Ông George Soros và Trung Quốc: Sự khác biệt mà một thập niên tạo nên
Nhà đầu tư tỷ phú George Soros không còn xa lạ với những tranh cãi. Ông có lịch sử chỉ trích công khai một số thành viên Cộng Hòa có ảnh hưởng, bao gồm các cựu tổng thống như ông George W. Bush và ông Donald Trump. Đồng thời, ông Soros cũng dành nhiều lời khen ngợi cho chế độ Trung Cộng.
Ví dụ, vào năm 2010, ông Soros đã ca ngợi một cách mạnh mẽ Trung Cộng, tuyên bố một cách hơi lố bịch, rằng Trung Quốc có “một chính phủ hoạt động tốt hơn Hoa Kỳ”. Một thập niên trôi qua, ông Soros có còn cảm thấy như vậy không? Câu trả lời dường như là không.
Chúng tôi được biết, công thức của một bộ phim hài hay là bi kịch + thời gian. Có vẻ như công thức tương tự có thể được áp dụng cho các bài bình luận liên quan đến Trung Quốc. Trong một bài viết gần đây cho Wall Street Journal, ông Soros đã gọi ông Tập Cận Bình là “kẻ thù nguy hiểm nhất của các xã hội cởi mở trên thế giới”. Theo nhà từ thiện 91 tuổi này, người dân Trung Quốc là những nạn nhân vô tội, không cần thiết phải chịu đựng dưới bàn tay của ông Tập. Ông Soros, rõ ràng là không an tâm với hệ thống tín nhiệm xã hội của Trung Quốc, lo lắng rằng các quốc gia khác có thể thấy đây là một lựa chọn “hấp dẫn”. Mối quan tâm của ông ấy chắc chắn là có cơ sở. Từ Phi Châu đến Nam Mỹ, hệ thống giám sát của chế độ Trung Cộng có nhiều người ngưỡng mộ.
Ông Soros viết, tư duy “chủ nghĩa dân tộc mạnh mẽ” của ông Tập đã khiến Trung Cộng biến thành “một đảng theo chủ nghĩa Lenin”, với việc nhà lãnh đạo sẵn sàng sử dụng cả sức mạnh chính trị và quân sự để “áp đặt” ý chí của mình. Bây giờ, theo ông Soros, sự biến chất độc tài của ông Tập đã hoàn tất đầy đủ. Ở Trung Quốc thời hiện đại, với sự lãnh đạo của ông Tập, ông Soros viết, “sự đe dọa” ngự trị ở tối cao.
Tôi đã liên hệ với Tổ chức Open Society Foundation, do ông Soros thành lập, đề nghị nhận xét; đã không có lời nhận xét nào. Tuy nhiên, bài báo này giúp quý vị sảng khoái khi đọc.
Hãy nhớ rằng, đây là ông George Soros mà chúng ta đang nói đến, một người từng gọi Hoa Kỳ là “trở ngại chính cho một thế giới ổn định và công bằng.” Dẫu vậy, giờ đây, Trung Quốc dường như là mối đe dọa an ninh quốc gia số một. Tuy nhiên, không phải tất cả đều đang là màu hồng ở Bắc Kinh; chế độ Trung Cộng không phải là không có vấn đề của riêng nó. Liệu Trung Cộng có vượt qua được chúng hay không vẫn còn phải xem.
Ngọa hổ tàng long
Theo lời của chính khách Anh Benjamin Disraeli , “lòng can đảm là lửa, và sự bắt nạt là khói.” Đã sống trong một thời gian dài ở đất nước này, tôi rút kinh nghiệm khi nói như sau: Mặc dù Trung Quốc xây dựng một hình ảnh mạnh mẽ, nhưng bên dưới tất cả những lời lẽ thô bạo và tức giận là rất nhiều khói.
Ở cấp độ cá nhân, tất cả chúng ta đều quen thuộc với khái niệm quản lý các ấn tượng. Con người cẩn thận sắp xếp hình ảnh của mình, làm mọi thứ trong khả năng của mình để đưa ra một thông điệp rất cụ thể. Các quốc gia cũng tham gia vào quản lý những ấn tượng; một số, như quý vị không còn nghi ngờ gì nữa, các quốc gia này giỏi hơn những các quốc gia khác.
Ở Trung Quốc, hiệu ứng của hình ảnh đã được sàng lọc kỹ đang bắt đầu phai mờ. Như nhà nghiên cứu Ryan Hass viết, Trung Quốc không cao 10 feet. Trên thực tế, Trung Quốc nhỏ hơn nhiều so với lần đầu xuất hiện. Các chế độ độc tài, bị ám ảnh bởi khái niệm quản lý ấn tượng, “thể hiện xuất sắc điểm mạnh và che giấu điểm yếu của họ”. Ông Hass khuyến khích các nhà hoạch định chính sách ở Hoa Thịnh Đốn “phân biệt giữa hình ảnh mà Bắc Kinh thể hiện và thực tế mà họ phải đối mặt”.
Đừng để bị lừa bởi sự dũng cảm lấy cảm hứng từ chiến binh sói; ông Hass viết, Trung Quốc “có nguy cơ già đi trước khi giàu lên”. Trung Quốc đang nhanh chóng “trở thành một xã hội xám xịt với các nền tảng kinh tế suy thoái cản trở tăng trưởng”. Đến năm 2050, quốc gia này “sẽ chuyển từ có 8 lao động trên mỗi người nghỉ hưu hiện nay xuống còn 2 lao động cho mỗi người nghỉ hưu”. Sự suy giảm diễn ra nhanh chóng và không có bộ lọc nào trên thế giới có thể che giấu sự thật lạnh lùng và khó khăn này. Con rồng đang cúi mình đó là có lý do—con rồng này bị thương, yếu ớt, và rất cần được hỗ trợ.
Học giả Yi Fuxian tiến xa hơn ông Hass một bước. Ông tin rằng “cấu trúc nhân khẩu học của Trung Quốc thực sự tồi tệ hơn nhiều so với những gì mà các nhà chức trách khiến chúng ta tin tưởng”. Một phân tích sâu rộng về “cơ cấu tuổi” của đất nước này cho thấy rằng Trung Quốc có ít công dân hơn đáng kể so với hiện nay đang được báo cáo. Trên thực tế, dân số Trung Quốc có thể chỉ ở mức “1.28 tỷ,” điều này sẽ khiến Ấn Độ trở thành quốc gia đông dân nhất trên thế giới. Ông Fuxian viết rằng những gì chúng ta coi là “một con rồng phun lửa” chỉ “thực sự là một con thằn lằn ốm yếu.”
Với dân số ngày càng giảm, dân số già đi nhanh chóng, chế độ Trung Cộng dường như đang làm mọi thứ trong khả năng của mình để che giấu vết thương lộ rõ. Nhưng trò chơi đố chữ không thể diễn ra mãi mãi. Mặc dù bộ máy tuyên truyền hoạt động rầm rộ, thế giới đang bắt đầu nhìn thấy Trung Quốc thực sự là như thế nào. Đằng sau tất cả các kế hoạch 5 năm, những khoản đầu tư khổng lồ vào cơ sở hạ tầng và những lời nói khoa trương là những vấn đề tồn tại trong tự nhiên. Rốt cuộc, rồng chỉ là một thứ viển vông, giống như giấc mơ thống trị thế giới của chế độ Trung Quốc.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông John Mac Ghlionn là một nhà nghiên cứu và nhà viết luận. Tác phẩm của ông đã được xuất bản bởi những tờ báo như New York Post, Sydney Morning Herald, The American Conservative, National Review, The Public Discourse, và những tờ báo đáng kính khác. Ông cũng là một ký giả chuyên mục tại Cointelegraph.
Do John Mac Ghlionn thực hiện
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: