Ông Elon Musk đối đầu với một Hoàng tử Ả Rập Xê Út
Một cuộc trao đổi trên Twitter hôm 14/04 giữa ông Elon Musk và tỷ phú Ả Rập Xê Út Alwaleed bin Talal đã gây xôn xao trên nền tảng mạng xã hội rằng ông Musk đang đề nghị mua lại.
Ông Alwaleed đã viết trên Twitter rằng với tư cách là “một trong những cổ đông lớn nhất và lâu dài của Twitter,” ông tin rằng giá thầu 54.20 USD/cổ phiếu của ông Musk cho một cổ phiếu không đến gần với “giá trị nội tại” của nền tảng và do đó ông đã từ chối nó.
Có lẽ ông Elon Musk đã bối rối trước logo Vương quốc, đi kèm với bài đăng trên Twitter của ông Alwaleed, vì chủ sở hữu Tesla đã hỏi: “Vương quốc sở hữu bao nhiêu Twitter, trực tiếp và gián tiếp?” và “Quan điểm của Vương quốc về quyền tự do ngôn luận trên báo chí là gì?”
Những người theo quan điểm truyền thống trên Twitter lặp lại lời phàn nàn của ông Musk— tại sao Ả Rập Xê Út lại phản đối nỗ lực của ông Musk nhằm giải phóng Twitter khỏi giới tài phiệt kiềm chế của Mỹ?
Nhưng logo trong dòng tweet của ông Alwaleed không đề cập đến Vương quốc Ả Rập Xê Út; đúng hơn, Vương quốc (Kingdom) là tên công ty đang nắm giữ của ông Alwaleed. Ông ấy không phải là một quan chức Ả Rập Xê Út và ông ấy đã không nói thay mặt cho chế độ quân chủ Ả Rập Xê Út. Thật vậy, theo một số thông tin, ông Alwaleed đang đứng ngoài cuộc với chính phủ Riyadh.
Ông Alwaleed là một trong gần 400 người Ả Rập Xê Út giàu có và quyền lực bị giam giữ vào tháng 11/2017 tại Ritz-Carlton ở Riyadh trong khuôn khổ chiến dịch chống tham nhũng do Thái tử Mohamed bin Salman, hay MBS dẫn đầu. Ông Alwaleed được cho là đã được yêu cầu trả 6 tỷ USD cho chính phủ. Ông ta được thả sau 3 tháng sau khi đạt được một thỏa thuận “bí mật” với các nhà chức trách Ả Rập Xê Út.
Ai biết tại sao ông Alwaleed lại công khai từ chối ông Elon Musk? Trong giới Ả Rập Xê Út có suy đoán rằng có thể ông ta đã cố gắng liên hệ với ông Musk một cách lặng lẽ và khi không nhận được phản hồi, ông ta đã lên phương tiện truyền thông xã hội để nhận được phản ứng.
Trong mọi trường hợp, nhà đầu tư Ả Rập Xê Út này có lịch sử hay lỡ lời. Sau vụ tấn công ngày 11/09, ông Alwaleed đã cam kết hỗ trợ 10 triệu USD cho New York để cứu trợ thiên tai — sau đó gợi ý rằng các chính sách của Hoa Kỳ ở Trung Đông đã kích động các cuộc tấn công. Ông Alwaleed nói: Mỹ nên “có lập trường cân bằng hơn đối với chính nghĩa của người Palestine.” Nó khiến người Mỹ phẫn nộ, đặc biệt là người dân New York vẫn còn quay cuồng vì khủng bố, và Thị trưởng New York Rudolph Giuliani đã trả lại tấm séc của ông Alwaleed.
Vào tháng 12/2015, ông Alwaleed đã đưa ra quan điểm chống lại ông Donald Trump.
Ông Alwaleed viết, “Ông là một nỗi ô nhục không chỉ đối với GOP mà còn đối với toàn bộ nước Mỹ. Hãy rút lui khỏi cuộc đua tổng thống Hoa Kỳ vì ông sẽ không bao giờ giành chiến thắng.”
Ông Trump đã phản pháo lại, gọi ông ta là “Hoàng tử Ngu ngốc.” Và thực sự, bằng cách cố gắng giành được sự ưu ái với một đảng chính trị của Hoa Kỳ bằng chi phí của bên kia và xúc phạm người chiến thắng cuối cùng của cuộc đua năm 2016, ông Alwaleed đã rất xứng đáng với biệt danh này.
Về phần ông Elon Musk, có lẽ ông ấy đã xem sự thoái thác của ông Alwaleed như một cơ hội để bắn một phát đạn vào mũi tàu của Riyadh. Vài năm trước, ông Musk đã đàm phán với quỹ tài sản của chính phủ Ả Rập Xê Út để chuyển Tesla thành tư nhân, nhưng thỏa thuận này đã đổ vỡ vào năm 2018 sau khi ông Musk viết trên Twitter, “Tôi đang cân nhắc chuyển Tesla thành công ty tư nhân với giá 420 USD. Nguồn vốn được bảo đảm.”
Bài đăng trên Twitter này đã kích hoạt một cuộc điều tra của SEC, phạt tiền 20 triệu USD đối với ông Musk và phạt thêm 20 triệu USD khác đối với Tesla. Và nó đã cung cấp bằng chứng cho người Ả Rập Xê Út rằng nhà phát minh thiên tài này là một thứ gì đó rất khó lường.
Tất nhiên, đó là một trong những lý do mà những người ủng hộ tự do ngôn luận đã đầu tư niềm tin vào ông Musk. Ông ấy táo bạo và không thể đoán trước và thích tấn công vào nền tảng thống trị. Và với tư cách là người giàu nhất thế giới, ông ấy có đủ khả năng để làm điều đó.
Với trạng thái của Twitter, có lẽ là không được đánh giá cao, như quảng trường công cộng của thế giới, người Mỹ hiện đang trông chờ vào ông Musk để trả lại tiếng nói của họ và dẫn đầu cuộc đấu tranh chống lại tập đoàn chế độ đã bịt miệng họ và loại bỏ họ cũng như các nhà lãnh đạo của họ khỏi nền tảng này—bao gồm cả ông Trump. Những nỗ lực chung của các nền tảng truyền thông xã hội, các tổ chức báo chí danh tiếng, những đại công ty công nghệ, dịch vụ tình báo, và các tổ chức của Đảng Dân Chủ để kiểm duyệt phe đối lập và chặn các báo cáo gây tổn hại cho chính phủ cầm quyền đang không nên định hình thực tế chính trị của nước Mỹ.
Có thể đúng là ông Musk, như một số người tin rằng, là hy vọng tốt nhất để khôi phục quyền tự do ngôn luận ở Mỹ. Nhưng sai lầm là cho rằng chính phủ Ả Rập Xê Út đứng về phía giới chính trị cấp tiến của Mỹ. Thực tế là MBS có mối hận thù cá nhân với chính những người đang nhắm vào ông Trump và những người ủng hộ ông.
Thái tử được cho là từ chối nhận các cuộc điện thoại của ông Joe Biden. Đó là bởi vì Tòa Bạch Ốc muốn khôi phục thỏa thuận của ông Barack Obama với Iran để hợp pháp hóa chương trình vũ khí hạt nhân của chính phủ khủng bố này — ngay cả khi các lực lượng ủy nhiệm của Iran tiếp tục phóng tên lửa vào các thành phố, sân bay, và cơ sở dầu mỏ của Ả Rập Xê Út.
Do đó, hầu như không có gì đáng ngạc nhiên khi truyền hình Ả Rập Xê Út chiếu đoạn phim nhại lại cảnh một ông Biden suy sụp đang ngủ gật trên bục tổng thống. Tổng thống Hoa Kỳ hiện tại bị một trong những đồng minh lâu đời nhất của Mỹ ở Trung Đông không tin tưởng và không ưa.
Nhưng các vấn đề của MBS với giới tài phiệt Hoa Kỳ có trước chính phủ của ông Biden. Năm 2020, người sáng lập Amazon và chủ sở hữu tờ The Washington Post, Jeff Bezos, tuyên bố, mà không có bằng chứng, rằng MBS đã truy cập vào điện thoại di động cá nhân của ông ta.
Có vẻ như ông Bezos lo ngại về việc công bố những bức ảnh ghi lại mối quan hệ ngoại tình của ông với một nữ tiếp viên truyền hình. Để làm chệch hướng sự chú ý khỏi sự không chung thủy của mình, ông Bezos có lẽ đã tìm cách khơi dậy một vụ bê bối quốc tế bằng cách tuyên bố rằng MBS đã dỡ bỏ các bức ảnh khỏi điện thoại của ông ta. Trên thực tế, họ được cho là do anh trai của tình nhân của ông Bezos tung ra.
Tờ báo của ông Bezos cũng đóng vai trò chính trong một chiến dịch tuyên truyền giữ thái tử chịu trách nhiệm cá nhân cho vụ sát hại cựu sĩ quan tình báo Ả Rập Xê Út và nhà phê bình Jamal Khashoggi năm 2018. Mục đích của hoạt động cung cấp thông tin đó là có thể cố gắng buộc ông Trump phải đoạn tuyệt với Ả Rập Xê Út và nắm lấy Iran, như ông Obama đã làm.
Thay vào đó, ông Trump bảo vệ liên minh kéo dài hàng thập kỷ của Mỹ với Riyadh. Ông Trump đã nói rằng mối quan hệ bảo trợ của Hoa Kỳ – Ả Rập Xê Út đã giữ cho giá dầu ổn định và đầu tư của Ả Rập Xê Út vào Hoa Kỳ đã tạo ra công ăn việc làm cho Hoa Kỳ. Ông Trump tin rằng liên minh này rất quan trọng đối với lợi ích quốc gia của Hoa Kỳ đến nỗi Ả Rập Xê Út là quốc gia nước ngoài đầu tiên mà ông đến thăm trên cương vị tổng thống.
Đó có lẽ là một triệu chứng cho thấy cơ sở hạ tầng truyền thông của chính phủ cầm quyền hiện nay đã làm ô nhiễm hệ sinh thái thông tin đến mức mà những người ủng hộ ông Trump chuyển sang phê bình một quốc gia mà ông Trump coi là trụ cột của hòa bình và thịnh vượng của Hoa Kỳ.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Ông Lee Smith là một nhà báo kỳ cựu có tác phẩm xuất hiện trong Real Clear Investigations, The Federalist và Tablet. Ông là tác giả của “Cuộc đảo chính vĩnh viễn” và “Âm mưu chống lại Tổng thống.”
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: