Nhật Bản có thủ tướng mới, phe thân Trung Quốc đã suy yếu
Việc cựu Bộ trưởng Ngoại giao Fumio Kishida trở thành thủ tướng mới của Nhật Bản đã dẫn đến những thay đổi về ảnh hưởng của các “phe phái” trong Nhật Bản. Giáo sư Fukuda tại Đại học Hosei nhận định, việc ông Kishida Đảng Dân chủ Tự do đắc cử cho thấy “phe thân Trung Quốc” trong nội bộ đảng này đã suy yếu và quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản sẽ trở nên thân thiết hơn.
Vào ngày 30/9, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia đã tổ chức buổi hội thảo mang tên Cuộc bầu cử Chủ tịch Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản và tình hình an ninh eo biển Đài Loan. Buổi hội thảo đã mời bà Fukuda đến tham dự và chia sẻ quan điểm của mình. Bà Fukuda là chuyên gia nghiên cứu về Đài Loan và các mối quan hệ xuyên eo biển ở Nhật Bản.
Quyền lực của cựu thủ tướng Abe vẫn lớn mạnh
Điều bất ngờ trong cuộc bầu cử chức Thủ tướng lần này là, Bộ trưởng Cải cách hành chính Taro Kono vốn được coi là ứng cử viên sáng giá. Nhưng cuối cùng ông Fumio Kishida đã giành thắng lợi, và số phiếu bầu cho cựu Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Sanae Takaichi cũng cao hơn nhiều so với dự kiến. Bà Fukuda nhận định “nguyên nhân chủ yếu là vì có sự ủng hộ của ông Abe. Dù ông Abe đã thoái vị, nhưng lời kêu gọi của ông vẫn rất có ảnh hưởng.”
Bà cũng dẫn chứng rằng khi cuộc bầu cử bước vào giai đoạn cuối, bên ông Kishida và bên bà Takashi đã đồng ý ủng hộ lẫn nhau trong vòng bỏ phiếu thứ 2. Vì vậy, trong vòng thứ hai, ông Kishida và ông Kono đã nhận được hầu hết số phiếu bầu từ phía bà Takashi. Bà Fukuda nói, “Sau cuộc bầu cử đại diện này, tầm ảnh hưởng của ông Abe sẽ vẫn duy trì một mức độ nhất định trong Đảng Dân chủ Tự do. Ông vẫn sẽ có không gian để thúc đẩy các chính sách của riêng mình, bao gồm cả mở rộng giao lưu giữa ông Abe và Đài Loan.”
Bà Fukuda nhận định, kết quả bầu cử không có tác động chính trị quá lớn đến Trung Quốc và Đài Loan. Bởi vì tất cả các ứng cử viên trong cuộc bầu cử này đều đưa ra chính sách tương tự đối với Trung Quốc. Họ đều tin rằng Nhật Bản cần ứng phó với các mối đe dọa quân sự từ Trung Quốc, đồng thời tăng cường sức mạnh quân sự của Nhật Bản để kiềm chế các hành động khiêu khích của ĐCSTQ tại các khu vực lân cận.
“Phe thân Trung Quốc” trong Đảng Dân chủ Tự do suy yếu
Cuộc bầu cử Đảng Dân chủ Tự do lần này còn cho thấy “phe thân Trung Quốc” do ông Nikai Toshihiro làm đại diện đã suy yếu. Còn ông Shinzo Abe và ông Taro Aso vẫn duy trì được thế lực của mình trong các thành viên cao cấp của Đảng Dân chủ Tự do hiện nay. Giáo sư Fukuda cho rằng, đánh giá từ kết quả cuộc bầu cử, quan hệ giữa Đài Loan và Nhật Bản sẽ có sự phát triển tích cực.
Chính sách đối ngoại của ông Kishida cũng thu hút sự quan tâm của công chúng. Nhiều người cho rằng Kishida thuộc Hội Kouchikai của Đảng Dân chủ Tự do. Đây là một “phe thân Trung Quốc” trước đây của Nhật Bản. Do đó, dư luận dự đoán rằng ông Fumio Kishida sẽ không duy trì thái độ cứng rắn đối với ĐCSTQ.
Về nghi vấn trên, bà Fukuda đáp, các chuyên gia chính trị theo dõi tình hình Nhật Bản hiện nay tin rằng “sau năm 2000, Đảng Dân chủ Tự do đã không còn phe thân Trung Quốc như quá khứ”. Bởi vì mối đe dọa từ Trung Quốc ngày càng gia tăng, và hảo cảm đối với Trung Quốc (ĐCSTQ) của người dân Nhật Bản cũng không tăng lên.
Ngoài ra, mặc dù ông Fumio Kishida không phải thuộc “phe thân Đài Loan” nổi tiếng trong Đảng Dân chủ Tự do, nhưng ông đã có cơ hội giao lưu với các nhà lập pháp Đài Loan khi làm Giám đốc Thanh niên của Đảng Dân chủ Tự do trong quá khứ.
Theo Giáo sư Trần Khiến Nhân của Khoa Chính trị Đại học Đông Hải, Đài Loan, Hội Kouchikai (phe Kishida) là một phe nổi tiếng của Đảng Dân chủ Tự do Nhật Bản, theo xu hướng chủ nghĩa tự do bảo thủ và ôn hòa, có xuất thân phần lớn từ quan liêu, ủng hộ vũ khí hạng nhẹ, ưu tiên kinh tế, coi trọng phân phối và rất chú trọng an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản.
Bài toán mới cho ông Kishida: cân bằng sức mạnh của phe bồ câu và phe diều hâu
Theo phân tích của bà Fukuda, ông Fumio Kishida là một thành viên ưu tú của Đảng Dân chủ Tự do, ngoài việc tiếp tục duy trì ảnh hưởng của phe Kouchikai ra thì còn phải phân phối và cân bằng mối quan hệ giữa “phe bồ câu” do mình đại diện và “phe diều hâu” của ông Abe.
Ngoài ra, ông Kishida mặc dù được lực lượng của ông Abe ủng hộ, nhưng trong chiến dịch tranh cử lại bày tỏ một số quan điểm khác so với quá khứ. Ví dụ, các vấn đề như hỗ trợ để có “khả năng tấn công chủ động vào căn cứ đối phương”, thái độ cứng rắn hơn đối với Trung Quốc và Bắc Hàn,v.v đều khác so với lập trường trước đây của ông. Do đó, bà Fukuda nhận định đường hướng chính trị của nội các Kishida cần được quan sát thêm trong tương lai.
Giáo sư Dương Quân Trì thuộc Khoa Chính trị tại Đại học Cao Hùng, Đài Loan phân tích rằng, tân chủ tịch Đảng Dân chủ Fumio Kishida thuộc phái bảo thủ ở Nhật Bản. Ông quan tâm nhiều hơn đến các vấn đề kinh tế. Từ việc đề ra Kế hoạch Nhân đôi Thu nhập Quốc dân có thể thấy rằng, vấn đề kinh tế là mối quan tâm lớn nhất của ông Kishida.
Tại nhiệm kỳ thứ hai của Thủ tướng Abe, ông Fumio Kishida giữ chức Bộ trưởng Bộ Ngoại giao. Ông Dương cho rằng ông Kishida sẽ tiếp tục thực hiện các chính sách ngoại giao giống nội các của ông Abe. Bởi vì quan điểm của ông Kishida cũng chính là quan điểm của phái bảo thủ và vấn đề an ninh giữa Hoa Kỳ và Nhật Bản cũng là chủ đề quan trọng nhất hiện nay.
Theo giáo sư Dương, nếu Nhật Bản tiếp tục thực hiện duy trì quan hệ kinh tế và an ninh với Hoa Kỳ, thì ông Kishida sẽ quan tâm đến các vấn đề an ninh kinh tế nhiều hơn, bao gồm nguồn cung ổn định cho sản xuất chế tạo, phương pháp di dời chuỗi sản xuất và chuyển các xưởng sản xuất sang Đông Nam Á và Ấn Độ, và bảo đảm nguyên liệu chính và công nghệ sản xuất.
Còn đối với vấn đề phát triển “khả năng tấn công chủ động vào căn cứ đối phương”, bắn thử hỏa tiễn của Bắc Hàn, v.v, Ông Dương nói những vấn đề mà nội các của ông Able chưa giải quyết này có được khai triển khi Kishida lên nắm quyền hay không thì cần phải theo dõi thêm.
Do Lý Mộc Ân thực hiện
Minh Phương biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: