Ông Jack Dorsey kêu gọi chấm dứt Đảng Cộng sản Trung Quốc
Khi cộng đồng quốc tế ngày càng quay lưng với Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), thì cựu Giám đốc điều hành của Twitter Jack Dorsey dường như cũng tham gia xu hướng này.
“Hãy chấm dứt ĐCSTQ,” ông viết hôm 06/08 trên nền tảng mà ông đồng sáng lập.
Thông điệp trên, thu được hơn 2,200 lượt chia sẻ và 12,400 lượt thích trong thời gian 3 tiếng, được đưa ra để phản hồi lại một video hồi tháng Sáu nêu bật mức độ ảnh hưởng của các chính sách “zero-COVID” của Trung Quốc.
Thời điểm của bài đăng trên cũng trùng với đà phát triển của một phong trào cơ sở kêu gọi mọi người cắt đứt liên hệ với chế độ này.
End the CCP https://t.co/tFuxHOGXxX
— jack (@jack) August 6, 2022
Tính đến hôm 03/08, hơn 400 triệu người Trung Quốc ở Trung Quốc đại lục và ở ngoại quốc đã tham gia phong trào này, từ bỏ tư cách thành viên của ĐCSTQ hoặc các tổ chức liên đới của nó, theo dữ liệu tổng hợp từ Trung tâm Thoái đảng Toàn cầu (Global Tuidang Center) có trụ sở tại New York. Nhiều người trong số họ đã sử dụng bí danh để bảo vệ mình khỏi sự trả thù của chế độ.
Một bản kiến nghị mà trung tâm Thoái đảng đã tổ chức cuộc tập hợp sự ủng hộ để “chấm dứt ĐCSTQ” đã thu hút được hơn 2.5 triệu chữ ký.
Cách tiếp cận không khoan nhượng của Bắc Kinh đối với COVID-19 đã dẫn tới việc các nhà chức trách phải phong tỏa toàn bộ các thành phố vì một trường hợp dương tính duy nhất. Những hành động như vậy đã hạn chế sự di chuyển của người dân và làm phát sinh nạn đói cũng như tử vong do thiếu chăm sóc y tế ở một thành phố hiện đại như Thượng Hải.
Hồi cuối tháng Bảy, trung tâm công nghệ lớn Thâm Quyến đã ra lệnh cho các nhà sản xuất, bao gồm cả các nhà cung cấp của Apple, vào một quy trình sản xuất “vòng lặp kín” kéo dài một tuần, cấm công nhân rời khỏi nhà máy này. Ở trung tâm tỉnh Hà Nam, một thành phố 1.6 triệu dân đã bị phong tỏa sau khi một người dân địa phương được chẩn đoán mắc bệnh COVID-19. Giao thông công cộng tạm dừng và tất cả các cửa hàng, ngoại trừ cửa hàng tạp hóa, hiệu thuốc, và bệnh viện, đều đã được yêu cầu đóng cửa.
Được gọi là “tuidang” (“thoái đảng”) trong tiếng Hoa, phong trào “thoái Đảng” này được truyền cảm hứng từ loạt bài xã luận “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản,” được xuất bản lần đầu trên ấn bản tiếng Hoa của The Epoch Times năm 2004.
Ở Đài Loan, một người đàn ông Sơn Đông có vẻ khoảng 20 đến 30 tuổi gần đây đã nói với một tình nguyện viên của trung tâm Thoái đảng rằng việc sống qua các đợt phong tỏa đã giúp đẩy anh từ việc trở thành một người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan cho đến thoái đảng.
Theo ông Bạch Đức Hùng (Bai Dexiong), một điều phối viên địa phương, sau khi xét nghiệm dương tính với virus, ông đã bị nhốt trong căn hộ của mình, không được phép ra ngoài ăn uống và làm việc, và hậu quả là ông đã bị mất việc làm.
Một số cư dân từ Thượng Hải gần đây đã chia sẻ tuyên bố của họ với The Epoch Times, trong đó họ giải thích lý do tại sao họ chọn rút khỏi Đảng này.
“Chúng tôi không có gì để lấp đầy dạ dày trong thời gian bùng phát dịch ở Thượng Hải, nhưng những gì CCTV cho thấy luôn là nguồn cung cấp dồi dào và những người vui vẻ,” ba người dân địa phương Thượng Hải cho biết, khi đề cập đến đài truyền hình nhà nước Trung Quốc. “‘Xấu hổ’ không phải là một từ trong từ điển của ĐCSTQ.”
Cô Eva Fu là một phóng viên tại New York của The Epoch Times. Cô chuyên đưa tin về quan hệ Hoa Kỳ–Trung Quốc, tự do tôn giáo, và nhân quyền. Quý vị có thể liên lạc với cô tại [email protected].