Nhìn lại năm 2021 trong Tháng của Thần Janus (Phần 1)
Phần 1: Từ bỏ mục đích sống vì cảm xúc của chúng ta |
Chúng ta đã đi qua tháng Giêng. Tháng Giêng được đặt theo tên của vị thần La Mã Janus, người có hai cái đầu: một cái nhìn về phía trước, có nghĩa là ông là vị thần của sự khởi đầu mới và một cái đầu nhìn về phía sau, có nghĩa là ông là vị thần của trí tuệ. Bởi vì, tất nhiên, chúng ta cần phải học hỏi từ những gì đã trải qua trước đó, và không làm được điều đó nghĩa là chúng ta sẽ rơi vào một chu kỳ thất bại và tuyệt vọng vô ích. Do đó, nếu tôi mời quý vị xác định điều quý vị cho là quan trọng nhất, quan trọng hoặc đáng chú ý nhất trong năm 2021, quý vị sẽ nói gì?
Tôi đoán hầu hết chúng ta đều muốn nói về những điều quan trọng: chắc chắn, COVID, nó vẫn tồn tại và hoạt động, và tất cả các hậu quả của nó. Hoặc có thể quý vị nghĩ năm đầu tiên trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Joe Biden đáng để bình luận hơn nhiều? Hay thậm chí, đó có phải là các vấn đề quốc tế như những gì Trung Quốc hay Nga đang làm và những căng thẳng đang gia tăng? Hay biến đổi khí hậu — điều đó có cần giải quyết không? Đây đều là những việc lớn và quan trọng, nhưng đối với tôi, đôi khi tôi nghĩ rằng chúng ta cần một cách tiếp cận theo phong cách thám tử Sherlock Holmes hơn để xem xét dữ liệu.
Quý vị sẽ nhớ lại rằng ông Holmes thường xuyên từ chối những manh mối lớn mà bác sĩ Watson và những người khác luôn nghĩ rằng đã giải quyết được vụ án; đối với ông Holmes, đó thường là những chi tiết nhỏ tiết lộ được nhiều nhất. Và vì vậy, nếu giống như Thần Janus, chúng ta nhìn lại năm 2021 để bồi đắp cho trí tuệ của mình, để chúng ta có thể xem xét một cách rõ ràng hơn về phương hướng tới đây, tôi muốn xác định một chi tiết nhỏ mà tôi đã nhận thấy với tần suất ngày càng tăng.
Xu hướng gần đây
Và chuyện là thế này: Là một người kinh doanh, tôi là một người dùng thường xuyên của LinkedIn. Tôi đã dùng LinkedIn được hơn 10 năm, thực sự gần với thời điểm nó bắt đầu hiện diện. Đối với những người chưa biết, LinkedIn là một loại nền tảng, giống như Facebook; nhưng cũng không giống như Facebook, nó được dành cho các kết nối cá nhân, gia đình, bằng hữu, các mối quan hệ, dành cho mạng lưới kinh doanh. Toàn bộ ý định của LinkedIn (và có khoảng hơn 770 triệu người trên đó) là để thúc đẩy kinh doanh: tuyển dụng, bán hàng, kết nối mạng, v.v. Người ta đăng nội dung công việc trên đó, không phải nội dung cá nhân (trừ vài trường hợp tương đối hiếm). Đó là mục đích của LinkedIn.
Nhưng vào năm 2021, chúng ta có rất nhiều bài đăng — như một đợt tuyết lở các bài đăng — mà trước hết tất cả đều kết nối với xu hướng “tích cực” ủng hộ sức khỏe, khả năng phục hồi và lòng tốt như một loại thuốc chữa bách bệnh toàn cầu.
Thứ hai, khi những meme không nguyên bản này sinh sôi nảy nở, thì mặt tối của chúng đã lớn dần lên. Cụ thể, LinkedIn hiện nay có rất nhiều bài đăng về các vấn đề tinh thần cá nhân của mọi người, trầm cảm, hội chứng mạo danh, tự tử (của người thân hoặc bạn bè), và tương tự như thế cùng những thứ rõ ràng KHÔNG liên quan đến kinh doanh — ngoại trừ, tất nhiên là, hiện nay đã được xem như bình thường trên LinkedIn.
Tất cả những thứ tình cảm, cá nhân này đang tự trở thành một công việc kinh doanh! Điều này thật đáng ngạc nhiên và hoàn toàn khác với những gì chúng ta từng coi là kinh doanh: một giao dịch giữa hai bên trong đó thể hiện sự trung thực, lịch sự, tôn trọng, đàng hoàng và thiện chí vì lợi ích chung. Kinh doanh không hề được cho là thay thế cho mối liên hệ sâu sắc hơn giữa con người với gia đình, bạn bè và vòng kết nối xã hội rộng lớn hơn của một người. Đó có lẽ là dấu hiệu cho thấy những mối quan hệ sâu sắc hơn như vậy hiện đã đến lúc sụp đổ, đó là lý do tại sao những người kinh doanh đang tìm kiếm những mối quan hệ sâu sắc như vậy trong các bài đăng trên LinkedIn.
Ngoài ra, trong tất cả hỗn độn cảm xúc này, cảm giác rằng nhiều người trong số những người này đang tìm kiếm — thậm chí là thèm muốn — một loại xác thực nào đó cho trải nghiệm của họ. Việc xác nhận xảy ra theo hai cách. Đầu tiên, họ khiến những người theo dõi của họ bình luận bằng những cụm như “thật dũng cảm”, “chân thực”, “thật”; và sau đó, mục tiêu dài hạn dường như là bình thường hóa tình trạng bệnh lý. Tôi nói “bệnh lý” không phải như một lời kêu gọi phán xét mà là một lời nhắc nhở rằng trầm cảm hoặc tự tử là không bình thường hoặc không mong muốn. Người khỏe mạnh tìm cách tránh những tình trạng này. Điều chúng ta muốn là niềm vui và cuộc sống.
Nói một cách khác, thay vì được xác nhận rằng có vấn đề về sức khỏe tâm thần là bình thường vì rất nhiều người khác mắc phải và có thể liên quan đến họ, tốt hơn hết là quý vị nên suy nghĩ về câu hỏi này: Tôi có thể làm gì để giải quyết các vấn đề về tâm thần? Đúng vậy, sự hỗ trợ từ những người khác có thể rất quan trọng trong những tình huống này, nhưng rắc rối đang leo thang trên LinkedIn (và những nơi khác) là chúng ta hình thành các nhóm tán dương các vấn đề của mình hơn là tìm cách giải quyết hoặc vượt qua chúng.
Và điều này dẫn đến một mô hình khác mà tôi đã nhận thấy với nhiều bài viết đó. Thông thường, khi họ vật lộn với việc thể hiện trạng thái tinh thần và ý nghĩ tự tử của mình, ở đâu đó, họ tiết lộ rằng họ không thể nhìn thấy mục đích của cuộc sống, hoặc nhìn thấy một điểm nào đó trong bất cứ điều gì. Sau đó, để vấn đề chưa được giải quyết, họ kết luận bằng những gì tốt nhất có thể làm: một meme cuối cùng và phổ biến nhất ở đây chắc chắn phải là “Vì vậy, tất cả mọi người, hãy tử tế.” Họ để lại cho chúng ta khao khát đạo đức có vẻ hợp lý (và cả sự Khai sáng) về chủ đề mang tính ý nghĩa. Tuy nhiên, đáng buồn thay, đạo đức tự nó không tạo ra ý nghĩa, vì làm thế nào mà “hãy tử tế” lại góp phần giúp một người nhìn thấy mục đích của cuộc sống?
Vô định
Có lẽ công thức ban đầu của meme “Hãy tử tế” là từ triết gia Philo của Alexandria (khoảng năm 20 trước Công nguyên – 50 sau Công nguyên), người được cho là đã nói: “Hãy tử tế. Mọi người quý vị gặp đều đang mang theo một vấn đề lớn”. Tử tế, tất nhiên, là một điều tốt và phù hợp với tất cả các truyền thống tôn giáo chính, nhưng nếu tách khỏi những bối cảnh tôn giáo này, nó có ý nghĩa gì? Thực sự, “hãy tử tế” chỉ là một câu nói dối trá và báo hiệu đức hạnh mà ở phía dưới, nói rằng “Tôi thực sự là một người tốt, phải không? Hãy xác thực tôi.”
Đây là chi tiết nhỏ mà tôi nhận thấy. Giống như COVID, nhu cầu xác thực này đã trở thành một bệnh dịch ngay cả trên LinkedIn, vì vậy tôi không biết nó như thế nào trên các trang mạng xã hội khác mà tôi không theo dõi sát sao. Nhưng điều quan trọng là nó đang cho chúng ta biết một điều cực kỳ quan trọng về con người và xã hội: Con người ngày càng cảm thấy, và với số lượng ngày càng nhiều người, hoàn toàn lạc lối. Họ không biết họ là ai, họ sẽ đi đâu và tại sao. Họ đang ở trong tình trạng hỗn loạn và khó khăn về cảm xúc, và đối với tôi, dường như bộ phận lý trí hầu như đang tự ngừng hoạt động khi mọi người từ bỏ bản thân để theo cách mà họ cảm nhận.
Tất nhiên, cảm xúc của chúng ta thay đổi; thứ đó không ổn định. Vì vậy, với tư cách là một phong vũ biểu đánh giá chúng ta là ai, nó cực kỳ không đáng tin cậy — giống như thời tiết ở Anh vậy!
Tất nhiên, không có giải pháp dễ dàng nào cho vấn đề này. Nhưng nếu tôi bắt đầu phác thảo một khởi đầu (cho Thần Janus), tôi sẽ bắt đầu với một mô hình quan trọng như đã phác thảo trong cuốn sách của tôi “Lập bản đồ động lực để huấn luyện” (đồng tác giả với ông Bevis Moynan) và được giới thiệu trong cuốn sách nổi tiếng của ông Stephen Covey “7 Thói Quen của Những Người Có Hiệu Quả Cao”. Về căn bản, một con người và toàn bộ con người được tạo thành từ bốn cấp độ hoặc cấp độ thiết yếu: cơ thể (hoạt động thể chất), cảm xúc (cảm xúc), tâm trí (suy nghĩ tinh thần) và tinh thần (sự hiểu biết/tâm linh, cũng có thể được một số người mô tả là “hiện sinh”). Các cấp độ này không rời rạc; chúng tác động lẫn nhau.
Một sai lầm chính mà thế giới phương Tây đã mắc phải là họ đã dự đoán mức độ thể chất là quan trọng nhất. Chúng ta thấy điều này hàng ngày khi những người chạy bộ chạy ngang qua chúng ta, những người đi xe đạp đạp với tất cả bộ đèn pha của họ, số lượng thành viên phòng tập thể dục tăng lên, khi những thử thách cho các cuộc chạy marathon thu hút hàng chục ngàn người, đồng hồ sức khỏe nở rộ, v.v. Và sau đó chúng ta có nhu cầu dinh dưỡng để giảm cân, khỏe mạnh, sống mãi, và các sáng kiến của chính phủ hoặc cơ quan địa phương tìm cách giảm hàm lượng chất béo hoặc đường trong các bữa ăn ở trường, v.v. Chưa bao giờ người ta lại tập trung vào việc đạt được sức khỏe thể chất trong khi đồng thời gặp phải tình trạng béo phì gia tăng và các vấn đề sức khỏe liên quan đến ma túy và đồ uống.
Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu thay vì cố gắng khắc phục các vấn đề của chúng ta ở cấp độ thể chất — chế độ ăn uống và tập thể dục — chúng ta lại cố gắng xem xét cuộc sống của mình ở cấp độ tinh thần (hoặc hiện sinh ‘existential’)? Điều đó sẽ như thế nào? Tôi nghĩ rằng có ba câu hỏi chính mà chúng ta cần tự hỏi mình liệu chúng ta có cơ hội thực sự thi thố môn đấu vật với một số vấn đề hay không. Trong phần 2 của bài viết này, tôi sẽ phác thảo những gì tôi nghĩ về ba câu hỏi này. Có lẽ, giống như Thần Janus, quý vị có thể muốn nhìn về phía trước và tìm hiểu xem chúng có thể là gì.
Đón đọc Phần 2/4: Tầm quan trọng của câu hỏi: Tại sao chúng ta tồn tại? |
Ông James Sale đã có hơn 50 cuốn sách được xuất bản, gần đây nhất là “Mapping Motivation for Top Performing Teams” (Routledge, 2021). Ông đã được đề cử cho Giải thưởng Pushcart thơ 2022, giành giải nhất trong cuộc thi thường niên của Hội các nhà thơ cổ điển 2017, trình diễn tại New York vào năm 2019. Tập thơ gần đây nhất của ông là “HellWard”. Để biết thêm thông tin về tác giả và về dự án Dante của ông, hãy truy cập EnglishCantos.home.blog
Vân Du biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: