Những hành động tử tế mang đến cho người nhận nhiều niềm vui hơn chúng ta tưởng
Nghiên cứu cho thấy mọi người có xu hướng đánh giá thấp ảnh hưởng của những hành động tử tế nhỏ đến cảm nhận của người nhận được những hành động tử tế đó như thế nào
Theo một nghiên cứu mới của Trường Đại học Texas tại Austin, mặc dù những hành động tử tế như cho bạn bè đi nhờ xe hoặc mang thức ăn cho một thành viên trong gia đình bị ốm thường làm tăng niềm vui cho người khác nhưng những hành động này thời nay hiếm khi xảy ra vì mọi người đánh giá thấp mức độ tốt mà những hành động này mang lại cho người nhận.
Nghiên cứu cho thấy rằng mặc dù người cho có xu hướng tập trung vào đồ vật mà họ đang cung cấp hoặc hành động mà họ đang thực hiện, nhưng người nhận lại tập trung vào cảm giác ấm áp mà hành động tử tế đó gợi lên. Điều này có nghĩa là “những kỳ vọng sai lệch” của người cho có thể hoạt động như một rào cản đối với việc thực hiện các hành vi vì xã hội hơn như giúp đỡ, chia sẻ hoặc quyên góp.
Để định lượng những thái độ và hành vi này, các nhà nghiên cứu đã tiến hành một loạt thí nghiệm.
Trong một lần thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã tuyển dụng 84 người tham gia thí nghiệm tại Công viên Maggie Daley ở Chicago. Những người tham gia có thể chọn sẽ tặng cho người lạ một cốc sôcôla nóng từ ki-ốt bán đồ ăn của công viên hoặc là giữ cốc sôcôla đó cho riêng mình. Bảy mươi lăm [trong số những người tham gia] đã đồng ý tặng cốc sôcôla đó cho người khác.
Các nhà nghiên cứu đã mang những cốc sôcôla nóng đó cho người lạ và nói với họ rằng những người tham gia nghiên cứu đã chọn là tặng đồ uống này cho họ. Những người nhận các cốc sôcôla đó sẽ nói lên tâm trạng của họ và các nhà nghiên cứu cũng sẽ cho biết về cảm nhận của người nhận sau khi uống.
Những nhà nghiên cứu đã đánh giá thấp lòng biết ơn của những người nhận. Họ mong đợi lòng biết ơn của người nhận ở mức trung bình là 2.7 trên thang điểm từ âm 5 (tiêu cực hơn nhiều so với bình thường), đến 5 (tích cực hơn nhiều so với bình thường), trong khi người nhận báo cáo trung bình là 3.5.
Phó giáo sư về tiếp thị Amit Kumar của Đại học Texas tại Trường Kinh doanh McCombs của Austin cho biết: “Mọi người không rời xa những nền tảng cơ bản về đạo đức. Họ hiểu rằng đối xử tốt với mọi người khiến họ cảm thấy dễ chịu. Ở đây chỉ có vấn đề là chúng tôi không đánh giá được chính xác mức độ cảm thấy tốt như thế nào.
Kumar và Nicholas Epley của Đại học Chicago cũng thực hiện một thí nghiệm tương tự trong cùng một công viên với bánh cupcake (một loại bánh nướng nhỏ). Họ tuyển 200 người tham gia và chia thành hai nhóm [mỗi nhóm 100 người]. Trong nhóm kiểm soát có 50 người tham gia đã nhận được một chiếc bánh cupcake và họ tự đánh giá tâm trạng của mình. 50 người khác đánh giá xem họ nghĩ là người nhận sẽ cảm thấy thế nào sau khi nhận được một chiếc bánh nướng.
Đối với nhóm thứ hai gồm 100 người, 50 người được cho biết rằng họ có thể tặng bánh của mình cho người lạ. Họ đánh giá tâm trạng của chính họ và tâm trạng mong đợi của những người nhận bánh cupcake. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người tham gia đánh giá mức độ hạnh phúc của những người nhận bánh cupcake ở mức như nhau cho dù họ nhận được chiếc bánh cupcake của mình thông qua một hành động tử tế ngẫu nhiên hay từ các nhà nghiên cứu. Hơn nữa, những người nhận được một chiếc bánh cupcake thông qua một hành động tử tế sẽ hạnh phúc hơn những người nhận trong nhóm kiểm soát.
Kumar nói: “Những người tham gia không hoàn toàn tính đến việc chính những hành động nồng nhiệt của họ đã mang lại giá trị cao cho mọi người. Việc bạn đối xử tốt với người khác sẽ mang lại nhiều giá trị hơn bất cứ điều gì khác”.
Trong một thí nghiệm được thực hiện tại phòng thí nghiệm, Kumar và Epley đã thêm một yếu tố nữa để đánh giá hiệu quả của lòng tốt. Trước tiên, những người tham gia nhận được một món quà từ cửa hàng của phòng thí nghiệm, sau đó những người này lại được nhận một món quà nữa từ một người tham gia khác tặng và sau đó là cùng chơi một trò chơi. Tất cả những người tham gia nhận được quà được yêu cầu chia 100 đô la cho những người trong nhóm của họ và những người tham gia khác – nhưng là những người lạ.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người nhận được món quà trong phòng thí nghiệm thông qua hành động tử tế ngẫu nhiên của người tham gia khác thì sẽ hào phóng hơn với người lạ trong suốt trò chơi. Họ chia 100 đô la một cách công bằng hơn, cho đi trung bình 48.02 đô la so với 41.20 đô la.
“Hóa ra sự hào phóng thực sự có thể lan tỏa đến những người khác,” Kumar nói “Những người nhận được những hành vi xã hội tốt thì sẽ đối xử tốt với người khác. Lòng tốt thực sự có thể lan truyền”.
Khánh Nam biên dịch
Quý vị có thể tham khảo bản gốc từ The Epoch Times