Nhiều nơi đóng cửa các cơ sở đào tạo ngoài trường học sau bài phát biểu của Tập Cận Bình
Gần đây, chính quyền Bắc Kinh, Thượng Hải và những nơi khác đã liên tiếp ban hành các văn kiện đỏ để tiến hành điều tra toàn bộ các cơ sở đào tạo lộn xộn ngoài trường học và đình chỉ tất cả các loại đào tạo trực tiếp (không trực tuyến, offline). Phân tích cho rằng động thái của Trung Cộng là dưới danh nghĩa chỉnh đốn “sự hỗn loạn” để “triệt để hóa” việc tẩy não học sinh.
Gần đây, một số tài liệu đã được đăng tải trên Internet, trong đó có một thông báo cho thấy nhóm công tác hành động về quản lý chuyên nghiệp của Tổ chức giáo dục và đào tạo huyện Triều Dương đã ban hành một văn kiện đỏ, yêu cầu tất cả các khu phố và thôn xóm phải tiến hành một cuộc điều tra toàn diện về các môn học của tiểu học và trung học, các trung tâm ngoại ngữ và các cơ sở bồi dưỡng ôn thi cấp 3, đại học và sẽ tiếp tục đình chỉ việc đào tạo và các sinh hoạt tập thể không trực tuyến, thời gian học trở lại cụ thể sẽ được thông báo riêng.
Một tài liệu khác trên mạng cho thấy, hôm 8/3, văn phòng nhóm lãnh đạo quản lý chuyên ngành các cơ sở đào tạo ngoài nhà trường tại quận Xương Bình đã đưa ra thông báo, bắt đầu từ tuần này, đoàn thanh tra của Ủy ban giáo dục thành phố sẽ kiểm tra tình hình thực hiện việc tạm dừng hoạt động ở các cơ sở đào tạo (các ngành học, trung tâm ngoại ngữ và các lớp phụ đạo ôn thi lại cấp 3) và các cơ sở đào tạo trực tuyến nhằm đảm bảo rằng không có hoạt động giảng dạy ngoài giờ lên lớp…
Các nhân viên của Trung tâm dịch vụ giáo dục tư nhân quận Thông Châu tiết lộ với trang jiemian.com rằng, hiện nay toàn bộ thành phố Bắc Kinh đều đang trong giai đoạn đình chỉ các lớp học không trực tuyến. Nghe nói, kiểm tra quỹ (cách hiểu khác: tài chính tài vụ) là nội dung trọng điểm của lần cho tạm nghỉ để kiểm tra này.
Không chỉ Bắc Kinh, mà cô Trương, người điều hành một trường tư thục ở Thượng Hải nói với Đài Á châu Tự do rằng gần đây, hầu hết các cơ sở đào tạo ngoài trường học ở Bắc Kinh, Thượng Hải, và thậm chí trên toàn quốc đã bị bắt buộc tạm ngừng kinh doanh.
“Hai ngày nay liên tục có văn bản đưa ra, về việc phải chỉnh đốn các cơ sở đào tạo giáo dục, cơ sở giáo dục ngoài giờ lên lớp… Việc này trước đây chưa từng có”.
Tại kỳ họp lưỡng hội của Trung Cộng vào ngày 6/3, ông Tập Cận Bình tại cuộc họp liên ngành vệ sinh y tế và giáo dục đã đặc biệt đề cập đến “Sự hỗn loạn trong các cơ sở đào tạo bên ngoài nhà trường” và gọi đó là một “căn bệnh cứng đầu rất khó giải quyết.”
Hôm 8/3, Nghê Mân Cảnh, Phó giám đốc Ủy ban Giáo dục Thành phố Thượng Hải, Quan Thành Hoa, giáo sư Đại học Sư phạm Bắc Kinh, kiêm Chủ nhiệm Viện nghiên cứu đổi mới và phát triển đã tham dự buổi truyền hình trực tiếp của kỳ họp lưỡng hội và nói nhiều về vấn đề “Cấm triệt để các cơ sở đào tạo ngoài nhà trường” “Cảnh báo về việc dễ bị các nguồn vốn tư bản thương mại ngấm dần vào các cơ sở giáo dục”….
Trên thực tế, các cơ quan chức năng đã nhắm vào các “Cơ sở đào tạo ngoài trường học” trong nhiều ngày rồi.
Được biết, trước đó Ủy ban Giáo dục thành phố Bắc Kinh đã yêu cầu từ ngày 23/1, các cơ sở đào tạo của thành phố phải tạm dừng mọi hoạt động đào tạo và các hoạt động tập thể không trực tuyến, đồng thời tiến hành kiểm tra và chấn chỉnh về tư chất giáo viên, công khai thông tin, và giáo trình giảng dạy… của các cơ sở đào tạo trực tuyến ngoài trường học.
Vào ngày 23/2, Bộ Giáo dục Trung Cộng đã tổ chức một cuộc họp báo, đề cập đến việc cần thiết phải quản lý chặt chẽ các cơ sở đào tạo ngoài trường học. Ngày 26/2, Ủy ban Giáo dục thành phố Bắc Kinh thông báo một số cơ sở đào tạo ngoài trường học đã vi phạm quy định, tự ý mở lại các lớp đào tạo không trực tuyến.
Việc ngừng hoạt động để điều tra đột ngột này của Trung Cộng có thể có những động cơ thầm kín
Về đợt chấn chỉnh toàn diện và rộng khắp ngành đào tạo này, học giả Trung Quốc Tiết Trì nói với Epoch Times rằng ngành đào tạo ở Đại lục đang hỗn loạn, mỗi ngành đều có nhiều vấn đề, nhưng một cuộc đóng cửa điều tra giống như một nhát dao cắt đứt như vậy thì rất hiếm và có thể có những động cơ thầm kín đằng sau nó.
Ông Tiết Trì tin rằng mượn danh nghĩa là chấn chỉnh “các hiện tượng hỗn loạn” trong các cơ sở đào tạo của Trung Cộng, có khả năng là nó cũng muốn dựa vào đó để tẩy não học sinh một cách “hoàn toàn” và “hoàn chỉnh” mà không để lại bất kỳ kẽ hở nào.
“Trung Cộng coi hình thái ý thức và giáo dục là “mặt trận tư tưởng” có tính chiến lược tuyệt đối cần thiết, bây giờ nó ngày càng trở nên cực đoan hơn, và tẩy não đều bắt đầu từ khi còn rất nhỏ. Ngành đào tạo bên ngoài trường học là có tính đặc thù, và nếu học sinh có tâm cầu kiến thức và coi trọng chính nghĩa, thì Trung Cộng đặc biệt đề phòng, và sẽ không để lại kẽ hở nào.”
Ông Tiết Trì cũng dẫn ví dụ, vào năm 2019, Bộ Giáo dục Trung Cộng thông báo rằng từ năm 2020, các trung tâm khảo thí ở Trung Quốc đại lục sẽ tạm dừng việc tổ chức thi 4 môn học AP bao gồm lịch sử Mỹ, lịch sử thế giới, lịch sử Âu châu và địa lý nhân văn …. Các chương trình học này được thiết kế để dành cho học sinh có khả năng học tập tốt, ngoài việc hoàn thành các khóa học chính của trường trung học, để có thể tiếp cận trước các chương trình đại học Mỹ và chuẩn bị cho việc nộp đơn vào các trường đại học Mỹ trong tương lai, đồng thời thích nghi với cường độ học tập đại học. Ngoài ra, vào cuối năm 2018, Bộ Giáo dục Trung Cộng đã ra thông báo yêu cầu các sở giáo dục địa phương kiểm tra sách giáo khoa của các trường tiểu học và trung học, cấm dùng tài liệu giảng dạy theo chương trình đào tạo của nhà trường (chương trình học do các trường tự quyết định) và sách giáo khoa của nước ngoài.
Ông Tiết Trì cũng tin rằng động cơ cơ bản của Trung Cộng khi làm như vậy là sự cảnh giác và bài xích các giá trị quan phương Tây, đặc biệt là Hoa Kỳ.
Ngoài ra, ông Tiết Trì còn nói, “7 không giảng” trong hệ thống giáo dục của Trung Cộng, chính là không cho giảng các giá trị phổ quát, tự do báo chí, xã hội dân sự, quyền công dân, những sai lầm lịch sử của Trung Cộng, giai cấp tư sản quyền quý và độc lập tư pháp. Việc này dẫn đến dư luận dậy sóng. Việc “chỉnh đốn” các cơ sở đào tạo ngoại khóa cũng là để pháo đài tư tưởng của Trung Cộng không bị ảnh hưởng.”
Tính đến thời điểm đóng cửa giao dịch vào ngày 10/3, theo giờ miền Đông nước Mỹ, giá cổ phiếu của các cơ sở đào tạo ngoại khóa như Good Future, GSX, New Oriental, … đã giảm mạnh.
Do Sun Yun thực hiện
Sương Sương biên dịch
Xem thêm: