Ông Barr: Hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ ‘thiên vị chống lại các thành viên Đảng Cộng Hòa’
Cựu Tổng Chưởng lý William Barr đã gọi vụ bê bối về Nga Russiagate là “một thủ đoạn chính trị bẩn thỉu” chống lại cựu Tổng thống Donald Trump và chỉ trích hệ thống tư pháp “thiên vị” nhắm vào các thành viên Đảng Cộng Hòa.
“Tôi nghĩ rằng chúng ta đang tiến tới một cuộc khủng hoảng Hiến Pháp,” ông Barr nói với ông Glenn Beck, người dẫn chương trình trò chuyện theo xu hướng bảo tồn truyền thống trong một tập gần đây, sau khi được hỏi về việc ông trở lại chính trường từ năm 2019 đến năm 2020. Sau đó ông Barr nói về cuộc điều tra về Nga chống lại ông Donald Trump, đời tổng thống thứ hai mà ông giữ chức vụ tổng chưởng lý sau cựu Tổng thống George H.W. Bush.
“Bất cứ điều gì quý vị nghĩ về ông Trump,” ông giải thích, “thì thực tế là toàn bộ vụ Russiagate là một sự bất công nghiêm trọng. Đó dường như là một thủ đoạn chính trị bẩn thỉu được sử dụng trước tiên để cản trở ông ấy và sau đó là có khả năng hạ bệ ông ấy.”
Ông cho biết, ông tin rằng vụ Russiagate của bà Hillary Clinton là một vụ “nổi loạn”, đề cập đến kế hoạch bắt đầu vào đầu năm 2016 để bôi nhọ ông Trump như là một đặc vụ của Điện Kremlin.
Tuy nhiên, theo sau những nhận xét như vậy là việc tuyên trắng án cho ông Michael Sussmann khi hôm 31/05 bồi thẩm đoàn cho rằng ông này không phạm tội khai man với FBI. Các công tố viên đã cáo buộc cựu luật sư an ninh mạng của chiến dịch tranh cử của bà Clinton không tiết lộ cho một quan chức FBI hàng đầu về người mà ông làm việc cho trước cuộc bầu cử năm 2016.
Lời mách nước của ông Sussmann — về một mối liên hệ được cho là giữa ứng cử viên tổng thống đương thời Donald Trump và Nga — cũng không chứng minh được bất kỳ sự thông đồng nào với Nga.
Bồi thẩm đoàn, đến từ một nhóm chủ yếu nghiêng về Đảng Dân Chủ ở thủ đô của quốc gia, cuối cùng đã bác bỏ các cáo buộc của bên công tố. Luật sư Quốc phòng Sean Berkowitz cáo buộc ông Durham, người được ông Barr bổ nhiệm dưới thời chính phủ ông Trump để điều tra về nguồn gốc của vụ bê bối Nga hiện đã bị bác bỏ, là chọn bằng chứng phù hợp với một câu chuyện.
“Tôi thực sự nghĩ rằng ở một mức độ nào đó hệ thống có tiêu chuẩn kép (tức phân biệt đối xử), và giờ vẫn có tiêu chuẩn kép, và thiên vị chống lại các thành viên Đảng Cộng Hòa,” ông Barr nói trên podcast. “Chẳng hạn, khi tôi còn là Tổng chưởng lý, không có vụ nào khiến các thành viên Đảng Dân Chủ hổ thẹn bị rò rỉ. Tuy nhiên, những vụ làm tổn thương các thành viên Đảng Cộng Hòa đã bị rò rỉ.”
The Epoch Times đã liên lạc với Bộ Tư pháp để yêu cầu bình luận.
Ông Barr đã ca ngợi biện lý đặc biệt Durham và nhóm của ông vì đã làm một “công việc rất xuất sắc” mặc dù thất bại trong việc thuyết phục kết tội [ông Sussmann]. “Tôi nghĩ rằng ông ấy đã hoàn thành một điều gì đó quan trọng hơn nhiều,” ông nói với Fox News, vì ông Durham đã “làm rõ vai trò trung tâm” mà chiến dịch của bà Clinton có trong việc “thêm dầu vào lửa” cho câu chuyện chống lại chiến dịch của ông Trump.
Ông nói thêm rằng ông Durham cũng đã “vạch trần hành vi thực sự đáng sợ” của các hàng ngũ cao cấp trong FBI, những người “cố ý sử dụng thông tin này để bắt đầu một cuộc điều tra về ông Trump và sau đó lừa các đặc vụ của chính họ bằng cách nói dối họ và không cho họ biết đâu là nguồn cung cấp thông tin thật sự.”
Cô Rita Li là phóng viên của The Epoch Times, chuyên về các chủ đề liên quan đến Trung Quốc. Cô bắt đầu viết cho ấn bản Hoa ngữ từ năm 2018.