Ông Larry Summers phê phán ‘kiểu ngân hàng trung ương thức tỉnh’, cảnh báo về đình trệ kinh tế và ‘Nhật Bản hóa’
Cựu Bộ trưởng Tài chính Larry Summers, người đã nhiều lần chỉ trích các chính sách lỏng lẻo của ngân hàng trung ương và đã mạnh tay gióng lên hồi chuông cảnh báo về rủi ro tăng lên của đợt lạm phát hiện nay, đã cảnh báo rằng thị trường tài chính toàn cầu dường như đang được phản ánh trong tăng trưởng chậm và lãi suất thực thấp trong vài năm tới.
Ông Summers cho biết trong một bài giảng hôm 10/11 do Trường Kinh tế London tổ chức (LSE) rằng, “Chính sách kích thích mà chúng tôi đã ban hành là lớn hơn từ 5 đến 10 lần — tùy thuộc vào cách các bạn tính toán—[so với] chính sách kích thích tài khóa được ban hành sau cuộc khủng hoảng tài chính [2008].”
Ông cho biết, “Hiện tại, sự kiện dẫn hướng chủ yếu là việc đã áp dụng quy mô kích thích tài khóa quá mức, cùng với chính sách tiền tệ quá mức. Những gì thị trường dường như đang phản ánh vào giá là sự quay trở lại tình trạng đình trệ kinh niên, hoặc một cách khác để nói thì đó là… sự Nhật Bản hóa.”
Đình trệ kinh niên là một thời kỳ kinh tế có ít hoặc không có tăng trưởng, trong khi thuật ngữ “Nhật Bản hóa” thường được các nhà kinh tế sử dụng để mô tả tình trạng đình trệ và giảm phát dài hạn, thường đi kèm với các triệu chứng như tỷ lệ thất nghiệp cao, lãi suất thực gần bằng không, hoạt động kinh tế yếu kém, và kích thích của ngân hàng trung ương, bao gồm cả nới lỏng định lượng.
Ông Dino Lauria Ubatuba de Faria, Giám đốc điều hành của Lince Investimentos, viết trong một ghi chú: “Nhật Bản hóa đã trở thành tâm điểm chú ý kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008. Thuật ngữ Nhật Bản hóa đề cập đến các điều kiện kinh tế của Nhật Bản trong hai thập kỷ mất mát, dẫn đến cả tăng trưởng thấp và giảm phát.”
Trong một cuộc phỏng vấn riêng cho tạp chí Kinh tế Quốc tế (pdf), ông Summers đã phản đối cái mà ông gọi là “kiểu ngân hàng trung ương thức tỉnh”, một điều kiện mà ở đó các nhà hoạch định chính sách mở rộng các chính sách tiền tệ nới lỏng để phục vụ các mục tiêu chính sách ngoại vi, trong khi không để mắt đến sự cần thiết phải kiềm chế lạm phát.
Ông cảnh báo: “Những điều này đe dọa sự quay trở lại của loại tâm lý phổ biến trong thập niên 1960 và 1970 và góp phần gây ra lạm phát quá mức.”
Tâm lý này diễn ra khi lạm phát giá tiêu dùng tăng 0.9% trong tháng Mười và 6.2% so với cùng thời kỳ năm ngoái vào tháng Mười, với tỷ lệ lạm phát hàng năm là cao nhất trong gần 31 năm.
Ông Summers, người từng là nhà kinh tế trưởng tại Ngân hàng Thế giới và là giáo sư danh dự tại Harvard, nói với LSE rằng ông “đã đi đến chẩn đoán một vài năm sau cuộc khủng hoảng tài chính rằng cách đúng đắn để khái niệm hóa vấn đề kinh tế của thế giới công nghiệp hóa trong Thế kỷ 21 là khó khăn trong việc hấp thụ các khoản tiết kiệm.”
Ông giải thích rằng hiện tượng này kéo theo tiết kiệm dư thừa kết hợp với thiếu hụt đầu tư, cùng với lãi suất thực tế rất thấp, nền kinh tế trì trệ, đòn bẩy tài chính cao và giá tài sản tăng cao, và “nguy cơ khủng hoảng tài chính tăng cao.”
Ông nói rằng, những năm sau năm 2013 đã khẳng định giả thuyết này của ông, với thâm hụt ngân sách cao hơn đáng kể, lãi suất thấp hơn đáng kể và giá tài sản cao hơn đáng kể so với kỳ vọng, nhưng tăng trưởng lại chậm hơn nhiều so với mong đợi.
Ông Summers nói, “Đó chính xác là những gì chúng tôi dự tính nếu gặp khó khăn trong việc tạo ra nhu cầu dư thừa—hoặc nhu cầu đầy đủ—do vấn đề hấp thụ tiết kiệm.”
Ông cho biết rằng, “Nhận định của các thị trường là, lãi suất thực đối với thế hệ tiếp theo sẽ âm, thậm chí cả khi có tỷ lệ nợ trên GDP cao bất thường theo các mức chuẩn trong lịch sử, và sẽ kéo dài tình trạng thâm hụt tài khóa cao trong một số đáng kể các năm.”
Ông cho biết điều này cho thấy vấn đề hấp thụ tiền tiết kiệm sẽ còn tồn tại trong “một thời gian khá dài.”
Ông Summers cũng cho biết các chính sách tiền tệ dễ dàng làm tăng nguy cơ bong bóng tài sản và phân phối vốn không hợp lý.
Ông Summers nói, “Lãi suất cực thấp tạo tiền đề cho đòn bẩy và sự tồn tại của các doanh nghiệp xác sống và sự kéo dài của bong bóng tài chính. Chúng ta đang thấy rất nhiều bằng chứng về rủi ro đầu cơ. Lãi suất thực cực thấp và âm là một vấn đề nan giải.”
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Lưu Đức biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: