Những tác phẩm chép tay của nghệ sĩ người Anh được Nữ hoàng vinh danh
Nghệ sĩ Scribe Patricia Lovett viết thư pháp và vẽ trang trí tại xưởng vẽ tại nhà của bà ở Sevenoaks, Kent, Anh quốc. Năm 2013, bà đã được Nữ hoàng vinh danh vì những cống hiến trong lĩnh vực Thủ công và Thư pháp truyền thống.
Bà Lovett học môn địa lý tại trường Đại học với mục đích ban đầu là vẽ bản đồ, rồi tiếp tục kinh doanh, và sau đó là dạy học tại các trường trung học lớn ở nội thành London, “để thường xuyên gặp những đứa trẻ khá bướng bỉnh, và tôi yêu chúng,” bà nói trong một phỏng vấn qua điện thoại. Trong suốt thời gian đó, bà đã vẽ rất nhiều bản đồ cho các ấn phẩm nhưng không thể viết được tên của chúng. Vì quá thất vọng, bà Lovett đã quyết định bắt đầu học viết chữ.
Khóa học không chỉ là thư pháp, mà còn là trang trí – bà không biết đó là gì – và huy hiệu, thứ mà bà ấy nghĩ đã khá lỗi thời. “Nhưng từ ngày đầu tiên, tôi đã nhìn thấy màu sắc, chất liệu vàng kim, những bức tranh và tôi đã phải lòng tất cả mọi thứ,” bà Lovett chia sẻ.
“Tôi cảm thấy đó là một đặc ân khi có thể làm những gì tôi yêu thích. Tôi làm việc bảy ngày một tuần, nhưng tôi không gọi đó là công việc,” bà nói.
Những tác phẩm thủ công của Lovett đã đưa bà đến khắp nơi trên thế giới, nơi bà đã giảng dạy và thuyết trình tại một số học viện danh tiếng nhất thế giới, chẳng hạn như tại Đại học Harvard. Tác phẩm của bà đã xuất hiện trên màn ảnh, trong phim tài liệu và phim điện ảnh. Bà đã viết hơn một chục cuốn sách.
Vào năm 2017, Thư viện Anh quốc đã xuất bản cuốn sách của bà có tựa “Nghệ thuật và lịch sử thư pháp.” Gần đây nhất, bà đã được quay một loạt video ngắn về cách chép lại những bản thảo thời Trung cổ như một phần của dự án Polonsky, một sự phối hợp trực tiếp giữa Thư viện Anh quốc tại London và Thư viện Quốc gia Pháp quốc.
Bà Lovett làm việc không mệt mỏi để bảo tồn di sản và truyền thống của Anh quốc. Đồng thời bà còn là thành viên của các nhóm làm việc của Quốc hội. Bà hiện là chủ tịch của Hiệp hội Thủ công mỹ nghệ Truyền thống, một tổ chức của Anh quốc nhằm thúc đẩy và hỗ trợ các nghề thủ công truyền thống của đất nước này.
Tình yêu của Lovett dành cho công việc của bà có sức lan tỏa mạnh mẽ. Bà cho biết, rõ ràng là tỷ lệ người có khả năng ghi chép đã thay đổi trong nhiều thế kỷ qua khi có nhiều người biết chữ hơn. Nhưng tại một thời điểm trước đây, người ghi chép có vị thế khá quan trọng.
Ví dụ, Hoàng đế Charlemagne, mà theo người viết tiểu sử của ông là học giả Einhard nói rằng, nhà vua đã có thể đọc nhưng không biết viết. Và vì vậy, Ngài đã đặt một tấm bảng viết để có thể luyện chữ ở đầu giường. Đó là một hình ảnh tuyệt vời nhất. Bạn có thể tưởng tượng ra hình ảnh người đàn ông quyền lực nhất ở Âu châu vào thời điểm đó đặt chiếc lưỡi của mình giữa hai cánh môi để phát ra chữ “a” như thế nào không?
Nếu bạn là một quốc vương, bạn sẽ tuyển những người ghi chép. Có thể giống như các vị quốc vương và tổng thống ngày nay ở chỗ họ sẽ không phải gõ email hoặc thư của riêng mình và mọi thông tin liên lạc sẽ được giao cho một trợ lý.
Ngày nay, hầu hết các chữ viết được thực hiện bằng kỹ thuật số, thông qua máy đánh chữ, hay bất cứ thứ gì khác, vì vậy vai trò của người ghi chép đã thay đổi.
Người ta chỉ nhờ đến bà trong những việc quan trọng, chẳng hạn như nếu ai đó sắp kết hôn và người mẹ đã viết một bài thơ, hoặc nếu ai đó có một ngày kỷ niệm quan trọng và có một số lời bài phát biểu mà họ muốn lưu giữ, hoặc một bài thơ yêu thích của một cô gái.
Những gì bà đang làm vào là danh sách các tên các vị linh mục của một nhà thờ và danh sách đó bắt đầu từ năm 1262. Nhà thờ muốn có một danh sách mới. Họ đã được một trong những giáo dân quyên góp một số tiền và vì vậy họ đến gặp bà vì họ muốn danh sách này được chép trên giấy da cừu.
Khi kinh sách trở nên rất quan trọng, vì đây là lời Chúa được ghi lại, mọi người muốn thể hiện sự tận tâm của mình và dành tiền vào việc làm sách. Họ đã chọn những thứ quý giá nhất để tô điểm: kim loại quý như vàng và bạc, và các chất màu quý nhất, chẳng hạn như màu lam sẫm.
Tất nhiên, kim loại vàng đối với những Tín hữu Công giáo còn có những ý nghĩa khác. Thực tế là rằng màu vàng, là màu của mặt trời, và mặt trời mọc ở phía đông, đó là nơi mà họ hướng về Jerusalem, điều này có ý nghĩa rất lớn đối với họ. Tất cả ấn phẩm đều được ưu tiên sử dụng vàng hơn là bạc. Và, tất nhiên, bạc bị xỉn màu, và họ biết điều này.
Những quyển Kinh thánh dát vàng thường có vị thế rất quan trọng trong các cơ sở tôn giáo hoặc trong các nhà thờ lớn. Những cuốn sách này sẽ được đặt trên cao và được đặt xung quanh nhà thờ trước hoặc trong các buổi lễ. Ánh sáng mặt trời hoặc ánh nến phản chiếu sẽ trông như thể chính cuốn sách đang tự tỏa sáng lấp lánh. Vào thời điểm đó không có nhận thức vật lý về góc tới bằng với góc phản xạ, đó là định luật ánh sáng mà chúng ta biết bây giờ, nên người ta cho rằng hình ảnh phản chiếu đó sẽ trông như thể lời của Chúa tỏa sáng.
Mực được lấy từ mật cây sồi. Mật cây sồi hình thành khi một con ong bắp cày đẻ trứng lên mầm cây mới nhú, cây sồi lớn lên và tạo ra một loại dịch gọi là mật tại vị trí này. Những giọt mật được nghiền nát và trộn với nước. Sau đó, muối sắt và chất kết dính được thêm vào để tạo ra loại mực đen tuyền rất tốt. Nhưng loại mực này có tính ăn mòn, và có những trường hợp sách bị mực ăn thủng.
Một số chữ cái được viết bằng mực đỏ hoặc xanh, trong đó có ultramarine (lam sẫm) một trong những chất màu quý báu nhất.
Ultramarine làm từ đá bán quý lapis lazuli có nguồn gốc từ phía tây bắc Afghanistan, dọc theo Con đường Tơ lụa.
Màu đỏ cam rực rỡ trong các bản thảo là màu đỏ son, trong Thời trung cổ được gọi là chu sa và được chiết xuất từ thủy ngân sunfua.
Và màu vàng được gọi là orpiment được tinh chế từ là một khoáng chất asen sulfua.
Để tìm hiểu thêm về công việc của Patricia Lovett, hãy truy cập PatriciaLovett.com
Hạ Thanh biên dịch
Thu Anh biên tập
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: