Những cây lá phong ‘nổ tung’ làm rung chuyển mùa đông Texas
Tại hạt Collin, tiểu bang Texas, người dân địa phương gần đây đã nghe thấy tiếng gãy đổ của hàng loạt cây cối trong thời tiết giá lạnh.
Hiện tượng này khá quen thuộc với các nhà thám hiểm vùng băng cực, người da đỏ gốc Ấn, những người thực hành việc sống không phụ thuộc vào cơ sở vật chất hiện đại để chuẩn bị trong trường hợp xảy ra các thảm họa.
Lần tới khi bạn nghe âm thanh ‘rắc’ lớn vang lên ngoài trời vào một tối mùa đông không trăng, đừng đoán rằng có ai đó đang bóp cò súng nhé. Âm thanh đó có thể là của một cái cây đang ‘nổ tung.’
“Chúng tôi nghe thấy tiếng cây đổ suốt cả đêm. Âm thanh cứ nghe như tiếng súng nổ ấy,” Bà Lauren Reber ở Princeton cho hay, được đài NBC 5 Dallas-Fort Worth tường thuật.
Vào năm 2005, “cây lá phong nổ tung” là đề tài để lừa mọi người vào ngày Cá Tháng Tư trên truyền thông. Thực ra âm thanh này nghe không giống như tiếng bom nổ, và từ lâu người ta đã biết rằng cây cối rất dễ gãy đổ do thời tiết lạnh giá vào khoảng thời gian này trong năm.
Trong cuốn sách hướng dẫn làm nông tựa đề “Nông vụ và Thời tiết” được viết vào khoảng năm 700 trước công nguyên, nhà thơ Hy Lạp cổ Hesiod đã nói đến điều kiện khí hậu khắc nghiệt trong suốt tháng “Lenaion,” là khoảng thời gian tương ứng với Tháng một và Tháng hai, như sau:
“Thời tiết trong tháng Lenaion rất xấu; nó có thể khiến da của một con bò như bị lột sống. Cẩn thận trong thời gian này và băng tuyết bao phủ mặt đất khi gió Bắc bất ngờ mạnh lên làm cho biển động và thổi qua Thrace – điều này có lợi cho những chú ngựa – tiếng gió nghe như thể đất đai và rừng rậm đang rền la. Ngược lên vùng núi cây cối rậm rạp, ngọn gió quật ngã nhiều cây sồi cao lớn và cây thông vững chãi xuống mặt đất màu mỡ nghe như thể rừng rậm bao la đang kêu thét.” (được Giáo sư Apostolos N. Athanassakis biên dịch sang tiếng Anh.)
Băng tuyết nứt tạo thành tiếng nổ lớn cũng được ghi nhận.
Trong cuốn sách “Ghi chép về chuyến du hành đến Biển Băng Cực vào các năm 1820, 1821, 1822 & 1823” của mình, nhà thám hiểm người Đức vùng Baltic Baron Ferdinand von Wrangel đã mô tả tác động của cái lạnh thấu xương ở vùng Viễn Đông Nga.
“Những thân cây chắc nhất bị gãy đứt tạo ra tiếng động lớn, trong những sa mạc này, nghe như thể tiếng súng vang rền ở biển,” von Wrangel viết. (Được Elizabeth Sabine biên dịch sang tiếng Anh.)
Trong khi đó, ở Bắc Mỹ, bộ tộc người da đỏ Sioux đã từ lâu ghi nhận tháng Giêng là “Tháng của những cái cây nổ tung trong giá lạnh.”
Trong cuốn sách của mình “Những chỉ dẫn cần thiết để sống còn nơi hoang dã,” chuyên gia về đời sống hoang dã Linda Runyon, đã tận mắt chứng kiến và mô tả hiện tượng những cây lá phong ngã rạp trong thời tiết giá lạnh khi cô tại vùng phía Bắc tiểu bang New York như sau,
“Vào ban đêm, khi nhiệt độ xuống đến âm 40 độ, tôi tỉnh giấc và nghe thấy tiếng cây ngã đổ. Đó thật sự là một cái nhiệt kế của thiên nhiên hoang dã!”
Giống như Runyon, Stuart Mackenzie, một người chăm sóc cây lành nghề và chuyên gia tại Trees.com, cũng có trải nghiệm cá nhân với hiện tượng này.
“Tôi thức giấc trong nhiều đêm mùa đông lạnh giá khi nghe thấy tiếng cây gãy đổ ầm ầm,” ông kể lại.
Thợ tinh luyện đường Tig Tillinghast chia sẻ với The Epoch Times trong một email rằng: “Tôi có thể chia sẻ với bạn từ trải nghiệm sống cạnh khu rừng của mình rằng, hiện tượng này liên quan đến những đêm giá lạnh và những buổi sáng ấm áp. Cây bạch dương và cây lá phong mà tôi trồng ngã rạp khắp vườn – đặc biệt khi nhiệt độ xuống dưới 0 độ C vào ban đêm và trở nên ấm hơn vào sáng hôm sau.”
Những cú ngã đổ nghe như tiếng súng không phải là âm thanh trấn an nhất vào một buổi tối tháng Hai. May mắn thay, những cây gãy đổ theo cách này thông thường sẽ hồi phục nhanh chóng.
“Hãy chú ý quan sát các loại bệnh, côn trùng và mầm bệnh có thể gây hại cho vết thương của cây nhé,” Mackenzie lưu ý.
Nathan Worcester là ký giả viết về môi trường làm việc cho The Epoch Times.
Bảo Minh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: