Những ký ức về Đệ Nhị Thế Chiến tại New Orleans
Có thể nhiều người sẽ ngạc nhiên vì Bảo Tàng Đệ Nhị Thế Chiến Quốc Gia không tọa lạc tại Hoa Thịnh Đốn mà là ở tiểu bang New Orleans. Có một lý do chính đáng giải thích cho việc này.
Một trong những ông cậu của tôi đã sống sót sau khi tàu của ông bị đắm ở ngoài khơi Nam Thái Bình Dương. Một ông cậu khác đã bay qua Burma Hump nhiều lần. Và một ông cậu khác nữa và em trai của ông đã không hề gặp nhau trong vòng hai năm kể từ khi nhập ngũ, luôn chật vật xoay sở để có thể có chỗ che thân trong suốt Trận Chiến Bulge, và rất tình cờ họ lại chui vào cùng một hố tránh đạn quân sự. Bà nội của tôi thậm chí cũng đã ghi danh vào Hải Quân cùng với người dì cùng độ tuổi của bà, tuy nhiên vì vấn đề sức khỏe mà bà cố gắng che dấu nên đã bị quân đội trả bà lại về nhà.
Có một bức ảnh về người bà cô đó của tôi trên tạp chí Life chưa bao giờ được in, nhưng bức ảnh quý báu ấy vẫn được lưu giữ trong gia đình. Tôi vô cùng may mắn khi có thể hiểu tường tận về những người họ hàng này và một số cựu chiến binh khác của Đệ Nhị Thế Chiến, vì vậy, tự nhiên tôi đã có một sự quan tâm sâu sắc đến cuộc chiến đó, mối quan tâm ấy đã lớn lên trong tôi ngay từ khi còn rất nhỏ.
Chuyến viếng thăm của tôi đến Bảo Tàng Quốc Gia Đệ Nhị Thế Chiến đã diễn ra từ lâu lắm rồi.
Ban đầu bảo tàng chỉ dành riêng cho D-Day, với sự quan tâm to lớn hơn và nguồn vốn tài trợ sau đó đã giúp nơi này phát triển thành một kiến trúc có sáu khu vực triển lãm (rất sớm sẽ thành bảy khu) trong dãy tòa nhà ở Quận New Orleans Warehouse, chỉ cách khoảng mười dãy nhà về phía nam của Khu Phố Pháp.
“Andrew Higgins là người đã mang lại chiến thắng của cuộc chiến này cho chúng ta,” Tổng thống Dwight D. Eisenhower, cựu tư lệnh và là chỉ huy tối cao của cuộc xâm chiếm D-Day và Trận Normandy, đã từng phát biểu như vậy.
Cuộc đổ bộ đầy nguy hiểm liên quan đến 12 quốc gia và số lượng thương vong to lớn, tuy nhiên điều đó đánh dấu bước ngoặt trong cuộc chiến chống lại Phát Xít Đức. Andrew Higgins, một nhà sản xuất tàu thuyền đầm lầy có trụ sở tại tiểu bang New Orleans, công ty của ông đã sản xuất hơn 20.000 phương tiện đổ bộ (tàu đổ bộ, Xe và Phương tiện cá nhân). Ông đã tham gia vào sự kiện ấy.
Những chiếc tàu đổ bộ của Higgins rất linh hoạt. Chúng di chuyển được ở vùng nước nông, và được sản xuất một phần bằng gỗ (một ích lợi khác khi nguồn cung thép bị hạn chế), như vậy chúng có thể được trượt thẳng lên bờ biển và mang theo được 36 chiến binh, và rút lui nhanh chóng chỉ bằng lực đẩy của động cơ. Vô số hòn đảo ở Thái Bình Dương không hề có bờ biển thuận lợi cho việc đổ bộ một lượng lớn binh lính, và các bãi biển của Normandy cũng vậy, chính vì vậy mọi người đều có thể hiểu được rằng Tổng thống Eisenhower không hề phóng đại một chút nào.
Lịch sử là không phải chỉ có ngày tháng, và bảo tàng này làm cho những sự kiện lịch sử trở nên sống động bằng rất nhiều cách trưng bày chân thực, ví dụ như một bản sao của chiếc tàu ngầm, một khu rừng rậm được tái hiện mà bạn có thể đi vào trong đó, và cả một chiếc máy bay chiến đấu kích cỡ thật được treo trên trần nhà, cũng như hàng trăm hàng ngàn hiện vật, và hơn 9,000 hồ sơ cá nhân, cùng rất nhiều thước phim mà không phải lúc nào cũng dễ xem.
Để có thể am tường về cuộc chiến, trước tiên bạn nên xem bộ phim 4D có nhan đề “Vượt ra mọi ranh giới”, do Tom Hanks và Gary Sinise, Viola Davis, Brad Pitt, và rất nhiều diễn viên lồng tiếng cho các tác phẩm từ cuộc chiến thể hiện. Bộ phim 50 phút này được phát mỗi giờ trong rạp với một màn hình siêu rộng kết hợp với những kỹ xảo đồ họa và hiệu ứng đặc biệt khác. Khi chiếc xe tăng lăn bánh, máy bay thả bom bay qua, hoặc khi những quả lựu đạn nổ tung với những tia sáng chói lóa, chiếc ghế bạn ngồi sẽ rung lắc dữ dội. Trong không gian yên tĩnh của khu rừng trước khi Trận The Bulge diễn ra, những hạt tuyết thật sẽ rơi từ trên trần nhà, một khoảnh khắc tuyệt đẹp trước trận chiến kinh hoàng để người xem biết về cuộc chiến đẫm máu nhất tính theo số lượng thương vong của Hoa Kỳ trong Đệ Nhị Thế Chiến.
Khu vực “Đường Đến Tokyo” triển lãm những chi tiết về cuộc chiến trên Thái Bình Dương từ nguyên nhân của cuộc tấn công “Trân Châu Cảng” cho đến trận tấn công bằng vũ khí hạt nhân và sự kiện đầu hàng của quân Nhật trên tàu USS Missouri. Còn tại “Đường Đến Berlin” cũng tương tự với sự trỗi dậy của Phát xít và chiến thuật Blitzkrieg của họ [Còn gọi là Chiến Tranh Chớp Nhoáng, nhanh chóng bao vây tiêu diệt chủ lực đối phương bằng các mũi vận động thọc sâu của các đơn vị xe tăng] cho đến Holocaust [cuộc diệt chủng dẫn đến cái chết của hơn 6 triệu người Do Thái ] và cuối cùng là sự sụp đổ của Berlin. Cuộc xâm lược Normandy, Chiến dịch Overlord — là cuộc xâm lược đường biển lớn nhất trong lịch sử — có cả một khu vực dành riêng cho nó.
Khu vực “Kho Vũ Khí Của Nền Dân Chủ” là để vinh danh những người đàn ông và phụ nữ làm việc tại nhà, những công nhân tại nhà máy, những hy sinh của họ để hỗ trợ cho binh lính ở tiền tuyến. Nỗ lực của hàng triệu người đã sản xuất ra vô số vật chất mà nếu không có nó thì không có bất kỳ cuộc chiến tranh nào có thể thành công chống lại cỗ máy chiến tranh của Phe Trục [Trục Rome-Berlin-Tokyo, là từ để chỉ các quốc gia chiến đấu chống lại lực lượng Đồng Minh trong Chiến tranh thế giới thứ hai].
Những câu chuyện về chiến tranh chưa bao giờ thiếu vắng những ghi chép về các trận chiến cũng như là những sự hy sinh to lớn đi kèm. Và sự thật cũng là như vậy. Tuy nhiên một viện bảo tàng tuyệt vời sẽ đem đến tất cả những điều đó cho chúng ta. Luôn có rất nhiều điều ở nơi này để cho chúng ta có thể học tập, với những khu triển lãm dành riêng cho các Đoàn Tàu Thuyền Thương Mại, những người đã mạo hiểm rất nhiều để cung cấp vật tư xuyên qua các đại dương với đầy những tàu ngầm đang rình mò; Andrew Higgins; Holocaust; Trận The Bulge; những phụ nữ trong các nhà máy; sự cống hiến của những người da màu và những chiến binh thổ dân bản xứ Hoa Kỳ cũng như các công dân thành phố; những người Mỹ gốc Nhật đã phục vụ trong trận chiến trong khi gia đình của họ vẫn ở trong các trại giam giữ.
Có một khu triển lãm cho thấy rằng các nhà sản xuất đã làm thế nào để chuyển đổi các dây chuyền sản xuất của họ để cung cấp các nhu cầu cần thiết của quân đội. Nhà sản xuất máy đánh chữ Underwood đã bắt đầu sản xuất súng các-bin lên đến hàng ngàn cây. Thật sự, ngay cả những ý kiến bất đồng cũng đề cập đến nó – tỷ lệ công dân Hoa Kỳ phản đối cuộc chiến vào thời điểm đó, những người đã trải qua “Đại Chiến Thế Giới” đầu tiên và ủng hộ chủ nghĩa biệt lập – và các sự kiện đã thay đổi làn sóng này, đặc biệt là cuộc tấn công Trân Châu Cảng.
Thuật ngữ chiến tranh “thế giới” không nên được coi thường. Chi riêng quy mô về địa lý là đã khủng khiếp rồi. Số lượng nhân mạng khổng lồ bị tổn thất của rất nhiều quốc gia, cả quân nhân lẫn thường nhân bị bắt trong cuộc chiến, gần như là vượt ra khỏi khả năng tưởng tượng của một người, chứ đừng nói đến việc triển lãm tất cả điều đó trong một viện bảo tàng duy nhất. Đây chỉ là bảo tàng về chiến tranh của riêng Hoa Kỳ, không nên bị hiểu sai lệch như là sự coi thường đến bất kỳ quốc gia liên quan nào. Mặc dù vậy, bảo tàng này có thể gây choáng ngợp, và thực sự mà nói thì khá cảm động.
Mọi người có thể xem lướt qua một số trung bày đơn giản ở tòa nhà đầu tiên: Một bộ sưu tập về các chiến binh tí hon bằng nhựa trên tường tạo ra một sự so sánh trực quan đúng đắn về sức mạnh quân sự lúc trận chiến bắt đầu: 850,000 quân nhân trong quân đội Nhật Bản, 3.18 triệu quân nhân phục vụ trong quân đội Phát Xít Đức, trong khi Hoa Kỳ chỉ có 350,000 binh lính. Tuy nhiên khi chiến tranh đã diễn ra, mọi thứ đều có thể thay đổi. Bảo tàng là một lời nhắc nhở mạnh mẽ về một quốc gia đoàn kết trên mọi mặt trận để ngăn chặn chủ nghĩa độc tài.
Kinh nghiệm dành cho bạn
Tôi đã ở tại Khách Sạn Higgins, là một tài sản chính thức của viện bảo tàng, và được quản lý như là một phần của chuỗi khách sạn thương hiệu Hilton (Hilton Curios Collection), nằm ngay đối diện bên kia đường. Âm nhạc và phong cách trang trí Art Deco cùng với các bức ảnh của thời chiến – thậm chí là cây đàn Piano của gia đình Tướng Quân George S.Patton – tất cả kết hợp cùng nhau để đưa bạn quay trở về quá khứ.
“Rosie’s on the Roof” là một quán Bar và quán ăn trên tầng thượng được đặt theo tên Riveter người đã đại diện cho việc phụ nữ thay thế đàn ông trong các nhà máy để hỗ trợ cho các nỗ lực của cuộc chiến. Ngồi ăn ngoài trời sẽ đem đến cho bạn tầm nhìn ngang với Bollinger Canopy of Peace, cánh buồm bằng sợi thủy tinh trên đỉnh của bảo tàng giúp liên kết các tòa nhà trong khuôn viên và thắp sáng vào ban đêm.
Bảo Tàng Quốc Gia Đệ Nhị Thế Chiến mở cửa hàng ngày. Nên đặt chỗ trước, đặc biệt là để xem bộ phim “Vượt Mọi Ranh Giới” là cần thiết. Nếu bạn không thể tham quan toàn bộ bảo tàng, hoặc là bạn muốn xem từng phần, bạn có thể mua chiếc vé thứ nhì được giảm giá đặc biệt dành cho việc quay trở lại tham quan trong vòng 7 ngày.Năm 2022 sẽ khai trương Khu Vực Giải Phóng, nơi bạn sẽ khám phá về sự kết thúc và hậu quả ngay lập tức của chiến tranh, cũng như cách tất cả điều này vẫn kết nối với cuộc sống của chúng ta như thế nào.
Kevin Revolinski là người đam mê du lịch, có niềm yêu thích với bia thủ công, và là một tín đồ của các món ăn tại gia. Ông là tác giả của 15 cuốn sách, bao gồm “The Yogurt Man Cometh: Tales of an American Teacher in Turkey” và “Stealing Away”. Ông hiện đang sống tại Madison, Wisconsin, và bạn có thể truy cập vào trang web của ông tại TheMadTraveler.com.
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: