Những thực phẩm giúp sửa chữa DNA tổn thương trong não
Nghiên cứu cho thấy rằng rối loạn tâm thần có liên quan đến tổn thương DNA trong não bộ. Nhưng may mắn thay, nhiều loại thực phẩm có thể giúp sửa chữa những tổn thương DNA này.
Theo Hiệp hội trầm cảm và lo lắng Hoa Kỳ (ADAA), lo lắng là tình trạng rối loạn tâm thần phổ biến nhất, ảnh hưởng đến 40 triệu người trưởng thành ở Hoa Kỳ. Đại dịch toàn cầu đã làm tình huống trầm trọng thêm. Một báo cáo vào tháng 03/2022 của Tổ chức y tế thế giới nói rằng đại dịch COVID-19 làm gia tăng thêm 25% tình trạng lo lắng và trầm cảm toàn cầu.
Dự án COVID tại các Tiểu bang đã thực hiện khảo sát trên hơn 22,000 người ở 50 tiểu bang và Hoa Thịnh Đốn vào tháng 03/2022. Khảo sát cho thấy tỷ lệ trầm cảm thay đổi đáng kể theo độ tuổi, trong khi tỷ lệ này nhất quán ở các nhóm tuổi khác nhau trước đại dịch. Theo khảo sát, 50% người trưởng thành trẻ tuổi từ 18 đến 24 báo cáo những triệu chứng trầm cảm nghiêm trọng, trong khi chỉ 9% người từ 65 tuổi trở lên có cùng tình trạng.
Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng vaccine COVID – 19 có thể góp phần gây rối loạn tâm thần. Trang web báo cáo Thẻ vàng COVID-19 ở Anh Quốc đã xác định một loạt các biến chứng tâm thần kinh như phản ứng phụ của tất cả các loại vaccine COVID-19 hiện có.
Mặc dù khoa học không thể giải thích cơ chế chính xác gây ra rối loạn tâm trí, nhưng tổn thương DNA và giảm khả năng sửa chữa DNA đã được chứng minh là phổ biến nhất trong các bệnh tâm thần.
Có hàng chục ngàn tổn thương DNA trong một tế bào người xảy ra mỗi ngày. Do đó, với tổng số tế bào trong cơ thể, bạn sẽ có 1018 tổn thương DNA mỗi ngày.
DNA cung cấp khuôn mẫu tổng hợp các loại protein mà tế bào chúng ta cần để hoạt động. May mắn thay, tế bào của chúng ta có các enzyme khác nhau để sửa chữa các loại DNA tổn thương khác nhau.
Nếu không sửa chữa, các sai sót trong DNA có thể gây ra những vấn đề nghiêm trọng – bao gồm tất cả các chứng bệnh thoái hoá, ung thư, và rối loạn tâm thần kinh.
Nguyên nhân phổ biến gây tổn thương DNA là quá trình oxy hóa
Khí oxy cần thiết cho cuộc sống con người. Não chúng ta tiêu thụ khoảng 20% tổng oxy của cơ thể. Điều này khiến cho tế bào não trở nên dễ tổn thương do oxy hóa hơn những tế bào khác.
Các nhà nghiên cứu MIT đã cho biết trong một bài tổng quan vào tháng 05/2022 rằng tổn thương DNA do oxy hóa trong các mô não được quan sát ở nhiều bệnh nhân bị rối loạn tâm thần kinh khác nhau, bao gồm cả rối loạn lo âu.
Tổn thương DNA do oxy hóa chủ yếu gây ra bởi các loại oxy phản ứng (ROS). Dạng DNA tổn thương phổ biến do ROS bao gồm đứt sợi đơn và đứt sợi đôi.
Nghiên cứu bởi Đại học bang Đông Tennessee năm 2016 cho thấy mối liên quan giữa các rối loạn tâm thần và mức độ tổn thương DNA do oxy hóa cao trong não. Nhiều nghiên cứu báo cáo “số lượng lớn đứt sợi đơn và đôi ở DNA đi kèm với tổn thương oxy hóa và giảm hoạt động sửa chữa DNA ở bệnh nhân trầm cảm.”
Ví dụ, trầm cảm thường là yếu tố kích thích phát triển các rối loạn trầm cảm chính (MDD). Khi chịu căng thẳng nghiêm trọng, cơ thể bắt đầu sản xuất ROS một cách mất kiểm soát, cuối cùng dẫn đến MDD.
Trái cây và rau củ có thể giảm tổn thương DNA do oxy hóa
Nhiều nghiên cứu phát hiện ra rằng các cách ăn uống giàu trái cây và rau củ có thể giảm tổn thương DNA và cải thiện khả năng sửa chữa DNA.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học Bách khoa Hồng Kông đã thử nghiệm khả năng đảo ngược tổn thương DNA của 9 loại trái cây và rau củ, bao gồm chanh, hồng, dâu, táo đỏ, bông cải, cần tây, cải xanh (cải lá xanh Trung Quốc), xà lách và cam.
Họ nhận thấy rằng các chiết xuất nồng độ thấp của chanh, hồng, dâu, táo đỏ, bông cải xanh và cần tây thể hiện một số hiệu ứng bảo vệ DNA.
Bốn chiết xuất chanh pha loãng được thử nghiệm, và chiết xuất 10-4 có hiệu quả nhất (biểu đồ trái bên dưới). Tuy nhiên, hiệu ứng bảo vệ DNA bị mất sau khi đun sôi chiết xuất trong 30 phút (biểu đồ phải bên dưới).
Các nhà nghiên cứu kết luận rằng tác nhân bảo vệ DNA trong chanh nhạy cảm với nhiệt và cần tiến hành nghiên cứu sâu hơn để xác định thành phần hoạt động có tác dụng bảo vệ.
Nghiên cứu khác cũng phát hiện thấy trái kiwi có thể bảo vệ tế bào con người khỏi tổn thương DNA do oxy hóa.
Hơn nữa, các nghiên cứu rộng rãi về các vi chất dinh dưỡng khác nhau cũng cho thấy các hiệu ứng bảo vệ DNA.
Vi chất dinh dưỡng được tìm thấy trong 30 đến 40 vitamin thiết yếu, khoáng chất, amino acid và acid béo. Ước chừng 22% tổng số enzyme cần vi chất dinh dưỡng để hoạt động, theo Rhonda Patrick, Tiến sĩ, trợ lý khoa học tại Viện nghiên cứu Oakland Bệnh viện nhi đồng.
Nghiên cứu trên động vật được thực hiện bởi các nhà khoa học tại Đại học Olso (Na Uy), Đại học Navarra (Tây Ban Nha), và Đại học Newcastle (Anh Quốc) phát hiện ra rằng sự thiếu hụt methyl folate, niacin, kẽm, vitamin A, và đồng đóng góp vào sự tổn thương DNA. Tin tốt là sự bổ sung như kẽm, carotenoid, rutin, trái cây và các chất chống oxy hoá khác từ thực phẩm có khả năng đảo ngược tổn thương DNA ở động vật.
Các nhà khoa học cũng thực hiện các thử nghiệm can thiệp trên người và phát hiện ra rằng, bổ sung coenzyme Q10, carotenoid, trái kiwi, vitamin B, C, E, nước ép dâu-táo, cà rốt, và các thực phẩm giàu chất chống oxy hóa khác có tác dụng gia tăng các hoạt động sửa chữa DNA.
Bởi vì những người tham gia thử nghiệm có nhiều sự khác biệt về điều kiện sức khỏe cơ bản, tuổi tác và lối sống, nên kết quả hầu như không mang tính đại diện.
Ngọc Thuần biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times