dầu, khí đốt tự nhiên, vàng, bạc, đồng, vật nuôi, gạo, lúa mì, và bắp.
Những người cộng sản Trung Quốc đã thành công trong việc nắm quyền kiểm soát các mặt hàng chiến lược trong nhiều năm, trong khi xây dựng các nguồn dự trữ chiến lược như một biện pháp phòng ngừa lạm phát và là một phương tiện thao túng thị trường nhằm gây ảnh hưởng đến các quốc gia mục tiêu như Hoa Kỳ. Việc giành quyền kiểm soát dự trữ lithium của Afghanistan giúp Trung Quốc có thể kiểm soát và thao túng việc sản xuất pin trong nhiều thập niên. Hơn nữa, Trung Quốc đang khai triển Mạng lưới Dịch vụ công nghệ Blockchain (BSN). Blockchain là một loại cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin trong “các khối” được “liên kết với nhau theo chuỗi” một cách an toàn. Việc khai triển một khả năng [ứng dụng] BSN trên toàn cầu sẽ cho phép Trung Cộng giám sát và kiểm soát tất cả các giao dịch kinh tế/thương mại của người dùng trên khắp thế giới – theo cách mà Trung Cộng muốn.
Xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng năng lực sản xuất, kiểm soát các nguồn tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa chiến lược, đồng thời vươn lên vị trí siêu cường kinh tế – chiến lược chiến tranh kinh tế này đang khởi tác dụng, vì Trung Quốc đã là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới.
Kết luận
Trên đây là bộ ba cuộc chiến thứ hai trong số chín cuộc chiến tranh do Trung Cộng thực hiện chống lại Hoa Kỳ và phần còn lại của thế giới. Phần ba sẽ kết thúc loạt bài này bằng một cuộc thảo luận về ba cuộc chiến còn lại của Trung Cộng.
Quý vị theo dõi phần 1 và phần 3 tại đây.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Stu Cvrk đã nghỉ hưu với tư cách là một thuyền trưởng sau 30 năm phụng sự trong Hải quân Hoa Kỳ với nhiều vị trí chính quy và dự bị khác nhau, có kinh nghiệm hoạt động đáng kể ở Trung Đông và Tây Thái Bình Dương. Thông qua kiến thức và kinh nghiệm của một nhà phân tích hệ thống và nhà hải dương học, ông Cvrk tốt nghiệp Học viện Hải quân Hoa Kỳ, nơi ông tiếp nhận một nền giáo dục tự do chính thống, đóng vai trò là nền tảng quan trọng cho bài bình luận chính trị của mình.
Thuần Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: