Nội bộ ĐCSTQ tạo phản, chính quyền Tập liên tiếp ra đòn nặng
Xin chào các bạn đến với Tin tức tiêu điểm, tôi là Lý Mộc Dương.
Hôm 11/9, một vị khán giả ở Thượng Hải tiết lộ tin nóng, trên một tuyến cầu vượt ở Thượng Hải, có thể thấy một hàng dài xe cứu viện màu vàng, bên trên đều có gắn súng cao xạ. Vị khán giả này không nói rõ họ làm thế để làm gì, chỉ viết trong thư một câu như sau: “Hy vọng sẽ vĩnh viễn không có chiến tranh”.
Quả là vậy, là một người dân trăm họ mà nói, có thể sống những ngày tháng yên ổn, bình lặng, là nguyện vọng cơ bản nhất. Ai cũng không mong muốn sống một cuộc sống nay đây mai đó, khổ sở vô gia cư. Nhưng mọi người quay đầu lại nhìn xem mấy chục năm qua ĐCSTQ thống trị Trung Quốc, người Trung Quốc sống vui vẻ được mấy ngày đây?
Khi tôi còn ở Trung Quốc, không chỉ một lần nghe người già nói một câu thế này: Xã hội này không kéo dài được! Ý nghĩa là gì? Dưới sự thống trị của ĐCSTQ, rất nhiều người trong đầu chỉ nghĩ đến hai việc: một là tiền, hai là tình dục.
Trung Quốc đi đến hôm nay, rất nhiều người bắt đầu suy nghĩ lại, vì sao lại như vậy? Không chỉ là người dân trăm họ suy nghĩ lại, ngay cả Hồng nhị đại [1] của ĐCSTQ cũng đang cùng nhau suy nghĩ lại. Bởi vì họ cũng thấy được rằng Trung Quốc đã đi sai đường dưới sự thống trị của ĐCSTQ.
Bí mật xét xử Nhậm Chí Cường một cách “công khai”
Hôm 11/9, Tòa án Trung cấp số 2 của Bắc Kinh đã tiến hành xét xử ông Nhậm Chí Cường, một người nổi tiếng thuộc Hồng nhị đại, nguyên chủ tịch tập đoàn Hoa Viễn, người được cộng đồng mạng gọi là “đại pháo” (những người mạnh miệng dám lên tiếng dám phát biểu), nhưng tòa không tuyên án tại phiên tòa.
Sáng sớm ngày 11/9, không ít người thuộc các kênh truyền thông nước ngoài và những người ủng hộ ông Nhậm Chí Cường tụ tập ở bên ngoài cửa Tòa án Trung cấp số 2. Nhưng theo giới thiệu của người ở hiện trường, cảnh sát đứng gác ở cửa thông báo rõ, chỉ có “những người được mời đặc biệt” mới được vào đứng nghe trong phiên tòa. Hơn nữa cảnh sát còn tra hỏi và xua đuổi những người đúng chụp ảnh ngoài phiên tòa.
Do danh tiếng của “Nhậm Đại Pháo”, vụ án xét xử ông được chú ý rất lớn. Nhưng điều kỳ lạ là, cho đến tận 6 giờ tối ngày 11/9, ngoài thông báo của Tòa án Trung cấp số 2, các kênh truyền thông và các cổng thông tin chính thức của ĐCSTQ, như Weibo, đều không đưa tin gì liên quan đến việc “Đại Pháo” bị xét xử.
Cho dù đã đưa ra thông báo, nói là “Công khai xét xử”, vì sao không cho người ta vào nghe? Rốt cuộc thì là “xét xử công khai” hay là “xét xử bí mật”? Rốt cuộc ông Nhậm Chí Cường có tội hay không?
Một người tự xưng là cán bộ về hưu của Ủy ban Quản lý Tài sản công của Chính phủ ĐCSTQ nói với CNA (Hãng Thông tấn Trung ương Đài Loan) rằng, “Ông Nhậm Chí Cường khi còn làm chủ tịch tập đoàn Hoa Viễn, thì chính là một nhân vật Đại Pháo, không phải hôm nay mới như vậy, vì sao đến giờ mới định tội ông ấy? Mà tội hiện tại, lại là về những việc làm trước đây của ông ấy?”.
Vị tiên sinh âm thầm lên tiếng ủng hộ ở hiện trường này cho biết, ông từng kiểm tra sổ sách kế toán của tập đoàn Hoa Viễn hồi đó, “sổ sách là rõ ràng. Hơn nữa, ông Nhậm năm đó có thu nhập hàng năm là vài triệu Nhân dân tệ (NDT) một năm, hỏi ông ấy còn cần tham ô không?”.
Giết gà dọa khỉ, ông Nhậm có thể bị kết án nặng?
Trong vụ án của ông Nhậm, vào tháng 8 chính quyền đã đưa ra thông báo, nhắc đến 4 tội của ông Nhậm, trong đó 3 tội là tội kinh tế, còn một tội nữa là phạm tội về chức vụ.
Một vị luật sư nhân quyền giấu tên ở Trung Quốc đại lục nói, vụ án của ông Nhậm xét xử lần đầu ở Tòa án Trung cấp, cho thấy “khung hình phạt về số năm tù là tương đối cao”. Ông còn chỉ ra, từ lúc ông Nhậm bị bắt đến khi mở phiên tòa là khoảng 6 tháng. So với khoảng thời gian một, hai năm của những tham quan bị ngã ngựa thì vụ án của Đại Pháo “tiến độ quá nhanh”, có thể “[là họ] chỉ đợi trị tội ông ấy”.
Còn một vị luật sư nhân quyền từng bị ĐCSTQ bịa đặt tội danh và cho ngồi tù, hiện giờ đã ra tù, thì cho rằng ông Nhậm cũng giống như cựu giáo sư ngành luật Đại học Thanh Hoa Hứa Chương Nhuận, và cựu giáo sư Thái Hà của trường đảng Trung ương ĐCSTQ, đều thuộc về phái phản đối trong thể chế. Mặc dù lần nào họ cũng lên tiếng đơn độc, nhưng việc “lên tiếng tiếp sức” của họ đã dẫn khởi tiếng nói hưởng ứng cộng hưởng rất lớn ở phía sau, “do vậy, ông Tập có khả năng sẽ dùng chiến thuật ‘múa đao nhanh chặt đay rối’”.
Vị luật sư này còn cho biết, chính quyền Bắc Kinh “rất có thể muốn nhanh chóng thông qua việc xử lý ông Nhậm, để công khai cảnh cáo những nhân sỹ bất đồng chính kiến, nhất là những người thuộc phái phản đối “lấy cờ đỏ chống cờ đỏ” trong thể chế, “cho dù anh là thế hệ đỏ thứ mấy, xuất thân ra sao, có ảnh hưởng lớn cỡ nào, thì đều có thể bị xử án nặng’”.
Qua phân tích của hai vị luật sư nặc danh này, về cơ bản có thể đoán định ra một điểm: Nhà lãnh đạo Bắc Kinh mượn việc xử lý Nhậm Đại Pháo mà đạt được mục đích giết gà dọa khỉ.
Nếu như là như vậy, hai luật sư đều cho rằng, ông Nhậm có thể sẽ bị xử khá nặng. Bởi vì ĐCSTQ bịa đặt cho ông 4 tội danh này, theo luật “lò xo” của ĐCSTQ, ông có thể phải đối mặt với án tù trên mười năm, hoặc có thể là tù chung thân, thậm chí là tử hoãn [2].
“4 tội” hay là “1 tội”?
Thực ra, tin tức mà vị cán bộ về hưu từng điều tra sổ sách của ông Nhậm như nêu ở trên đưa ra, và phân tích của vị luật sư nặc danh này, đều nói rõ một vấn đề: Ông Nhậm bị xử lý, rất có thể không phải là “4 tội danh” như thông báo, mà là còn có nguyên nhân khác. Vậy nguyên nhân đó là gì?
Mọi người còn nhớ, tháng 3 năm nay, trong cộng đồng người dùng WeChat có lưu truyền một bài viết “tên hề bị lột sạch quần áo mà vẫn khăng khăng đòi làm hoàng đế”, người ký tên bài viết là ông Nhậm Chí Cường.
Mặc dù bài viết này không điểm rõ danh tính, nhưng ai đọc rồi cũng biết, rõ ràng là pháo bắn vào ông Tập Cận Bình và chính quyền ĐCSTQ độc tài, áp chế dư luận.
Bài viết cũng cho hay, không thấy sự “vĩ đại” gì của chính quyền Bắc Kinh, chỉ thấy “một tên hề bị lột sạch y phục rồi mà vẫn khăng khăng làm hoàng đế. Cho dù hết lần này đến lần khác giơ cái khố che thân lên để che đậy hiện thực rằng mình căn bản không còn y phục gì, nhưng không che đậy chút nào dã tâm khăng khăng đòi làm hoàng đế, và quyết tâm khiến kẻ nào không cho ta làm hoàng đế đều phải tử vong!”
Có phân tích cho rằng, nếu như quý vị vẫn còn nghi hoặc rằng trong nội bộ ĐCSTQ còn tồn tại tiếng nói phản đối ông Tập, thì hãy nhìn xem, ông Nhậm chính là tiếng nói phản đối đó, hơn nữa là tiếng nói công khai thể hiện sự khinh bỉ đối với ông Tập, bảo ông Tập tránh đường. Từ một mức độ nào đó mà nói, đây là tiếng nói phản thể chế, phản độc tài trong chính nội bộ thể chế.
Đài phát thanh Quốc tế Pháp RFI trích dẫn phân tích chỉ ra, ông Nhậm đại biểu cho một kiểu dư luận, đó là kiểu dư luận trong nội bộ ĐCSTQ muốn ông Tập phải nhường đường. Điều này khiến ông Tập cảm thấy sợ hãi. Từ khi ngoại giới còn đang nhìn nhận rằng ông Tập còn rất mạnh, thì ông Nhậm đã “dám không nêu tên mà chỉ ra ông Tập là một tên hề trần trụi mà cứ khăng khăng đòi làm hoàng đế”, nói lời đến mức độ như vậy, khác gì “tát cho rách mặt”.
Có vị luật sư chỉ ra, ông Nhậm đã phạm phải tội “đại bất kính” hiện đại một cách điển hình. Trong tập đoàn ĐCSTQ, đây là “phạm thượng”, đây mới là tội danh quan trọng mà chính quyền nhất định phải giải quyết ông.
Ông Tập trái ý cha, áp đặt giáo dục chữ Hán ở khu Nội Mông
Thực ra, ông Nhậm và ông Tập đều là Hồng nhị đại, nói thế nào thì cũng nên là lưới mở một mặt. Nhưng từ cách xử lý của chính quyền này với ông Nhậm thì có thể thấy ông Tập dường như không vì cùng là Hồng nhị đại mà nương tay.
Người ta có thể không lý giải được, vì sao lại như vậy? Thực ra, mặc dù cùng là thuộc gia tộc màu đỏ của ĐCSTQ, nhưng nhà họ Nhậm và nhà họ Tập không có giao tình sâu nặng gì. Huống hồ, có giao tình có thể cũng chẳng ngăn được ông Tập ra tay nặng. Ở đây xin nói hơi xa một chút.
Hiện giờ ở khu Nội Mông đang phát sinh các cuộc vận động phản kháng của nhân dân, vì ĐCSTQ áp đặt việc dạy tiếng Hán, khiến cho tộc người Mông Cổ phản cảm mạnh mẽ. Nhưng mọi người biết không, trong “Luật giáo dục tự nguyện” của ĐCSTQ, quy định rõ ràng rằng “những trường học chủ yếu nhận các học sinh dân tộc thiểu số, có thể dạy học bằng văn tự thông dụng của dân tộc thiểu số”.
Người soạn thảo và thành lập bộ luật này chính là cha của ông Tập Cận Bình, ông Tập Trọng Huân, thời đó là phụ trách lập pháp và quản lý các dân tộc thiểu số. Mà lúc đó khi lập ra bộ luật này, người chấp chính đứng đầu khu Nội Mông là Ô Lan Phu, thượng tướng khai quốc của ĐCSTQ.
Ông Trương Chí Công, người từng ở bên ông Tập Trọng Huân 20 năm sau này nhớ lại, ông Ô Lan Phu và ông Tập Trọng Huân có “cảm tình rất sâu”. Ông Ô Lan Phu qua đời vì bệnh năm 1988, ông Tập Trọng Huân từng tự tay viết một bài văn thể hiện sự đau thương. Trong đó viết Ô Lan Phu là “người chiến hữu già thân thiết nhất”, là “người thầy, người bạn tôi kính phục sâu sắc”.
Ông Trương Chí Công viết trong hồi ký rằng, vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước, nhà họ Tập và nhà Ô Lan Phu đều là ở số 6, đường Viên Âm Tự, chỉ cách một bức tường. Người của hai nhà thường đi lại với nhau, ông Tập Trọng Huân thường hay dùng cách gọi hài hước là “vương gia” để gọi ông Ô Lan Phu. Nghĩa là, ông Tập Trọng Huân coi ông Ô Lan Phu là quốc vương của Mông Cổ.
Cách xưng hô như vậy chỉ có thể là giữa hai người thân mật, có thể thấy quan hệ giữa hai người này không tầm thường. Ở đây có một nguyên nhân sâu xa rất đặc biệt.
Ông Tập không nể mặt, nhà của vương gia Mông Cổ cũng phải chịu hoạn nạn
Mọi người có thể đã từng nghe nói từ nhiều kênh thông tin khác nhau, thời kỳ Cách mạng Văn hóa, ông Tập Cận Bình từng đến sống ở thôn Lương Gia Hà, Diên An. Nhưng bà Tề Kiều Kiều (con gái ông Tập Trọng Huân, chị của ông Tập Cận Bình) thì bị lưu đày đến Nội Mông, làm việc ở binh đoàn kiến thiết và sản xuất của thành phố Ba Ngạn Náo Nhĩ. Điều kiện sống ở đó rất khắc nghiệt, bà Tề Kiều Kiều bị mắc phải các bệnh như viêm khớp, bệnh lao, thấp khớp,…
Vì không được trị liệu kịp thời, nên thể trạng của bà Tề Kiều Kiều rất kém. Năm 1975, bà Vân Thự Bích, con gái của ông Ô Lan Phu, vừa mới được trở lại làm việc. Bà đưa bà Tề Kiều Kiều từ Ba Ngạn Náo Nhĩ về Triết Lý Mộc, nơi bà đang làm việc, thậm chí còn đưa bà Tề Kiều Kiều đến nhà mình để chăm sóc dưỡng bệnh, sau này lại tìm cách đưa bà Tề quay lại Bắc Kinh trị bệnh.
Nên biết rằng, bà Tề Kiều Kiều lúc đó vẫn còn là “hắc bang nữ tử”, vì vậy việc chăm sóc bà có thể gây nguy hiểm rất lớn. Quả thật sau này bà Vân Thự Bích đã bị phê bình vì vấn đề lập trường. Việc đó đã khiến hai nhà trở thành tri giao vì cùng chung hoạn nạn.
Thực ra trong tình huống đó, nếu không phải là nhờ bà Vân Thự Bích, thì việc bà Tề Kiều Kiều có thể sống sót được không cũng còn chưa biết. Từ một ý nghĩa nào đó mà nói, con gái của ông Ô Lan Phu có thể là đã cứu bà Tề Kiều Kiều một mạng.
Lúc đó, ông Ô Lan Phu và con trai là Bố Hách đều đang bị giam trong ngục. Ba con gái của Bố Hách là Thanh Qua, Bố Đại Lâm, Bố Tiểu Lâm, sống với bà nội và cô là bà Vân Thự Bích. Sau khi bà Tề Kiều Kiều được đón về, Bố Đại Lâm và Bố Tiểu Lâm đã trở thành người bạn tốt với bà Tề Kiều Kiều, không giấu nhau điều gì.
Bố Tiểu Lâm này, chính là người mà 4 năm rưỡi về trước đột nhiên thăng tiến, trở thành Phó Bí thư Đảng Ủy khu tự trị Nội Mông, Chủ tịch khu tự trị, có thể nói là truyền nhân của “vương gia Mông Cổ”.
Lúc đó bà Bố Tiểu Lâm 58 tuổi, thực ra nếu xếp hạng thì xếp thứ 8 trong danh sách Đảng ủy khu tự trị, lại cũng không phải Ủy viên Trung ương Đảng, có thể nói là được thăng chức một cách bất thường. Từ điểm này có thể thấy, quan hệ của hai nhà rất đặc biệt.
Nhưng không biết vì sao, người vốn tâm niệm đến giao tình giữa hai gia đình, hiện giờ lại không kể gì đến cảm nhận của truyền nhân “vương gia Mông Cổ”, muốn áp đặt việc dạy học bằng tiếng Hán ở Nội Mông.
Trước đây chúng ta từng nói, không có ngôn ngữ và văn tự của dân tộc, thì dân tộc đó không còn tồn tại nữa. Trung Quốc có 56 dân tộc, mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ, văn tự, văn hóa riêng. Nhưng từ quyết sách của chính quyền Bắc Kinh hiện nay, dường như muốn tiêu trừ từng dân tộc một. Không lâu trước đây thì có Tân Cương và Tây Tạng, hiện giờ lại bắt đầu hành Mông Cổ.
Nội bộ Hồng nhị đại xét lại
Nói nhiều như vậy, chính là nói việc ông Tập xử lý ông Nhậm, là có thể dự đoán được. Ngay cả chỗ tri giao vì từng cùng chung hoạn nạn như truyền nhân của “vương gia Mông Cổ” mà còn không nể mặt, thì sao có thể nể mặt một người chẳng có giao tình gì như ông Nhậm? Không chỉ là không nể mặt gì, mà thủ đoạn và phương thức xử lý còn hà khắc hơn.
Thời Mao Trạch Đông, nếu có lời phê bình nhà cầm quyền, thì chắc chắn sẽ bị chụp lên cái mũ “phản cách mạng” rồi bị phê bình đấu tố cho thối mặt. Ông Tập Trọng Huân cũng từng bị người ta chụp lên cái mũ “phản đảng”, bị dân chúng áp giải đi ngoài đường để thị chúng.
Nhưng hôm nay, việc xử lý giới lãnh đạo cao cấp trong ĐCSTQ, và nhân sỹ bất đồng chính kiến, không phải coi họ là tội phạm chính trị, mà là nhất loạt chụp lên tội danh tội phạm hình sự.
Giáo Sư Thái Hà, năm nay 68 tuổi, cũng là một trong số các Hồng nhị đại, từng giảng dạy ở trường đảng ĐCSTQ, đối với sự việc này bà có cảm xúc sâu sắc. Vì bà phê bình ĐCSTQ, nói ĐCSTQ đã trở thành cương thi và tập đoàn xã hội đen, nên đã bị khai trừ khỏi ĐCSTQ, hủy các đãi ngộ hưu trí.
Giáo sư Thái Hà nói, hiện giờ ĐCSTQ trăm phương nghìn kế áp chế các tiếng nói bất đồng, ra tay tàn nhẫn thanh trừ và áp chế các nhân sỹ trong nội bộ, chính là vì nó đã bị lâm vào trạng thái đồng thời gặp nguy cả trong lẫn ngoài.
Bà Thái Hà nói những lời này, là sau khi trải qua suy ngẫm xét lại nhiều năm. Có điều bà nói ra một vấn đề mà người ngoài khó tưởng tượng ra được, những gì mà người trong nội bộ Hồng nhị đại xét lại thì rất sâu sắc.
Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài VOA, Giáo sư Thái Hà đã nói ra một việc bản thân mình từng trải qua. Vài năm trước, bà tham gia một bữa tiệc của Hồng nhị đại, chủ đề nói chuyện trong bữa tiệc chính là việc xét lại.
Trong đó có người nói, nên suy nghĩ lại về năm 1989. Họ cho rằng từ sau vụ thảm sát Thiên An Môn, Trung Quốc đã đi sai đường. Có điều có người lại nghĩ, “1989 có đủ không? Nên là xét lại các việc kể từ việc đổi mới năm 1989, việc cải cách mở cửa không thể thực sự giải quyết vấn đề của thời đại Mao Trạch Đông.”
Nhưng xét lại về giai đoạn từ năm 1979 cải cách mở cửa cũng không được, có người nói “chúng ta cần phải suy nghĩ lại về giai đoạn kể từ năm 1966”. Năm 1966, đây là năm mà Mao Trạch Đông phát động Đại Cách mạng Văn hóa.
Nhưng vẫn có người phản bác, cho rằng cần phải lùi lại 10 năm, “nên là lùi lại đến năm 1956”. Năm 1956, là năm Trung Quốc mở Đại hội đảng lần thứ 8.
Vị Hồng nhị đại này cho rằng, là vì lúc đó trong hội trường Đại hội 8 của ĐCSTQ không có ảnh của Mao Trạch Đông, không có huy hiệu đảng, không có cờ đỏ, nhấn mạnh dân chủ trong đảng, phản đối sùng bái cá nhân.
Nếu như nói như vậy, thì vẫn nên tiếp tục, trong đó một vị Hồng nhị đại nói “nên xét lại cho đến năm 1949”, có nghĩa là vị này xét lại việc cái thể chế lập ra từ khi ĐCSTQ thành lập chính quyền ở Trung Quốc.
Vậy nhưng một vị Hồng nhị đại vẫn thấy như vậy không đủ, nói rằng “thực sự xét lại là phải bắt đầu từ năm 1920”. Nên thức tỉnh lại một chút, về sự sản sinh của ĐCSTQ và con đường mà dân tộc Trung Hoa đi qua trong 100 năm qua, trong đó có những luận lý lịch sử, liên hệ lịch sử như thế nào.
Cũng có nghĩa là, những quá trình xét lại của những vị Hồng nhị đại này, đã cân nhắc tới việc sau khi ĐCSTQ xuất hiện ở Trung Quốc, thì rốt cuộc đã mang đến những gì cho Trung Quốc, và vấn đề ĐCSTQ có nên tồn tại ở Trung Quốc hay không.
Đàm luận về những vấn đề này, đối với Hồng nhị đại mà nói, đã rất sâu rồi. Nói cách khác, những vị này đã thảo luận về vấn đề “nguyên tội”.
“Nguyên tội” của Hồng nhị đại
“Nguyên tội”, vốn dĩ là một từ trong Cơ đốc giáo, sau này bị người ta dùng để chỉ những tội lỗi từ lúc ban đầu và tội nguồn gốc.
Bà Thái Hà cho rằng, bà ý thức được rằng mình có “nguyên tội”. Sau khi ĐCSTQ thành lập, nó cổ động rất nhiều nhân dân, cùng nó đi dùng vũ trang cướp đoạt chính quyền. Nó hứa cho nhân dân quyền “làm chủ”, nhưng trên thực tế sau khi ĐCSTQ cướp được chính quyền, nó đã “lập nên một chế độ đặc quyền phân giai tầng”: giai tầng của cha mẹ các vị cao đến đâu, thì đặc quyền mà các vị hưởng thụ được chỉ cao đến đó.
Ví dụ về nhà ở, điều kiện kinh tế gia đình, điều kiện giáo dục, v.v., [của con nhà giai tầng cao] đều rõ ràng là cao hơn chúng bạn xung quanh, nhưng lúc đó thì cảm thấy mình được hưởng thụ như vậy là đương nhiên.
Điều này nói rõ một việc, Mao Trạch Đông từng cho học sinh về nông thôn, làm ra các cuộc vận động đi lên núi đi xuống thôn, tuyệt đại đa số học sinh thanh niên đều đi nông thôn. Nhưng đài VOA cho biết, vì vấn đề gia đình, nên bà Thái Hà không lên núi xuống thôn như chúng bạn.
Bà Thái Hà cho biết, người ta không cảm nhận được, rằng Hồng nhị đại kỳ thực không ở cùng một địa vị bình đẳng với dân chúng trong xã hội, mà là trở thành một giai tầng quý tộc đặc quyền.
Đối với những vấn đề này, bà Thái Hà nói, vài năm trước thì bà đã suy nghĩ xét lại rồi. Có điều bà nói đây không phải là việc một mình bà xét lại, mà là một quần thể người xét lại.
Hồng nhị đại: ĐCSTQ không hợp pháp
“Quần thể người” mà bà Thái Hà nói, là chỉ nhóm người ở tầng trung của Hồng nhị đại. Cũng chính là những Hồng nhị đại mà cha mẹ ở cấp trung đoàn, sư đoàn vào những năm 50, 60 của thế kỷ trước.
Có điều bà cũng chỉ ra, những Hồng nhị đại ở giai tầng cao nhất, cũng chính là thuộc loại “thái tử đảng”, thì xét lại cũng rất sâu. Ví dụ như bà Mã Hiểu Lực, con gái của cựu Bộ trưởng Lao động ĐCSTQ Mã Văn Thụy, bà La Điển Điển, con gái của cựu tham mưu trưởng ĐCSTQ, Bộ trưởng Bộ Công an La Thụy Khanh, v.v.
Bà Thái Hà chỉ ra, kỳ thực sau “sự kiện 13/9” năm 1971, rất nhiều người đã bắt đầu suy nghĩ rồi. Bởi vì ở Bắc Kinh có rất nhiều bậc phụ huynh, đều đã từng phải chịu xung kích mạnh trong thời Cách mạng Văn hóa. Đặc biệt là trong “sự kiện 13/9”, máy bay của Lâm Bưu bị nổ, càng khiến cho quần thể những đứa trẻ này bị chấn động lớn trong tư tưởng.
Sau cái gọi là cải cách mở cửa của Trung Quốc, người ta ngày càng tiến về phía trước, ngày càng thấy được thời của Mao là có vấn đề. Nhưng đến sau năm 2013, một lượng lớn Hồng nhị đại “cảm thấy rõ ràng rằng đất nước không phải là đang tiến bộ, mà là đi thụt lùi”.
Những người này đều đã từng trải qua Cách mạng Văn hóa, họ cảm nhận được tình huống hiện tại. Do vậy việc họ xét lại không chỉ giới hạn ở những vấn đề xuất hiện trong thời của Mao, ở chỗ vì sao xuất hiện vấn đề, mà là xét lại việc từ sau năm 1949, rằng cái thể chế và chế độ mà ĐCSTQ lập ra này có đúng hay không? Có nên làm như thế này không?
Bà Thái Hà nói có một lượng lớn Hồng nhị đại cho rằng, mục tiêu mà cha mẹ mình theo đuổi là đạt được “chủ quyền ở dân, trả lại chủ quyền cho dân”, xây dựng một quốc gia hiện đại, dân chủ, pháp trị và tự do. Chính quyền không nên nằm trong tay Hồng nhị đại, con của các cán bộ lão thành của ĐCSTQ, điều này hoàn toàn không đúng. “Nếu nói về mục đích ban đầu, thì điều này hoàn toàn không phải là mục đích ban đầu, mà đây chính là sự phản bội! [lý tưởng của chính mình]. Tính hợp pháp lịch sử của ĐCSTQ đã không tồn tại từ lâu rồi.”
Giáo sư Thái Hà: Dân chủ hiến pháp cần “phi cộng sản, cải cách”
Giáo sư Thái Hà cho biết, những năm gần đây, kinh tế Trung Quốc phát triển, xây dựng nhiều nhà cao tầng, đường cao tốc, kỹ thuật hiện đại, v.v. Vốn dĩ kỹ thuật cao là dùng để tạo phúc cho xã hội, nhưng hiện giờ lại trở thành hệ thống giám sát của chính quyền độc tài thống trị, giám sát người dân, giám sát xã hội một cách chính xác chi tiết, trở thành công cụ của kẻ thống trị.
Bà cho rằng, Trung Quốc cần phải hướng đến một nền chính trị dân chủ hiện đại, thì phải làm được 8 chữ: “Bỏ Tập, phi cộng, đổi mới, hòa bình”.
Bỏ Tập chính là phá vỡ cái thế bế tắc hiện tại, “mời ông Tập xuống”. “Phi cộng” chính là phá vỡ cái địa vị lũng đoạn của ĐCSTQ trong 70 năm qua. Bởi vì ĐCSTQ “lũng đoạn quyền lực, lũng đoạn tài nguyên, lũng đoạn quyền phát ngôn, lũng đoạn tư tưởng”, do vậy nếu muốn lập hiến, “nhất định phải phá vỡ địa vị lũng đoạn này”.
“Đổi mới” mà giáo sư Thái Hà nói, không phải là “cải cách”. Bởi vì hiện giờ là thể chế toàn trị, mà không phải là độc tài. Độc tài có khả năng tiến đến chính trị dân chủ, có thể cải cách nội bộ, kết hợp trên dưới mà làm. Nhưng chế độ toàn trị là không thể nào có cải biến, nhất định phải vứt bỏ.
Nếu làm được ba điều đầu tiên, thì từ đó thực hiện được “hòa bình”. Bà nói “không hy vọng quá trình đổi mới chính trị này là máu tanh thảm sát”, bà hy vọng các tinh anh trong và ngoài thể chế và quần chúng có thể trao đổi, hợp tác tốt đẹp, đồng thời khôi phục chân tướng, cùng nhau thúc đẩy Trung Quốc bước về phía trước.
Vụ án Nhậm Chí Cường, có thể khiến nội bộ tạo phản?
Kể ra những việc ở trên, không biết mọi người có nhận thấy một điểm không: ông Nhậm thực ra không cô đơn, ông không phải là chiến đấu một mình. Phía sau ông còn có Đạo nghĩa và dư luận, cũng có các quan chức của ĐCSTQ, các tinh anh tri thức và các tập đoàn tài chính. Những nhóm này hình thành nên áp lực rất lớn với ông Tập.
Thực ra nhìn lại thời gian khoảng 1 năm qua, áp lực chính trị đối với chính quyền của ông Tập luôn rất lớn. Đặc biệt là thời gian gần đây thì thể hiện càng rõ ràng hơn.
Gần đây ở Bắc Kinh xuất hiện Tập Ngữ Lục, truyền thông của ĐCSTQ đưa tin một câu của ông Tập một cách nổi bật, “Có người tranh đoạt lòng người với tôi”. Tranh đoạt lòng người, ý là sao? Không có lòng dân ủng hộ, thì chức vụ không ổn phải không? Điều này chẳng cần nói cũng thấy rõ.
Ai tranh đoạt lòng người với ông Tập? Chúng ta hãy xem vài sự kiện gần đây.
Hôm 11/9, ông Tập mở một cuộc tọa đàm giữa các nhà khoa học. Nhưng từ hình ảnh trên Đài Truyền hình Trung ương có thể thấy, không ít người chỉ là cầm một cái bút một cách tượng trưng, trước mặt cũng có một tờ giấy trắng. Là nói, những người này là đang giả bộ thôi, không thực sự ghi lại gì cả. Nói cách khác, những người này có lẽ đều là đang lừa dối ông Tập.
Ngày 9/9, Thủ tướng ĐCSTQ Lý Khắc Cường mở và chủ trì Hội nghị Thường vụ Chính phủ. Hôm sau, trang web của Chính phủ ĐCSTQ đưa tin chi tiết về nội dung hội nghị. Trong đó ông Lý Khắc Cường nói, muốn thực hiện cải cách về đánh giá chất lượng đội ngũ y tế theo phương án “dựa vào năng lực để dẫn hướng”.
Thông thường các kênh truyền thông nhà nước của ĐCSTQ chủ yếu đưa tin về quỹ đạo vận hành của các nhà lãnh đạo, ngoài việc bỏ qua ăn uống không đưa tin, thì các thứ khác đều lên vị trí trang đầu. Nhưng lời của Nhị đại vương Lý Khắc Cường, thì ba kênh truyền thông lớn của ĐCSTQ là Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và Đài Truyền hình Trung Ương đều không đưa tin.
Loại việc này đã từng phát sinh một lần vào tháng 8. Ông Lý đi khảo sát ở Trùng Khánh, 3 kênh truyền thông lớn cũng coi như nhìn mà không thấy. Con ông Tập đi khảo sát An Huy trong cùng thời gian đó, thì 3 kênh truyền thông lớn dành ra một khoảng lớn trên trang đầu để đưa tin.
Còn có một việc nữa, trong lễ kỷ niệm chiến tranh kháng Nhật của ĐCSTQ ngày 3/9, một người đã từng rất nổi bật là ông Vương Kỳ Sơn, sau khi mất tăm 3 tháng, đột nhiên lại xuất hiện, đứng cùng với 7 Thường ủy của Bộ Chính trị ĐCSTQ.
Ông Vương Kỳ Sơn được người ta gọi là “Đội trưởng cứu hỏa”, cũng là vì ông chủ đạo cho hoạt động “đả hổ”, đánh ngã rất nhiều tham quan nên danh tiếng lên rất cao. Nhưng sau Đại hội 19 của ĐCSTQ, ông Vương bị tước bỏ đi danh hiệu Bí thư Ủy ban Kỷ luật Trung ương, trở thành một Phó Chủ tịch nhà nước hữu danh vô thực.
Bị tước bỏ quyền lực một cách nghiêm trọng vẫn chưa là gì, mà ông còn bị trấn áp vì vấn đề của người bạn tốt Nhậm Chí Cường. Có tin tức nói rằng ông Vương và ông Tập không có quan hệ cân bằng, đã đứng ở bờ vực rồi. Nhưng hiện giờ ông Vương Kỳ Sơn lại lộ diện.
Những dấu hiệu này cho thấy, đấu tranh trong nội bộ ĐCSTQ đã hết sức kịch liệt. Một người có 4 thân phận lớn là Hồng nhị đại, phú ông bạc tỷ, người thân thiết với giới quyền lực ĐCSTQ, và nổi tiếng trong công chúng như ông Nhậm Chí Cường cũng bị xử lý, thì rất có thể sẽ làm cho mâu thuẫn trong nội bộ ĐCSTQ thêm kịch liệt hơn nữa.
Trước đây chúng tôi từng có một ví dụ, hiện tại nội bộ ĐCSTQ cũng giống như cái nồi áp suất ở trên bếp, liên tục bị đun nóng lên, áp lực bên trong là rất lớn.
Còn hiện giờ, liên quân quốc tế với Hoa Kỳ đứng đầu liên tục tấn công ĐCSTQ trên nhiều phương diện như chính trị, kinh tế, quân sự, v.v. Áp lực từ bên ngoài như vậy, rất có thể sẽ trở thành một chất xúc tác, khiến cho thay đổi diễn ra trong nội bộ ĐCSTQ trở nên nhanh hơn nữa.
Trong tương lai không xa, chúng ta liệu có thể sẽ thấy nội bộ ĐCSTQ tạo phản không? Chúng ta hãy theo dõi cho kỹ.
Chú thích:
[1] Hồng nhị đại: Thế hệ đỏ thứ hai, con của các lãnh đạo ĐCSTQ đời đầu.
[2] Cho bị cáo được hoãn tử hình 2 năm và bị theo dõi. Nếu trong 2 năm đó tiếp tục phạm tội thì khi hạn 2 năm hết, sẽ thi hành án tử hình. Nếu ko phạm tội gì thì tự động giảm xuống chung thân. Nếu biểu hiện tốt thì giảm án xuống nữa.