Những sơ hở khó bào chữa của thuyết tiến hóa (P.9): Những ngộ nhận và điểm mù [5]
Mời quý vị đón đọc Chuyên đề đặc biệt “Nhìn thấu Thuyết tiến hóa.”
Xem thêm: Phần 1, Phần 2, Phần 3, Phần 4, Phần 5, Phần 6, Phần 7, Phần 8.
Những ngộ nhận và điểm mù của Thuyết tiến hóa
Do giới sinh vật tôn thờ Thuyết tiến hóa một cách mù quáng, nên có rất nhiều sự ngộ nhận nghiêm trọng trong một số lý thuyết sinh học liên quan đến nguồn gốc các loài.
Thuyết tiến hóa dù sao cũng chỉ là giả thuyết trong giới sinh học, cho đến nay vẫn chưa có bằng chứng trực tiếp, tất cả chỉ là bằng chứng gián tiếp. Sau khi mã DNA được công nhận, thì cần thiết có một quá trình để kiểm tra lại xem Thuyết tiến hóa có đúng hay không. Tuy nhiên, do sự thống trị lâu dài của Thuyết tiến hóa, mọi công cuộc tìm hiểu nguồn gốc sinh vật dựa trên mã DNA đều đã bị áp chế – Đây là một cảnh tượng không có trong các lĩnh vực khoa học khác.
Có quá nhiều tác phẩm về nguồn gốc các loài dựa trên Thuyết tiến hóa, ở đây chúng tôi chọn ra tác phẩm của ba nhóm tác giả có tính tiêu biểu nhất định để làm đối tượng thảo luận:
1. “Nguyên tắc di truyền” (Principles of Genetics)
Đây là cuốn sách giáo khoa hiện đang được các trường đại học Hoa Kỳ sử dụng, ngoài ra còn có bản dịch tiếng Trung. Cả hai tác giả đều là những nhà sinh vật học nổi tiếng, cuốn sách này cũng đã được 50 giáo sư có danh tiếng khen ngợi. Vì vậy, tính thẩm quyền của nó có thể nói là “không cần phải nhiều lời” [1].
Nội dung trong cuốn sách gần như hoàn toàn là quan điểm của Thuyết tiến hóa, chúng tôi đã thảo luận về nó trong các bài kỳ trước. Nhưng điều kỳ lạ là, các tác giả cũng thừa nhận một số nội dung và lý thuyết trái ngược hẳn với Thuyết tiến hóa:
(1) Thuyết Eve: thừa nhận rằng con người có chung một lão tổ mẫu duy nhất, “DNA ty thể của tất cả các quần thể người hiện đại đều bắt nguồn từ một phụ nữ sống ở Phi Châu vào 200,000 năm trước”. (Bản tiếng Trung trang 451). Điều này rõ ràng là dựa trên hộp sọ của người xuất hiện sớm nhất được tìm thấy cho đến nay – người Omo, cùng “Eve ty thể” mà chúng tôi đã đề cập trong bài Phần 1. Trong Phần 1, chúng tôi đã chứng minh rằng “Eve ty thể” không thể là do tiến hóa mà thành.
2) Thuyết tiêu điểm tổ tiên: “Bằng cách phân tích trình tự của các cá thể hiện đang sống, có thể truy tìm lại tất cả các trình tự đã tồn tại ở tổ tiên. Trình tự tổ tiên này đại biểu cho một điểm mà tại đó huyết thống của tất cả các cá thể sống hội tụ đến một cá thể – tổ tiên chung”. “Do đó, nguyên tắc hội tụ nói lên rằng tất cả loài người hiện đại, dù là từ mẫu hệ hay là từ phụ hệ, đều có nguồn gốc từ một tổ tiên chung sống cách đây vào khoảng 100,000 đến 200,000 năm”. (Bản tiếng Trung trang 698).
(3) Thông tin di truyền phi vật chất: Thừa nhận rằng tính cách là thông tin di truyền phi vật chất. Ví dụ, những cặp song sinh cùng trứng có tính cách rất giống nhau, mà Thuyết tiến hóa thì lại giảng về chọn lọc tự nhiên, vậy nên điều này rõ ràng là ngược lại với Thuyết tiến hóa. Trên thực tế, điều này có liên quan đến sự di truyền của DNA, nếu không thì nó sẽ không xảy ra ở các cặp song sinh cùng trứng.Những nội dung này có mâu thuẫn không thể dung nhập với Thuyết tiến hóa. Theo quan điểm của họ, tiến hóa đến người Omo thì loài người về cơ bản đã định hình rồi. Nhưng làm thế nào mà quá trình tiến hóa chỉ tiến hóa ra một cặp bố mẹ? Nếu nhiều chủng tộc người đã tiến hóa trong quá khứ, nhưng con cháu của họ đều đã chết, bạn đã phát hiện ra mã DNA nào thuộc về họ? Nếu không tìm thấy thì làm sao biết chúng đã từng tồn tại?
Sự nhất quán của nhiễm sắc thể (NST) Y ở nhân loại hiện tại chứng minh rằng chúng ta có chung một lão tổ phụ, và sự nhất quán của ty thể chứng minh rằng chúng ta có một chung một lão tổ mẫu. Vậy còn sự nhất quán của các NST thường ở nam và nữ thì sao? Sự nhất quán của các NST thường ở nam và nữ là bằng chứng không thể chối cãi rằng nam giới và nữ giới có chung một nguồn gốc. Loài người trên khắp thế giới đều có một tổ tiên khởi đầu là nam.
Những sự thật này các nhà tiến hóa có lẽ đều biết, nhưng họ lại cứ dùi vào Thuyết tiến hóa mà không thể thoát ra. Nếu vấn đề vĩ mô không giải quyết được, thì vấn đề vi mô đồng dạng cũng không thể giải quyết, chỉ có thể duy trì vị trí thống trị bằng cách áp chế những ý kiến bất đồng, đây là tình hình hiện nay của Thuyết tiến hóa.
2. Các cuốn sách nổi tiếng của Dawkins
Dawkins là tác giả của những cuốn sách nổi tiếng về Thuyết tiến hóa, bao gồm “The Greatest Show on Earth: Evidence for Evolution”, “River Out Of Eden” và “The Blind Watchmaker”. Ông ta cũng nổi tiếng là một người ủng hộ Darwin. Ông ta nói rằng: “Chúng ta là anh em họ của tinh tinh, xa hơn một chút là anh em họ của khỉ, xa hơn một chút nữa là anh em họ của lợn đất và lợn biển, hoặc thậm chí là anh em họ của chuối và củ cải nếu xa hơn nữa… Danh sách này muốn dài bao nhiêu sẽ có bấy nhiêu” [2].
Tuy nhiên, đặc biệt hơn cả là một đoạn trong cuốn sách “River Out Of Eden”: “Chúng ta có thể rút ra những kết luận sau: Đầu tiên, phải có một người phụ nữ mà chúng ta có thể gọi là ‘Eve ty thể’, tổ tiên chung theo mẫu hệ gần nhất của loài người hiện đại; Thứ hai, phải có một người gọi là ‘tiêu điểm tổ tiên’, người chưa rõ giới tính, nhưng là tổ tiên chung gần đây nhất của tất cả loài người hiện đại theo bất kỳ con đường di truyền nào; Thứ ba, mặc dù có thể ‘Eve ty thể’ và ‘tiêu điểm tổ tiên’ là cùng một người, nhưng điều đó rất khó xảy ra; Thứ tư, ‘tiêu điểm tổ tiên’ có nhiều khả năng là nam chứ không phải nữ; Thứ năm, ‘Eve ty thể’ có lẽ đã sống cách đây 250,000 năm; Thứ sáu, vẫn còn tranh luận về nơi sống của ‘Eve ti thể’, nhưng từ những gì đã được báo cáo, người ta vẫn nghiêng về Phi Châu hơn”.
Chỉ có điều 5 và điều 6 là cần được kiểm tra bằng chứng cứ khoa học, bốn điều đầu tiên là có thể đạt được bằng những suy luận dựa trên nhận thức thông thường. [3]
Những kết luận này của Dawkins thực tế chính là nói: con người trên thế giới có nguồn gốc từ tổ tiên tiêu điểm với giới tính là nam, và phụ nữ là hậu duệ của nam giới. Lập luận này đến từ một nhà tiến hóa trung thành, quả là khiến người ta kinh ngạc. Có thể thấy rằng khi đối mặt với mã DNA, tư duy của các nhà tiến hóa đã rơi vào tình trạng hỗn loạn.
3. “Khoa học, Tiến hóa và Thuyết sáng tạo” (Science, Evolution and Creationism)
Đây là cuốn sách được viết bởi Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ, tác giả là Francisco J. Ayala, Bruce Alberts và 15 nhà sinh vật học nổi tiếng khác [4]. Cuốn sách về cơ bản thể hiện quan điểm giống như Dawkins, rằng tất cả các loài đều có chung một tổ tiên. Cuốn sách viết: “Đối với bất kỳ 2 loài nào còn sống ngày nay, phả hệ tiến hóa của chúng đều có thể truy ngược đến nơi hai loài hội tụ. Giao điểm đó chính là tổ tiên chung gần nhất của hai loài sinh vật hiện đại này. Ví dụ, tổ tiên chung của con người và tinh tinh là loài sống cách đây khoảng 6 đến 7 triệu năm, còn tổ tiên chung của con người và cá nóc là một loài cá cổ đại sống ở đại dương cách đây hơn 400 triệu năm”.
Họ đã liệt kê ra 250 mã của con người và tinh tinh nhằm cố gắng chứng minh rằng con người và hai loài tinh tinh có chung một tổ tiên. Chúng tôi đã bác bỏ nó trong Phần 5 của loạt bài.
Ba nhóm tác giả này đều có một điểm chung là đều tôn sùng Thuyết tiến hóa. Tuy nhiên, sau khi mã DNA được phát hiện, họ đã gặp phải một số vấn đề mà Thuyết tiến hóa không thể giải thích, và rơi vào tình thế vô cùng bối rối. Chúng ta có thể đem những nguyên nhân sai lầm của họ coi là “3 điểm mù về nhận thức”.
Điểm mù 1: Không thể nhìn thấy ý nghĩa đằng sau “sự giống nhau của các NST thường ở nam và nữ”
Ai đã từng nghiên cứu về sinh vật học đều biết rằng “NST thường ở nam và nữ là như nhau”. Tuy nhiên, tại sao các NST thường ở nam và nữ lại giống nhau? Ý nghĩa của việc này là gì? Một câu hỏi đơn giản như vậy nhưng lại không thể tìm thấy câu trả lời trong tất cả các sách sinh vật học.
Tác giả bài viết đã hỏi trực tiếp và gián tiếp các tiến sĩ về di truyền học, y học và hóa sinh, nhưng không có ai có thể giải đáp. Một tiến sĩ y học thâm niên đã nói rằng, một câu hỏi đơn giản như vậy không phải là không có ai nghĩ ra được, chỉ là câu trả lời cho câu hỏi này có khả năng mâu thuẫn với quan điểm của Thuyết tiến hóa, vậy nên không có nơi nào công bố nó. Và tác giả tin tưởng phán đoán của ông ấy.
Dù sao thì, “các NST thường giống nhau ở nam và nữ” có ý nghĩa gì? Một câu hỏi đơn giản như vậy lại là một điểm mù rất lớn trong giới sinh vật. Có thể các nhà sinh vật học thực sự không nhìn thấy, nhưng nhiều khả năng đây là chủ đề mà họ không dám đối mặt.
Như đã chỉ ra trong các bài trước: NST thường của mọi người trên thế giới, không phân biệt nam nữ, đều có mã DNA giống nhau, có nghĩa là họ chỉ có thể đến từ lão tổ phụ và lão tổ mẫu với bộ NST thường tương đồng. Trong đó, NST của lão tổ mẫu phải được sao chép từ NST của lão tổ phụ (có lẽ còn bao gồm cả NST giới tính X). Chúng ta sẽ thảo luận vấn đề này trong bài cuối cùng.
Điểm mù 2: Làm ngơ trước “tính bất biến của bộ cơ sở sinh học”
Một điểm mù khác trong giới sinh vật chính thống là làm ngơ trước tính bất biến của các bộ gene sinh vật. Trong giới sinh vật, không ít người biết rằng NST của các sinh vật là bất biến. Tuy nhiên, giới sinh vật chủ lưu lại không công nhận điều đó.
Sự bất biến của NST đương nhiên là sự bất biến của bộ gene. Mỗi loài sinh vật đều có bộ gene cụ thể, duy nhất và không đổi, chẳng hạn như gene ZFY trên NST Y của con người. Do đó, mỗi bộ gene đều có nguồn gốc độc lập riêng, các bộ gene khác nhau không thể có chung nguồn gốc. Các bộ gene khác nhau không thể kết hợp với nhau trong quá trình giảm phân, do đó không thể tạo ra bộ gene mới, nghĩa là không thể tạo ra loài mới.
Sự bất biến của gene ZFY trên NST Y của con người là đã được phát hiện từ sớm, những bộ gene bất biến của các loài khác cũng đã được phát hiện. Tinh tinh có tổ tiên riêng của chúng, bò cũng vậy, ngựa cũng vậy, tất cả các loài đều có tổ tiên riêng và không có loài nào tiến hóa. Các nhà tiến hóa nhắm mắt làm ngơ trước điều này, dùi mãi vào trong Thuyết tiến hóa và đột biến vi mô mà không ra. Nhận thức của nhân loại về tự nhiên là không ngừng phát triển, nhận thức của ngày hôm nay nhìn có vẻ hợp lý, nhưng đến ngày mai thì đã có thể sai khác hoàn toàn.
Điểm mù 3: Như người mù sờ voi khi đối đãi với bí mật khổng lồ về mã DNA
Các nhà sinh vật học rất quen thuộc với các quá trình nguyên phân và giảm phân. Họ biết rằng những quá trình này liên quan đến sự nhân đôi của các NST, sự phân ly của các NST chị em: các NST chị em bị sợi tơ kéo về hai cực của tế bào, sau đó tế bào co lại từ phần giữa, cuối cùng nó phân chia thành hai tế bào. Nếu là quá trình giảm phân thì còn có sự tìm kiếm và kết hợp lẫn nhau giữa các NST tương đồng của mẹ và cha, sự sắp xếp và trao đổi đoạn của các mã DNA trên NST tương đồng, quá trình phân bổ 23 NST cho các tinh trùng khác nhau, v.v.
Trong những quy trình từng bước từng bước và phức tạp như vậy, là yếu tố nào đã chỉ đạo tất cả những hành động này? Hơn nữa thực thi được rất hoàn mỹ? Rất ít nhà sinh vật học đề xuất câu hỏi này, chứ đừng nói đến câu trả lời. Đây là một điểm mù lớn khác đối với các nhà sinh vật học.
Theo quan điểm của đa số các nhà sinh vật học, chính các mã DNA của “gene và vùng liên gene” mới là hữu ích, là chúng thiết lập nên toàn bộ hình thái của sinh vật. Tuy nhiên, dưới góc độ mã thông tin, mã DNA của vùng gene chỉ là phần mã dữ liệu để tạo ra các acid amin và protein. Đóng vai trò chỉ đạo quá trình nguyên phân và giảm phân phải là phần khống chế chỉ lệnh, yếu tố đóng vai trò này nhất định là nằm trong 97% mã DNA đã bị các nhà sinh vật học bỏ qua.
Chúng tôi đã đề cập trong Phần 7 rằng 97% DNA này có các đặc điểm của ngôn ngữ, nó là một loại ngôn ngữ. So sánh với phần mềm máy tính, chúng ta có thể gọi phần này là “mã chỉ lệnh”. Có chúng thì sinh vật mới có thể hoàn thành toàn bộ quá trình sinh sản và trưởng thành. Ngoài ra, đối với con người thì còn có vô số thông tin di truyền phi vật chất, con người mới có thể sở hữu trí thông minh, trí tuệ và tình cảm, loại thông tin này cũng nhất định phải có trong thông tin mã DNA.
Nếu không nhìn đến 97% mã DNA này hoặc nhắm mắt làm ngơ, kết quả của nó nhất định sẽ là người mù sờ voi. Các nhà tiến hóa ngày nay chính là một nhóm người như vậy.
Xem tiếp: Phần 10
Tài liệu tham khảo:
Kiều Kỳ biên tập
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ