Những kiệt tác chân dung bằng đá cuội trong rừng rậm Thái Lan
Lấy cảm hứng từ nghệ thuật truyền thống, nghệ sĩ Bateman đã dùng sỏi đá để khắc họa lại những kiệt tác cổ xưa.
Xuất phát từ cảm hứng của những bức tranh mạn đà la cát huyền bí ở Tây Tạng và ý nghĩa vạn vật vô thường của chúng, một nghệ sĩ người Anh đã biến hóa phong cảnh thiên nhiên trở nên không khác gì những bức tranh canvas. Anh dùng những viên đá cuội có nhiều màu sắc, hình dáng và sắc độ khác nhau để khảm những bức chân dung như tượng David của danh họa Michelangelo và Mark Zuckerberg. Chắc hẳn đây là một sự sắp đặt đầy tính thách thức, nhưng chúng tuyệt vời đến mức khó tin và cũng không kém phần đẹp đẽ.
Họa sĩ Justin Bateman, 45 tuổi, đang sinh sống tại thành phố Chiang Mai, Thái Lan. Anh tin rằng những tác phẩm nghệ thuật nên được kết nối với môi trường thiên nhiên xung quanh chúng ta. Được truyền cảm hứng từ những nhà điêu khắc nghệ thuật Thực Địa* như Andy Goldsworthy và Philip Guston, những người thách thức khái niệm “nghệ thuật đỉnh cao.” Vì nguyên do ấy, Bateman đã dấn thân vào rừng rậm nhiệt đới hoặc đến các bãi biển ở Thái Lan và Indonesia để sáng tạo nên những kiệt tác đá khảm đầy sắc màu.
“Hãy bắt đầu bằng việc trầm tĩnh nghiên cứu,” nghệ sĩ Bateman đã chia sẻ với The Epoch Times rằng. “Nên tìm một vị trí thích hợp có các loại đá tự nhiên mà bạn muốn. Nếu chủ đề, địa hình và những viên đá không có sự liên kết đến nhau, bạn sẽ khó lòng tạo ra tác phẩm hoàn hảo. Nếu mọi thứ ổn rồi, tôi sẽ bắt tay vào việc tạo ra bảng màu sắc cho chủ thể.”
Từ ý tưởng nghệ thuật truyền thống, anh Bateman đã dùng sỏi đá để khắc họa lại những kiệt tác cổ xưa. Chẳng hạn như các tác phẩm của Michelangelo, “La Scapigliata” của Leonardo, chân dung tự họa của Rembrandt, hoặc thiên thần trong bức tranh của Raphael, cũng như tác phẩm “Sự ra đời của nữ Thần Venus” của Botticelli – tất cả đều thể hiện một tinh thần nhận thức văn hóa nghệ thuật tuyệt vời.
Bằng cách khắc họa sống động những nhân vật có thật, các tác phẩm của Bateman đã khai mở ra một hướng đi mới mẻ. Chủ đề là những nhân vật nổi tiếng hoặc chưa từng biết đến, đang sống hoặc đã qua đời, ví dụ như Mark Zuckerberg trong một tác phẩm nghệ thuật có tiêu đề “Facebook Fossil,” còn cả cố họa sĩ Pablo Picasso và Nelson Mandela, nam diễn viên Robert Powell đóng trong phim “chúa Jesus Nazareth,” cũng như “Người chăn nuôi” ở Chiang Mai. Ngoài ra, còn có George Washington, Nữ hoàng Elizabeth II và Frida Kahlo cũng xuất hiện.
Chủ đề những bức chân dung đá cuội của Bateman được hồi sinh từ cảm giác ngẫu hứng “hiếu kỳ” của bản chất con người hơn là một thế giới quan được định sẵn. Giống như những mạn đà la Tây Tạng vô thường, niềm tin của Bateman vượt lên trên những thú vui và rắc rối của trần tục. “Thay vì lo lắng về tài chính hoặc trật tự thế giới, tôi có thể tập trung vào việc tìm kiếm một màu sắc đặc biệt hoặc tông màu nâu đỏ,” anh nói đùa. “Về mặt nào đó, cách làm này giống như việc rèn luyện tâm trí, nhưng điều đó không có nghĩa là chúng không đầy rẫy vấn đề!” Tôi chỉ đơn giản cảm thấy thoải mái với những chủ đề này hơn là những biến động của thế gian. “
Anh đã miêu tả quá trình sáng tạo của mình: “Có rất nhiều ẩn số và biến số. Tôi chỉ đang trên chặng hành trình sáng tạo, kết quả còn là ẩn đố đối với tôi giống như việc một khán giả đang theo dõi quá trình đó vậy. Tôi bắt đầu xem xét kĩ lưỡng, vẽ đôi mắt trước, nếu đôi mắt không có thần, thì tác phẩm đó xem như bị dỡ bỏ… Nghệ thuật sáng tác cần phải thổi vào đó một linh hồn.”
“Khi các viên đá biến thành những điểm ảnh, chúng có thể tạo ra những điều vô cùng kinh ngạc. Đôi khi các viên đá được kết nối với nhau theo những cách thật hài hòa, và cũng có lúc trông như xếp một bức tranh ghép hình kém chất lượng.”
Giống như tạo hóa tự nhiên, những bức tranh đá sỏi của Bateman cũng tồn tại ngắn ngủi rồi vụt tắt. Sau khi mất 3 hoặc nhiều nhất là 30 ngày để cần mẫn tạo ra một tác phẩm tỉ mỉ hoành tráng như vậy thì hình ảnh đó sẽ được trang trí cho phòng trưng bày nông nghiệp không có các bức tường, cũng như để những người qua đường phải tán thán vì kinh ngạc, cho đến cuối cùng chìm vào đất mẹ.
Mặc dù đây có thể coi là điều ngoại lệ trong truyền thống khảm đá lâu đời nhưng các bức chân dung “những viên đá cuội là pixels của tôi” chính là lý tưởng nghệ thuật của anh. Anh nhận ra rằng, “Trong lịch sử, đã có những nguyên tắc nghiêm ngặt trong việc tạo ra các bức tranh khảm đá. Vào khoảng 200 năm trước công nguyên, những viên đá tự nhiên được thay thế bằng các vật liệu cắt thành hình khối hoặc hình dạng thông thường. Quá trình thực hiện khảm đá này được gọi là “tessera.” Đá cẩm thạch trở thành vật liệu phổ biến nhất vì chúng có độ bền cao và vẻ ngoài sáng lóa khi đánh bóng. Tôi như quay trở về làm nghề nghệ thuật cổ xưa. Tôi đoán là bạn có thể thấy chúng trông giống như phù điêu của các bức bích họa ở động đá! ”
Cùng chiêm ngưỡng những bức chân dung khảm đá tuyệt đẹp của Bateman:
Chú thích của dịch giả:
Nghệ thuật Thực Địa: là loại hình nghệ thuật sử dụng các vật liệu tự nhiên như đất, đá, cây cỏ, nước để đem lại cho người xem cái nhìn thấu suốt hơn về mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên.
Bạn có thể chiêm ngưỡng thêm các tác phẩm của Justin Bateman trên Instagram pebblepicassos. của anh.
Chia sẻ câu chuyện của bạn với chúng tôi tại [email protected] và tiếp tục đón nhận nguồn cảm hứng hàng ngày bằng cách đăng ký đọc bản tin tại TheEpochTimes.com/newsletter
Thanh Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: