OECD: Kinh tế Hoa Kỳ chậm lại do lạm phát dai dẳng
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cắt giảm dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ, đổ lỗi cho lạm phát cao có thể mất nhiều thời gian hơn để tiêu tan do gián đoạn nguồn cung vẫn tiếp diễn một phần do cuộc chiến Ukraine và việc phong tỏa COVID-19 của Trung Quốc.
Tổ chức quốc tế này cho biết trong Triển vọng Kinh tế gần đây nhất, công bố hôm 08/06, tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Hoa Kỳ dự kiến sẽ suy yếu xuống còn 2.46% vào năm 2022, giảm so với ước tính trước đó là 3.73%. Dự báo tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ cho năm 2023 cũng đã bị cắt giảm xuống chỉ còn 1.2%.
OECD lưu ý, lạm phát ở Hoa Kỳ đã mở rộng, lan sang các ngành hàng khác ngoài hàng hóa, đồng thời dự đoán rằng tỷ lệ lạm phát PCE cho năm 2022 sẽ đạt 5.9%.
Con số này cao hơn nhiều so với mức 4.4% mà OECD đã dự đoán trong dự báo tháng 12 năm 2021, trước khi Nga xâm lược Ukraine.
Kinh tế trưởng OECD kiêm Phó Tổng thư ký Laurence Boone, cho biết trong một tuyên bố: “Với những rủi ro thiên về suy giảm, cái giá của chiến tranh có thể còn cao hơn.”
Ông nói thêm: “Xung đột đang làm gián đoạn việc phân phối lương thực và năng lượng cơ bản, thúc đẩy lạm phát cao hơn ở khắp mọi nơi và đe dọa các nước thu nhập thấp.”
OECD cho biết, cái gọi là lạm phát PCE cốt lõi, loại bỏ các danh mục thực phẩm và năng lượng và được coi là thước đo tốt hơn về áp lực giá căn bản, dự kiến sẽ ở mức 4.7% ở Hoa Kỳ vào năm 2022. Con số này cũng cao hơn so với những dự báo trước đó.
OECD cho biết: “Áp lực lạm phát tiềm ẩn cũng đã tăng lên rõ rệt khi nhu cầu mạnh tiếp tục tăng lên trước những hạn chế về nguồn cung, với áp lực về giá đã mở rộng từ các thành phần hàng hóa sang dịch vụ.”
Cơ quan này cho biết thêm: “Cũng như ở các nước khác, giá năng lượng và thực phẩm đã tăng vọt, làm xói mòn sức mua của các gia đình.”
Dữ liệu của chính phủ cho thấy tiền lương ở Hoa Kỳ đã tăng với tốc độ chậm hơn so với lạm phát trong mỗi tháng kể từ tháng Mười năm ngoái (2021) (pdf). Điều này đã đẩy thu nhập thực tế sau điều chỉnh theo lạm phát vào vùng suy giảm, chuyển thành tác dụng cắt giảm lương với nhiều gia đình Mỹ.
Trong khi Hoa Kỳ khá cách ly khỏi cuộc chiến ở Ukraine và các lệnh trừng phạt đối với Nga, OECD lưu ý rằng đã có “tác động gián tiếp về vật chất” thông qua thị trường toàn cầu và sự phụ thuộc nhiều hơn vào một số mặt hàng năng lượng như uranium.
Cơ quan này cảnh báo: “Sự gián đoạn đối với các nguyên liệu đầu vào chính cho chất bán dẫn và thiết bị vận tải được sản xuất ở Ukraine và Nga (ví dụ như palladium, argon, neon) và các cuộc phong tỏa ở Trung Quốc cũng có thể tạo ra gián đoạn nguồn cung ảnh hưởng đến sản xuất ở Hoa Kỳ.”
OECD cho biết thêm: “Sự gián đoạn nguồn cung có thể mất một thời gian để giảm bớt hoàn toàn, đặc biệt là do tác động của cuộc chiến ở Ukraine và các đợt phong tỏa liên quan đến COVID ở Trung Quốc.”
Việc OECD hạ cấp dự báo tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ xuất phát từ triển vọng kinh tế gần đây nhất của Ngân hàng Thế giới, báo cáo này cũng hạ thấp kỳ vọng về tăng trưởng GDP của Hoa Kỳ.
Ngân hàng Thế giới hạ cấp triển vọng tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ 1.2% trong năm 2022 xuống 2.5%, so với dự báo hồi tháng Một, trong khi triển vọng năm 2023 bị cắt giảm 0.2% xuống 2.4%.
Cả hai tổ chức đều cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu của họ, với việc Ngân hàng Thế giới đưa ra cảnh báo đặc biệt rõ ràng rằng nền kinh tế thế giới đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ ngày càng gia tăng — sự kết hợp nguy hại của lạm phát cao và tăng trưởng chậm chạp — và nhiều quốc gia có thể kết thúc trong sự kiềm kẹp của một cuộc suy thoái.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’