Những gợi ý giúp giải quyết xung đột nơi công sở
Ngày nay, dường như chúng ta đều có quy tắc cho mọi thứ – ngoại trừ phép lịch sự tại nơi công sở. Hầu hết các nhà tuyển dụng đều nghĩ rằng đó là những quy tắc lịch sự thông thường. Tuy nhiên, vẫn có một số tình huống đặc thù và dưới đây là những gợi ý giúp bạn giải quyết vấn đề.
Những người gây ồn ào nơi công sở
Những người làm việc gây ồn ào không chỉ khiến người xung quanh không thoải mái mà còn ảnh hưởng đến năng suất làm việc của bạn. Thật không may, một số văn phòng làm việc ồn ào hơn những nơi khác, vì thế hãy tự hỏi bản thân xem bạn có quá nhạy cảm hay không. Nếu có, hãy đầu tư một cặp tai nghe chống ồn. Nếu câu trả lời là không, hãy thảo luận vấn đề với họ một cách lịch sự và đừng phán xét. Nếu bạn cảm thấy do dự, hãy đưa ra một lý do chẳng hạn như bạn sắp có cuộc điện thoại quan trọng. Nếu việc đó không hiệu quả, hãy trao đổi với quản lý của bạn và đề nghị chuyển đến khu vực yên tĩnh hơn.
Những người biết hết mọi thứ
Tự tin là một đức tính đáng quý nơi công sở, nhưng có những đồng nghiệp thích chỉ bảo người khác cách thực hiện công việc, họ bác bỏ ý kiến của chúng ta và không lắng nghe người nào cả. Trong nhiều trường hợp, những người này thực sự nghĩ rằng họ đang giúp chúng ta. Hãy ghi nhận ý kiến của họ, vì đó là điều họ sẽ mong muốn. Nhưng nếu điều đó khiến họ thể hiện sự uy quyền, bạn hãy hỏi vài câu hỏi chủ đề khác – Đây là những việc cần thiết để họ dừng việc đó lại. Nếu không, hãy bày tỏ chính kiến của mình, và họ sẽ sớm tìm ra người khác dễ tiếp thu hơn.
Những người thích bàn chuyện thị phi
Mọi người thường thích nói chuyện với nhau. Tuy nhiên, vấn đề của những chuyện thị phi là ngay cả khi câu chuyện không ác ý thì cũng là những câu chuyện giả định và gây nhầm lẫn. Những câu chuyện này thường gây ra sự chú ý, vì vậy bạn hãy tỏ ra đang bận rộn nếu họ muốn kể với bạn. Nếu họ kể với bạn một lời đồn thú vị, bạn cũng đừng kể cho ai khác. Tốt hơn hết, bạn hãy tìm điểm tích cực từ câu chuyện này. Đáng buồn thay, những tin tức tốt lành thì không phải chủ đề thú vị. Nếu bạn cần thảo luận với đồng nghiệp, hãy trao đổi trực tiếp với họ trong không gian riêng tư và thực hiện việc này một cách thực tế, để những cuộc trò chuyện của bạn không được cho là chuyện phiếm. Và hãy giữ những chuyện riêng tư cho riêng bạn mà thôi.
Những người hay bắt nạt người khác
Những người hay bắt nạt người khác ở văn phòng không thể dồn bạn vào máy photo hay đòi tiền ăn trưa từ bạn, mà họ hành hạ mọi người giống như các học sinh bắt nạt nhau ở sân trường. Đầu tiên, đừng phản ứng. Điều đó thật không dễ dàng, nhưng bạn cần có một khuôn mặt nghiêm nghị và ngôn ngữ hình thể dứt khoát. Họ đang mong chờ “một đôi vai rũ xuống của sự sợ hãi”. Đừng bao giờ tỏ ra xúc động. Tương tự như vậy, đừng tranh luận với họ, điều đó chỉ làm họ thích thú hơn vì những hành động đó. Nếu thích hợp, hãy tìm đến sự hỗ trợ về mặt tinh thần từ những đồng nghiệp khác. Bị bắt nạt là một tình huống nghiêm trọng, hãy ghi lại những bằng chứng, và nếu việc đó không thành công, hãy báo cáo những thông tin này đến quản lý của bạn.
Và cuối cùng là ông chủ
Trước khi bạn bắt đầu gửi sơ yếu lý lịch của mình, hãy cố gắng tìm ra những điều gì khiến người quản lý không chịu nổi bạn. Bạn càng hiểu rõ nhu cầu và nguyên nhân của họ, bạn càng dễ dàng ngăn chặn những xung đột không đáng có. Cố gắng trở thành những người đồng nghiệp tốt, thậm chí là một người hoạt náo trong công ty, sau tất cả những việc đó bạn sẽ trở thành một phần của công ty. Nếu gặp phải một ông chủ không đủ năng lực, bạn có thể tự chịu trách nhiệm mà không cần ý kiến của họ. Dù điều gì xảy ra, đừng để nó ảnh hưởng đến công việc của bạn, đặc biệt nếu bạn muốn đổi vị trí trong công ty. Nếu bạn muốn thay đổi vị trí công việc, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ người quản lý tiếp theo của mình.