Nhật Bản, Hoa Kỳ tiến hành cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm đầu tiên ở Biển Đông
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản (JMSDF) và Hải quân Hoa Kỳ đã tổ chức cuộc tập trận tác chiến chống tàu ngầm chung lần đầu tiên ở Biển Đông, tăng cường khả năng của hai nước ở vùng biển tranh chấp nơi Trung Quốc tuyên bố chủ quyền với hầu hết các phần của vùng biển này.
Theo thông báo của MSDF hôm 11/16, hai trong số các khu trục hạm của JMSDF, JS Kaga và JS Murasame, một phi cơ tuần tra biển P-1 và một tàu ngầm chưa được đặt tên, đã tham gia cuộc diễn tập chung với USS Milius và một phi cơ tuần tra biển P-8A của Hải quân Hoa Kỳ.
Đây là lần đầu tiên tàu ngầm của JSMDF tham gia một cuộc diễn tập tác chiến chống tàu ngầm với Hải quân Hoa Kỳ ở Biển Đông, cho thấy “mức độ tương tác cao giữa Nhật Bản và Hoa Kỳ”, Tham mưu trưởng MSDF Hiroshi Yamamura cho biết tại một cuộc họp báo vào cùng ngày. (Asahi)
Ông nhận xét, “Sự hợp tác này cũng thể hiện khả năng răn đe và phản ứng của MSDF cùng với Hải quân Hoa Kỳ.”
Ba khu trục hạm này cũng đã tham gia một cuộc diễn tập khác ở Biển Đông vào tuần trước.
Cuối tuần trước (13/11-14/11), các khu trục hạm của JSMDF, Kaga và Murasame, cũng đã ghé cảng Subic, Philippines, trước khi tham gia một cuộc tập trận chung với khinh hạm BRP Jose Rizal của Hải quân Philippines ở vùng biển tranh chấp này.
Các cuộc tập trận này diễn ra khi Nhật Bản tăng cường gây sức ép với Bắc Kinh về các tuyên bố chủ quyền của Nhật Bản đối với các vùng biển rộng lớn ở Biển Đông, bất chấp phía Trung Quốc đã cảnh báo Nhật Bản và Hoa Kỳ tránh can thiệp vào công việc nội bộ của quốc gia này cũng như tạo bè phái chống lại họ.
“Trung Quốc không có vấn đề với việc Hoa Kỳ và Nhật Bản phát triển các mối bang giao song phương bình thường, tuy nhiên mối bang giao này nên dẫn đến việc tăng cường hiểu biết và tin cậy lẫn nhau giữa các nước trong khu vực cũng như hòa bình và ổn định ở khu vực Á Châu-Thái Bình Dương, và không nên nhắm vào bất kỳ bên thứ ba nào hoặc làm suy yếu lợi ích của bên thứ ba,” phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên (Zhao Lijian) cho biết trong một cuộc họp báo thường nhật hôm 16/04.
Trung Quốc đã đang tăng cường hiện diện ở Biển Đông bằng cách biến các đảo thành các căn cứ quân sự, và do đó buộc các quốc gia khác như Nhật Bản, Hoa Kỳ, Anh Quốc, Canada, và Pháp phải điều động tàu để kiểm soát Bắc Kinh. (Thời báo Châu Á)
Hồi năm 2016, Tòa án Trọng tài Thường trực tại The Hague đã bác bỏ các tuyên bố chủ quyền của Bắc Kinh đối với phần lớn Biển Đông, ủng hộ Philippines và các quốc gia khác trong khu vực này. Tòa án này phán quyết rằng các tuyên bố của Trung Quốc không có cơ sở pháp lý. (The Epoch Times)
Tuy nhiên, phán quyết này tác động rất ít đến hành vi của Trung Quốc, khi Bắc Kinh từ chối tuân theo phán quyết. Kết quả là các tranh chấp lãnh thổ vẫn đang diễn ra, với việc Bắc Kinh tiếp tục theo đuổi các tuyên bố của mình đối với các vùng biển rộng lớn này dựa trên cái gọi là “đường chín đoạn” bao gồm cả một bãi đá ngầm.
Brunei, Malaysia, Philippines, Đài Loan, và Việt Nam đều tuyên bố tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc.
An Nhiên biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: