‘Những con ếch độc’: Hoa Kỳ hối thúc biến Đài Loan thành mục tiêu đánh chiếm quá ‘nghiệt ngã’ của Trung Quốc
Theo một báo cáo mới của Trung tâm An ninh Mỹ mới (CNAS), một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, Hoa Kỳ sẽ không có quyền truy sách nào nếu Trung Quốc xâm chiếm một trong những hòn đảo nhỏ do Đài Loan kiểm soát.
Báo cáo này đã phân tích kết quả của một trò chơi chiến tranh ảo do Phòng Thí nghiệm Trò chơi của CNAS thực hiện nhằm mô phỏng việc Hoa Kỳ, Đài Loan, và Trung Quốc sẽ hành xử ra sao nếu Trung Quốc đánh chiếm quần đảo Đông Sa (Dongsha), một hòn đảo nhỏ cách Hồng Kông khoảng 190 dặm về phía đông nam.
Báo cáo cho biết: “Với một vài lựa chọn bắt buộc khả thi và nguy cơ leo thang đang rơi vào các đội chơi Hoa Kỳ và Đài Loan, trận đấu này đã tái khẳng định sự khó khăn trong việc đẩy lùi sự xâm lược lãnh thổ kiểu này.”
Các trò chơi chiến tranh không phải để dự đoán kết quả trong tương lai, báo cáo này cho hay. Nhưng chúng rất hữu ích để xác định các lỗ hổng và khám phá các đường nhánh khác nhau của quá trình ra quyết định.
Trong trường hợp này, trò chơi đã nhấn mạnh một số điểm yếu tiềm ẩn trong cách mà Hoa Kỳ thực hiện cuộc cạnh tranh với Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cũng như sự không phù hợp trong chiến lược giữa Hoa Kỳ và các đồng minh của họ trong khu vực này.
Cuối cùng, báo cáo này cũng cho thấy chiến lược an ninh quốc gia của Hoa Kỳ tập trung quá nhiều vào việc tự vệ của đảo Đài Loan khỏi sự xâm lược của Trung Quốc, thay vì tìm cách giảm thiểu các hành động cưỡng bách và gây hấn tại khu vực này.
Để giải quyết vấn đề này, các tác giả của báo cáo trên đã khuyến nghị biến những hòn đảo như Đông Sa thành “những con ếch độc”, một bữa ăn quá nguy hiểm để Trung Quốc có thể liều mình nuốt chửng.
Trong khi những con ếch có độc luôn báo hiệu về sự chết chóc bằng màu da sặc sỡ của chúng, thì báo cáo trên đề xướng rằng Hoa Kỳ và Đài Loan nên làm việc để biến các hòn đảo nhỏ trở nên đáng gờm hơn về mặt quân sự và để ra tín hiệu rõ ràng cho thế giới biết điều gì sẽ xảy đến nếu các đảo đó bị tấn công.
Báo cáo trên cũng cho biết: “Cách tiếp cận này sẽ khiến cho các nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt các đảo này về mặt quân sự, kinh tế, và chính trị bị tổn thất ngay từ đầu đến mức những phí tổn của việc cưỡng ép hay xâm lược sẽ lớn hơn cả những lợi ích [mà việc đánh chiếm] này mang lại.”
Một kịch bản đáng lo ngại
Một cuộc xâm lược của Trung Quốc đối với quần đảo Đông Sa và các đảo nhỏ hơn khác của Đài Loan, là một kịch bản đáng sợ lâu đời. Việc đó sẽ ban cho quân đội Trung Quốc một cách hiệu quả quyền tự do đi lại trên một phần lớn hơn của vùng Biển Đông và sẽ đưa ra các rào cản về hậu cần và quân sự cho các nước khác hoạt động trong khu vực này.
Trò chơi chiến tranh này đã tìm cách khám phá vấn đề này bằng một kịch bản hư cấu rằng: Trung Quốc đã sử dụng một cuộc tập trận quân sự như một vỏ bọc để bất ngờ đổ bộ một lực lượng quân sự lên quần đảo Đông Sa, và chiếm lấy nơi này [bắt đầu] từ một đồn binh nhỏ của Đài Loan đóng tại đó. Sau khi đánh chiếm, Trung Quốc đã thay thế lực lượng đồn trú đó bằng một người từ Cảnh sát Vũ trang Nhân dân và một lực lượng được cho là “dân sự”, họ là những người về sau bắt đầu chuyển đổi quần đảo này thành một căn cứ quân sự.
Trò chơi được chơi bởi ba đội với một đại diện là Đài Loan, một là Hoa Kỳ, và một là Trung Quốc, cùng các vai diễn quốc tế khác, là những người sau đó đã tìm cách ứng phó với tình huống tốt nhất có thể. Các đội chơi bao gồm các chuyên gia Đài Loan, Hoa Kỳ, và trong khu vực có kiến thức về quốc phòng, chính sách, và các chủ đề khác.
Việc thao diễn này ngay lập tức đã hé lộ một số điểm mù trong chiến lược và ngoại giao.
Đáng chú ý, các đội chơi của Hoa Kỳ và Đài Loan đã không giao tiếp hiệu quả do những thách thức về kỹ thuật, rào cản ngôn ngữ, và những ý kiến khác nhau về bản chất của cuộc khủng hoảng này và về [mức độ] cần thiết của việc ứng phó.
“Do đó, mặc dù đội Đài Loan muốn thực hiện một cách tiếp cận có chủ đích, dựa trên ngoại giao để giành lại quần đảo Đông Sa, nhưng đội Hoa Kỳ đã ngay lập tức bắt đầu lên kế hoạch cho các phương án quân sự để chiếm lại hòn đảo này,” báo cáo trên cho biết.
Điều này dẫn đến tình huống mà trong đó đội Hoa Kỳ liên tục chiến đấu để buộc Trung Quốc phải chấm dứt lợi ích của họ.
Đội Hoa Kỳ đã không thể làm tình hình leo thang hơn nữa nếu không dùng cách mạo hiểm chiến tranh, điều này sẽ khiến các đồng minh xa lánh và quyền lực mềm của họ bị suy giảm bởi một thực tế là Đài Loan đã ngay lập tức mở kênh liên lạc không công khai với đội chơi Trung Quốc.
Trong khi đó, việc đội chơi Trung Quốc đã có thể tránh làm tình hình leo thang do hành động xâm lược đơn độc của họ trong việc chiếm hòn đảo này đã cho phép họ ngồi yên và từ chối hợp tác mà không cần phải mạo hiểm chiến tranh.
Do đó, đội Hoa Kỳ đã khai triển quân đội đến Đài Loan và sa lầy vào các chính sách hòa hoãn nhằm phát triển mối bang giao đối tác trong khu vực và khuyến khích hợp tác công-tư trong nước. Điều này cuối cùng đã không giành được thế chủ động và Trung Quốc đã vẫn giữ được lợi ích của mình, và không gặp trở ngại gì từ những hành động thù địch trong tương lai.
Báo cáo trên cho biết: “Hành động điều quân trên lãnh thổ Đài Loan này phản ánh đội chơi Hoa Kỳ thiên nhiều hơn về một chiến lược phản ứng-hành động có phần cân xứng khi đáp trả đội chơi Trung Quốc.”
“Ví dụ, khi đội chơi Trung Quốc nhắm mục tiêu vào các vệ tinh của Hoa Kỳ, thì đội Hoa Kỳ đã phản ứng bằng cách nhắm mục tiêu vào các vệ tinh của Trung Quốc. Sự thúc đẩy này có thể được hiểu là một biện pháp tránh leo thang, nhưng về mặt chiến lược, việc này có xu hướng nhường lại thế chủ động cho Trung Quốc.”
Bài học kinh nghiệm
Một bài học thiết yếu rút ra từ trò chơi này là Hoa Kỳ và Đài Loan cần phải cải thiện kế hoạch định hướng để đối phó với cuộc khủng hoảng thông tin liên lạc và phản ứng chung đối với các hành động thù địch của Trung Quốc. Báo cáo này cũng cho biết, những cải tiến như vậy sẽ là cần thiết để ứng phó một cách thỏa đáng với một cuộc khủng hoảng đang nổi lên, chẳng hạn như việc đánh chiếm quần đảo Đông Sa.
Báo cáo trên nêu rõ, bất chấp điều đó, Hoa Kỳ có thể sẽ bị sa chân trong một kịch bản như vậy, bởi vì tính hiệu quả hạn chế của các phản ứng sẵn có này.
“Các lựa chọn phi quân sự mang tính trừng phạt, chẳng hạn như trừng phạt kinh tế hoặc các chiến dịch thông tin, đã làm mất quá nhiều thời gian để tạo ra những ảnh hưởng và có vẻ vẫn còn quá yếu để buộc Trung Quốc phải từ bỏ lợi ích của họ,” báo cáo trên cho biết.
“Các phản ứng quân sự quyết liệt hơn có nguy cơ leo thang chiến tranh, điều mà cả Hoa Kỳ và Đài Loan đều muốn tránh né.”
Báo cáo này cũng cho rằng Hoa Kỳ và Đài Loan nên xem xét một chiến lược răn đe hiệu quả hơn nhằm có được một vài lựa chọn đáng tin cậy để buộc Trung Quốc phải từ bỏ lợi ích của mình.
Báo cáo đề xướng sử dụng biện pháp ngoại giao, kinh tế, và sức mạnh quân sự nhằm biến những hòn đảo nhỏ như Đông Sa trở nên nguy hiểm đối với những kẻ săn mồi tiềm năng để xua đuổi mọi sự thù địch tiềm ẩn. Do đó mới có “những con ếch độc.”
Báo cáo trên nói rằng: “Cách tiếp cận này sẽ khiến cho các nỗ lực của Trung Quốc nhằm chiếm đoạt các đảo này về mặt quân sự, kinh tế, và chính trị bị tổn thất ngay từ đầu đến mức những phí tổn của việc cưỡng ép hay xâm lược sẽ lớn hơn cả những lợi ích [mà việc đánh chiếm] này mang lại.”
Báo cáo này cho biết, “Thật vậy, khiến cho Trung Quốc nản lòng khỏi việc chiếm đánh lãnh thổ Đài Loan trước khi điều đó xảy ra chính là bài học nổi bật nhất của trò chơi này.”
Ông Andrew Thornebrooke là một phóng viên tự do chuyên đưa tin về các vấn đề liên quan đến Trung Quốc với trọng tâm là quốc phòng và an ninh. Ông có bằng Thạc sĩ lịch sử quân sự tại Đại học Norwich và là tác giả của bản tin Quixote Hyperdrive.
Thanh Tâm biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: