Ông Elon Musk có ‘cảm giác rất tệ’ về nền kinh tế, kêu gọi cắt giảm 10% nhân sự Tesla
Giám đốc điều hành hãng Tesla, ông Elon Musk, cho biết trong một thư điện tử nội bộ của công ty mà Reuters đã xem và đưa tin rằng ông có một “cảm giác rất tệ” về nền kinh tế và rằng hãng xe hơi điện cần phải cắt giảm việc làm khoảng 10% nhân sự.
Thư điện tử này, được cho là có tiêu đề “tạm dừng tất cả việc tuyển dụng trên toàn thế giới”, đã được gửi hôm 02/06 cho các nhà quản lý hàng đầu của Tesla.
The Epoch Times đã liên lạc với Tesla để xác minh tính xác thực của thư điện tử nhưng không nhận được phản hồi tại thời điểm phát hành bản tin này.
Thông điệp nói trên được đưa ra sau khi ông Musk đưa hiện tượng làm việc tại nhà vào tầm ngắm của mình, yêu cầu các giám đốc điều hành Tesla quay lại văn phòng để thực hiện đủ 40 giờ trong tuần làm việc hoặc đối mặt với viễn cảnh bị sa thải.
Thư điện tử hôm 02/06 của ông Musk bày tỏ sự dè dặt về nền kinh tế cũng được đưa ra trong bối cảnh các nền kinh tế trên thế giới có dấu hiệu hạ nhiệt, khi lạm phát tăng cao đang khiến các ngân hàng trung ương phải điều chỉnh để tránh các chính sách tiền tệ nới lỏng trong thời đại đại dịch.
Cục Dự trữ Liên bang đã đưa ra một trường hợp tăng lãi suất lên 50 điểm căn bản tại mỗi cuộc họp trong hai cuộc họp tiếp theo vào tháng Sáu và tháng Bảy, mặc dù không có sự rõ ràng hơn về lộ trình bình thường hóa chính sách sau đó.
Các quan chức của ECB cũng đã lập luận cho việc chấm dứt việc mua tài sản và bắt tay vào con đường tăng lãi suất. Bà Christine Lagarde, người đứng đầu ECB, gần đây đã gợi ý rằng khả năng sẽ tăng lãi suất 1/4 % trong tháng Bảy và sau đó là tháng Chín.
Sự thay đổi nhanh chóng của ngân hàng trung ương theo hướng thắt chặt chính sách đã thúc đẩy suy đoán về khả năng nền kinh tế có thể rơi vào suy thoái.
Các nhà phân tích của ING viết trong một lưu ý gần đây: “Một số quan chức muốn Fed tiếp tục tăng 50 [điểm căn bản] để bảo đảm lạm phát được kiểm soát, nhưng điều này có nguy cơ đưa chính sách đi sâu vào tình trạng thắt chặt và làm tăng khả năng suy thoái.”
Họ nói thêm, “Những người khác cho rằng đã có bằng chứng về việc triển vọng tăng trưởng suy yếu và áp lực lạm phát tạm thời dịu đi, điều này có thể biện minh cho việc tạm dừng vào tháng Chín.”
Hạ cánh mềm?
Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell gần đây cho biết, viễn cảnh lạm phát cao còn tồn tại lâu dài là một mối đe dọa lớn hơn đối với nền kinh tế so với việc Fed tăng lãi suất có khả năng gây ra suy thoái.
Ông Powell đã được hỏi về suy nghĩ của ông trong một cuộc phỏng vấn trên “Thị trường” của NPR về khả năng xảy ra cái gọi là “hạ cánh mềm” cho nền kinh tế, hoặc một kết quả trong đó các điều kiện tiền tệ vẫn đủ phù hợp để không dẫn đến suy thoái.
Ông Powell trả lời, “Điều đó sẽ là một thách thức, nó sẽ không dễ dàng,” thừa nhận rằng “lẽ ra sẽ tốt hơn” nếu bắt đầu tăng lãi suất sớm hơn là vào tháng Ba.
Gọi sự ổn định giá cả là “nền tảng” mà nền kinh tế dựa vào đó, ông Powell nhấn mạnh trong cuộc phỏng vấn rằng mục tiêu chính của Fed là chế ngự giá tăng phi mã. Ông cho biết “không có gì trong nền kinh tế hoạt động” trừ khi lạm phát được kiềm chế.
Lạm phát giá tiêu dùng của Hoa Kỳ, được phản ánh trong dữ liệu tiêu đề Chỉ số Giá tiêu dùng (CPI) được công bố hồi đầu tháng Năm, cho thấy trong tháng Tư giá cả tăng với tốc độ chậm hơn 8.3% so với cùng kỳ năm ngoái so với mức đỉnh 8.5% hồi tháng Ba.
Trên cơ sở hàng tháng, tốc độ lạm phát là 0.3% trong tháng Tư, giảm so với mức cao nhất của tháng Ba gần đây là 1.2%, khiến một số nhà phân tích cho rằng lạm phát đã đạt đỉnh điểm và bây giờ sẽ bắt đầu giảm bớt.
Nhưng cái gọi là lạm phát giá tiêu dùng cốt lõi, bao gồm thực phẩm và năng lượng và được coi là thước đo tốt hơn về áp lực lạm phát tiềm ẩn, đã tăng tốc vào tháng Tư, cả trên cơ sở hàng năm và hàng tháng.
Đặc biệt, chỉ số lạm phát căn bản hàng tháng cao gấp đôi so với tốc độ 0.3% được ghi nhận vào tháng Ba.
Giám đốc Phân tích Tài chính của Bankrate, ông Greg McBride, nói với The Epoch Times trong một tuyên bố qua thư điện tử rằng, ông thấy lạm phát ngày càng trở nên phổ biến hơn, đồng thời thận trọng với việc giải thích sự sụt giảm trong dữ liệu CPI tiêu đề có nghĩa là đỉnh lạm phát đã đến.
Ông McBride nói “Nếu không tính đến sự sụt giảm về giá năng lượng — đã lỗi thời vào thời điểm này — thì sự gia tăng vẫn còn phổ biến. Với tỷ lệ hàng năm giảm từ 8.5% xuống 8.3%, có thể hấp dẫn khi nói rằng chúng tôi đã thấy mức đỉnh, nhưng chúng tôi cũng đã từng bị đánh lừa trước đây như trường hợp của tháng Tám năm ngoái.”
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’