Ông Lý Khắc Cường liên tục bị truyền thông đảng phớt lờ
Gần đây các kênh truyền thông đảng gần như im lặng hoặc phớt lờ các hoạt động hay phát biểu của Thủ tướng Trung Quốc, ông Lý Khắc Cường. Điều này đang được công chúng theo dõi như là một sự việc không bình thường.
Ngày 9/9/2020, ông Lý Khắc Cường mở cuộc họp thường vụ của quốc vụ viện, đề cập tới việc “Thúc đẩy đánh giá chất lượng đội ngũ y tế trong thực tiễn lâm sàng”, bài phát biểu này, phải đợi đến hai ngày sau, trên “trang web của chính phủ Trung Quốc” trực thuộc quốc vụ viện mới đưa tin, nhưng trên trang web của Tân Hoa Xã, đài truyền hình trung ương, và Nhân dân Nhật Báo đều không có. Tương tự, ngày 20/8/2020 ông Lý đi đến khu vực lũ lụt ở Trùng Khánh, nhưng đến 3 ngày sau Tân Hoa Xã mới có bài đưa tin ngắn gọn, đối với một quan chức hàng đầu như thủ tướng chính phủ, thì cách làm này quả là một câu hỏi.
Khi trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) xuất hiện dạng “độc tài theo hình thức Stalin” mà như bà Thái Hà, cựu giáo sư của trường Đảng trung ương Trung Quốc nói đến, thì các quan lại cấp dưới sẽ tự động kiểm duyệt báo cáo của mình trong khi đưa tin, và hiểu rõ về mật độ đưa tin cần thiết. Đương nhiên có hai khả năng, một là cấp trên ra lệnh cho kênh truyền thông của đảng không đưa tin hoặc hạn chế đưa tin về ông Lý, mục đích là đưa Tập Cận Bình trở thành người uy quyền duy nhất; khả năng còn lại đó chính là có người cố ý gia tăng mâu thuẫn giữa ông Tập và ông Lý.
Trong hội nghị Chính phủ ngày 9/9, ông Lý nhắc đến một từ mới, gọi là “điểm tắc về tiêu dùng”, ý nói rằng do dịch bệnh tấn công, tình hình chi tiêu tiêu dùng năm nay rất thấp, khiến việc khôi phục kinh tế trở nên khó khăn, do vậy cần giải phóng nhu cầu tiêu dùng nội địa. Cùng ngày, ông Tập chủ trì hội nghị Ủy ban Kinh tế Trung ương, cũng nói, “mức độ hiện đại hóa hệ thống phân phối vẫn không cao, còn tồn tại rất nhiều điểm tắc cần đả thông gấp”.
Hai hội nghị của ông Lý và ông Tập, khiến từ “điểm tắc” trở thành tâm điểm của truyền thông.
Nhưng nhà bình luận “Chung Nguyên” đã thể hiện một quan điểm, nói rằng mặc dù nhà cầm quyền muốn đả thông “điểm tắc”, nhưng lại nhấn mạnh “từ độ cao chính trị”, trên thực tế vẫn là dùng khẩu hiệu chính trị để giải quyết vấn đề kinh tế, mà động lực thực sự cho phát triển kinh tế của ĐCSTQ là nâng đỡ và bảo hộ mạnh mẽ cho kinh tế tư nhân. Đây có thể là điều mà thể chế ĐCSTQ không bao giờ cho phép. Do vậy “điểm tắc” thực sự là ở đâu?