Nhập cảnh trái phép tại Việt Nam: Khởi tố 3 tài xế chở 140 người Trung Quốc xuất cảnh trái phép
Ngày 29/6, cảnh sát tỉnh Bình Phước đã khởi tố 3 bị can cùng ngụ tại TP. HCM về hành vi ‘Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép’.
Khởi tố 3 tài xế chở 140 người Trung Quốc xuất cảnh trái phép |
Trước đó, khoảng 19h ngày 31/3, Nguyễn Hoài Nhân (37 tuổi), Nguyễn Thành Nghi (42 tuổi), Phạm Quang Phú (36 tuổi) dùng 3 ôtô chở 15 người Trung Quốc (13 nam, 2 nữ) đi từ TP. HCM lên khu vực biên giới Campuchia ở huyện Hớn Quản, tỉnh Bình Phước.
Khi đi đến huyện Hớn Quản, nhóm người này bị giới chức kiểm tra và phát hiện, 15 người Trung Quốc không có giấy tờ xuất nhập cảnh hợp pháp.
Tại cơ quan cảnh sát, Nhân, Nghi và Phú khai nhận, chở thuê 15 người Trung Quốc trên từ TP. HCM lên khu vực biên giới để xuất cảnh sang Campuchia.
Ngoài ra, 3 tài xế này khai nhận, từ ngày 14/3 đến nay đã tổ chức 14 chuyến xe, đưa 140 người Trung Quốc từ TP. HCM lên khu vực biên giới ở tỉnh Bình Phước để xuất cảnh trái phép, hưởng tiền công 108 triệu đồng.
Bắt giữ nữ phiên dịch đưa người Trung Quốc từ Đài Loan vào Đà Nẵng |
Trưa 23/6, cảnh sát TP. Đà Nẵng tống đạt quyết định khởi tố bị can đối với nữ phiên dịch viên tiếp tay đưa người Trung Quốc từ Đài Loan nhập cảnh Đà Nẵng trái phép dưới danh nghĩa chuyên gia.
Theo đó, Cơ quan An ninh điều tra cũng thực hiện lệnh bắt tạm giam Lê Thị Thanh Lộc (29 tuổi, quê Hà Tĩnh) về hành vi tổ chức cho người khác nhập cảnh trái phép; khám khẩn cấp nơi cư trú của Lộc tại đường An Hải 14 (P.An Hải Bắc, Q.Sơn Trà, TP. Đà Nẵng).
Lộc là phiên dịch viên tại Công ty TNHH Quản lý đầu tư Việt Nam BOVIET, giúp sức cho Kim Anh và Jiang Fei. Cụ thể, Lộc làm hồ sơ, giấy tờ chuyển cho các công ty dịch vụ hợp thức hóa thủ tục, đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam dưới danh nghĩa chuyên gia.
Trước đó, ngày 11/6, cảnh sát TP. Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam Nguyễn Thị Kim Anh (42 tuổi, quê ở tỉnh Lâm Đồng, là Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Việt Nam Boviet) và ông Jiang Fei (quốc tịch Trung Quốc) vì tội “tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép” dưới danh nghĩa chuyên gia.
Trong thời gian xuất khẩu lao động tại Đài Loan, Lê Thị Kim Anh được Jiang Fei thuê về Việt Nam lập Công ty TNHH Quản lý đầu tư Việt Nam BOVIET (Công ty BOVIET, TP. Đà Nẵng) và trả lương 12 triệu đồng/tháng.
Công ty này không có trụ sở, không hoạt động theo ngành nghề đăng ký mà Anh đứng ra làm thủ tục bảo lãnh người từ Đài Loan, Trung Quốc nhập cảnh vào Việt Nam núp bóng chuyên gia.
Jiang Fei thu 60 triệu đồng cho mỗi trường hợp nhập cảnh trái phép vào Việt Nam. Những người này không làm việc cho Công ty BOVIET như bảo lãnh mà làm việc cho Jiang Fei.
Bắt giữ 3 người Trung Quốc định vượt biên trái phép sang Campuchia |
Ngày 20/6, Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên, huyện Tịnh Biên (An Giang) cho biết, vừa phát hiện và bắt giữ 3 người Trung Quốc định xuất cảnh trái phép từ Việt Nam sang Campuchia trong đêm.
Trước đó, vào 2h ngày 19/6, tại đoạn giữa cầu 22 và 23 thuộc ấp Tân Biên, xã An Nông, huyện Tịnh Biên, tổ công tác Đồn biên phòng cửa khẩu quốc tế Tịnh Biên phát hiện 4 người nghi vấn định vượt biên qua Campuchia.
20 phút sau, 1 người quay trở lại bờ kênh Vĩnh Tế, 3 người kia tiếp tục đi về hướng biên giới Campuchia. Đến 2h30, 3 người này tiến sát biên giới Campuchia, đã bị tổ công tác yêu cầu dừng lại.
Khai báo với lực lượng biên phòng, 3 người này cho biết, đều trú tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc có danh tính: Chen Haiyang (34 tuổi); Chen Minfeng (33 tuổi) và Chen Minyi (39 tuổi). Kết quả test nhanh cả 3 người này đều âm tính COVID-19 lần 1, được đưa vào cách ly tập trung tại nhà khách biên phòng.
TP. HCM trục xuất 13 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép |
Ngày 14/6, cảnh sát TP. HCM cho hay, đã tổ chức trục xuất 13 người nước ngoài, đều mang quốc tịch Trung Quốc, nhập cảnh trái phép bị phát hiện, bắt giữ trên địa bàn thành phố.
Số người này đã được kiểm tra y tế và hoàn thành thời gian cách ly tập trung theo quy định.
Đây là lần thứ 3 tính từ đầu năm 2021 đến nay, TP. HCM trục xuất người nước ngoài nhập cảnh trái phép. Tổng cộng 3 lần đã trục xuất 128 người, tất cả đều có quốc tịch Trung Quốc.
Những người này khai nhận, họ vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch ở biên giới phía Bắc thông qua một số người Việt Nam môi giới. Sau đó, họ di chuyển vào TP. HCM bằng xe khách với mục đích tìm kiếm việc làm hoặc chờ được đưa sang lao động tại Campuchia.
Nữ Giám đốc giúp người Trung Quốc nhập cảnh trái phép bị bắt giữ |
Ngày 11/6, cảnh sát TP. Đà Nẵng đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can, bắt giam một nữ giám đốc và một người Trung Quốc vì tội “tổ chức cho người khác nhập cảnh Việt Nam trái phép” dưới danh nghĩa chuyên gia.
Theo đó, 2 người bị bắt giữ là bà Nguyễn Thị Kim Anh (42 tuổi, quê ở tỉnh Lâm Đồng, là Giám đốc Công ty TNHH Quản lý Đầu tư Việt Nam Boviet) và ông Jiang Fei (quốc tịch Trung Quốc).
Trước đó, bà Kim Anh từng lao động tại Đài Loan và quen biết với ông Jiang Fei. Sau khi về Việt Nam, bà này được đề nghị thành lập Công ty TNHH Quản lý đầu tư Việt Nam Boviet và làm giám đốc với mức lương 12 triệu đồng/tháng, ra Đà Nẵng làm việc.
Từ tháng 9/2019, công ty này bắt đầu hoạt động nhưng không có trụ sở và không kinh doanh. Đến tháng 3/2021, Jiang Fei nhờ bà Kim Anh sử dụng tư cách pháp nhân của công ty để bảo lãnh cho người bạn tên Wang Xu vào Đà Nẵng dưới danh nghĩa chuyên gia.
Công việc cụ thể của bà Anh là giúp hoàn tất hồ sơ, giao cho 1 công ty dịch vụ để ông Wang Xu nhập cảnh Việt Nam với giá hơn 60 triệu đồng.
Cảnh sát Đà Nẵng cho biết, ông Wang Xu là bạn của ông Jiang Fei, dự định vào Việt Nam làm việc cho ông Jiang Fei.
Hiện chưa có thông tin về việc ông Wang Xu đã nhập cảnh vào Việt Nam hay chưa. Cảnh sát điều tra TP. Đà Nẵng đang làm rõ vụ việc.
Tuyên 28 năm tù với 4 bị cáo đưa 47 người Trung Quốc xuất cảnh trái phép |
Ngày 8/6, Tòa án nhân dân tỉnh An Giang tuyên phạt tổng cộng 28 năm tù cho nhóm 4 người về tội “Tổ chức cho người khác xuất cảnh trái phép”.
4 người bị kết án trong phiên xét xử sơ thẩm trên gồm: Nguyễn Văn Út (sinh năm 1987), Phan Tấn Lợi (sinh năm 1988, cùng ngụ huyện Nhà Bè, TP. HCM); Nguyễn Thị Kim Huy (sinh năm 1967, ngụ TP. Long Xuyên, An Giang) và Nguyễn Như Nhỏ (sinh năm 1960, ngụ TP. Cà Mau, Cà Mau).
Theo cáo trạng, ngày 16/4, người dân phát hiện 8 người Trung Quốc tại TP. Long Xuyên nên báo với giới chức. Kết quả xác minh cho thấy, 8 người Trung Quốc này nhập cảnh vào Việt Nam qua biên giới phía Bắc, di chuyển đến TP. Long Xuyên lưu trú tại khách sạn Anh Đào, phường Mỹ Xuyên từ sáng 15/4.
Từ ngày 17/4 đến 6/5, Huy, Út, Nhỏ và Lợi đã ra đầu thú, khai nhận cùng nhau tổ chức cho nhóm người Trung Quốc xuất cảnh trái phép sang Campuchia.
Quá trình điều tra xác định, Nguyễn Văn Út là người chủ mưu (được một phụ nữ tên Đào ở Campuchia thuê); Nhỏ và Huy đưa nhóm người Trung Quốc về nghỉ tại khách sạn Anh Đào; Lợi liên hệ tìm xe đưa nhóm người Trung Quốc xuống nghỉ tại khách sạn để đi về Kiên Giang xuất cảnh trái phép sang Campuchia.
Từ ngày 30/3 đến ngày 15/4, Út cùng các đồng phạm 3 lần tổ chức đưa 47 người Trung Quốc đi từ Bình Dương, Đồng Nai, TP. HCM đến Kiên Giang để xuất cảnh trái phép sang Campuchia qua khu vực biên giới, hưởng lợi tổng cộng 183 triệu đồng, trong đó, Nhỏ (37 triệu đồng), Huy (15 triệu đồng), Lợi (17.5 triệu đồng) và Út (35 triệu đồng). Số còn lại dùng để tiêu xài và trả tiền cho tài xế chở nhóm người Trung Quốc.
Tại phiên sơ thẩm ngày 8/6, Hội đồng xét xử đã tuyên phạt Nguyễn Văn Út 9 năm tù, Nguyễn Như Nhỏ 7 năm tù, Nguyễn Thị Kim Huy 7 năm tù và Phạm Tấn Lợi 5 năm tù; đồng thời phạt bổ sung 15 triệu đồng đối với bị cáo Út, 3 bị cáo còn lại mỗi bị cáo 10 triệu đồng.
6 người Trung Quốc làm việc không phép tại phòng khám ở Nha Trang |
Ngày 7/6, cảnh sát Khánh Hòa đã phạt hành chính 120 triệu đồng và trục xuất về nước đối với 6 người Trung Quốc làm việc không phép tại một phòng khám ở thành phố Nha Trang.
Trước đó, ngày 22/4, Sở Y tế tỉnh kiểm tra hành chính phòng khám đa khoa Đức An thuộc Công ty Đức An Nha Trang thì phát hiện công ty này đang sử dụng 6 người Trung Quốc trên.
Tại thời điểm kiểm tra, 2 người Trung Quốc đang làm việc là ông Jiang Linfeng khai không có giấy phép lao động và bà Guo Xiaohong, có giấy phép nhưng đã hết hạn từ 30/6/2020. Bốn người còn lại tại phòng khám cũng không có giấy phép lao động hợp lệ.
Ngoài ra, tại phòng khám có một bác sĩ Trung Quốc làm việc khám chữa bệnh từ năm 2020 đến tháng 3/2021 nhưng chưa đăng ký danh sách hành nghề.
Bên cạnh đó, Phòng khám này được phát hiện bán thuốc hết hạn sử dụng, nhiều dịch vụ kỹ thuật khám chữa bệnh vượt phạm vi hoạt động chuyên môn cho phép.
Cảnh sát Khánh Hoà ra quyết định xử phạt 6 người Trung Quốc 20 triệu đồng/người; thu hồi giấy phép và phạt phòng khám 147 triệu đồng về hành vi vi phạm vượt quá phạm vi hoạt động cho phép.
167 người xuất nhập cảnh trái phép |
Chiều 1/6, lực lượng chức năng biên giới đã bắt giữ 167 trường hợp xuất nhập cảnh trái phép; trong đó, tuyến Việt Nam – Trung Quốc có 44 trường hợp, tuyến Việt Nam – Campuchia có 123 trường hợp.
Trước đó, vào lúc 0h15, ngày 1/6, trong lúc tuần tra biên giới, Đồn Biên phòng Ngọc Côn (Cao Bằng) đã phát hiện bắt giữ 1 vụ với 12 công dân Việt Nam đi Trung Quốc trở về nhập cảnh trái phép qua khu vực mốc 794.
Đơn vị đang hoàn chỉnh thủ tục xử lý và chờ bàn giao đưa đi cách ly theo quy định.
Trước đó, đơn vị này đã triển khai 175 điểm cách ly, tổng tiếp nhận, cách ly là 225,955 người, đã hoàn thành cách ly 214,691 người, hiện đang cách ly 11,264 người.
Người đàn ông ở Quảng Ninh đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép |
Ngày 1/6, cảnh sát Quảng Ninh cho biết, vừa khởi tố bị can, bắt giam La Ngọc Môn (36 tuổi, trú tại TT.Bình Liêu, H.Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh) tham gia đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam.
Trước đó, nhận được tin báo của cảnh sát Thừa Thiên Huế về việc La Ngọc Môn tham gia đường dây đưa người Trung Quốc nhập cảnh trái phép. Cảnh sát Quảng Ninh đã xác minh danh tính và bắt giữ đối tượng này.
Trước đó, ngày 25/5, TAND tỉnh Quảng Ninh đã xét xử lưu động 11 người trong đường dây tổ chức đưa người xuất nhập cảnh trái phép. Trong số này có nhiều bị can là thanh niên người dân tộc ở Bình Liêu.
Tây Ninh trao trả 54 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép |
Trong 4 ngày (từ ngày 29/5 đến 1/6), tại cửa khẩu quốc tế Lào Cai, 54 công dân Trung Quốc gồm 53 nam và 1 nữ nhập cảnh trái phép vào Việt Nam được bàn giao cho Đồn Biên phòng Hà Khẩu, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc.
54 người này bị cảnh sát và Bộ đội Biên phòng Tây Ninh bắt giữ trước đó, được đưa vào khu cách ly tập trung theo quy định.
Sau khi hoàn thành cách ly, các công dân Trung Quốc được xét nghiệm Covid-19 cho kết quả âm tính.
Qua điều tra xác minh, 54 công dân trên trú tại các tỉnh thuộc Trung Quốc gồm: Hồ Nam, Phúc Kiến, Quý Châu, Tứ Xuyên, Quảng Tây, Giang Tây, Trùng Khánh, Sơn Đông, Cam Túc, Tân Cương.
Trước khi trao trả những người này về nước, giới chức tỉnh Tây Ninh đã xử phạt hành chính về về hành vi nhập cảnh trái phép.
84 người Trung Quốc lao động không phép tại Cà Mau |
Kết quả kiểm tra tại Dự án điện gió Viên An (huyện Ngọc Hiển, Cà Mau) cho thấy, nhà thầu đã sử dụng 84 lao động người Trung Quốc, trong đó, 26 người là chuyên gia, 58 người là công nhân kỹ thuật.
Số lao động này có hộ chiếu đầy đủ, có giấy phép ra vào khu vực biên giới biển theo quy định, có giấy chứng nhận tại cơ sở cách ly phòng dịch đúng quy định, tuy nhiên, chưa có Giấy phép lao động, tất cả được Công ty TNHH MTV Năng lượng Viên An bảo lãnh.
Sau khi đến Cà Mau, 84 người Trung Quốc nói trên lưu trú khu vực cảng Năm Căn và 1 khách sạn tại thị trấn Năm Căn, huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau.
Hiện giới chức tỉnh Cà Mau đã buộc dừng thi công Dự án điện gió Viên An do chưa hoàn tất thủ tục theo quy định.
4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Quảng Bình |
Tối 26/5, tỉnh Quảng Bình cho biết, vừa có báo cáo nhanh về việc 2 công dân Việt Nam chở 4 công dân Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Khi bị phát hiện, 2 người này đã chạy trốn, bỏ lại 4 người Trung Quốc không có giấy tờ tùy thân tại chốt kiểm dịch. Đến 19h30, 2 người Việt này đã bị phát hiện tại xã Quảng Đông.
Nhà chức trách xác định, 4 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam, có người đón ở biên giới.
Nhóm này sau đó thuê 2 người Việt Nam chở từ Hà Nội vào TP. HCM. Hiện tại, cả 6 người này không sốt, không ho.
6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Lạng Sơn |
Lúc 0h45 ngày 15/5, giới chức tỉnh Lạng Sơn phát hiện 6 người Trung Quốc nhập cảnh trái phép vào Việt Nam qua khu vực biên giới cửa khẩu Chi Ma, lên ôtô 7 chỗ do Lê Văn Lưu (38 tuổi, trú khu phố 5, phường Hoành Bồ, TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) cầm lái nên đã bắt giữ.
Lưu khai được 1 phụ nữ tên Kiều ở Bắc Từ Liêm (Hà Nội) gọi điện thuê đón nhóm người Trung Quốc đưa về Bắc Ninh với tiền công 10 triệu đồng.
Sau đó, Lưu rủ thêm 3 người gồm Nguyễn Thiết Năng (42 tuổi, trú Cổ Nhuế 1, Bắc Từ Liêm, Hà Nội), Đào Văn Hải (44 tuổi) và Phạm Văn Dũng (39 tuổi, cùng trú thành phố Uông Bí, Quảng Ninh) đi 2 ôtô từ Hà Nội lên Lạng Sơn đón 6 người Trung Quốc.
Nhóm người Trung Quốc khai, nhập cảnh trái phép vào Việt Nam để sang Campuchia tìm việc làm.
TP. HCM trục xuất 52 người nước ngoài nhập cảnh trái phép |
Tối 13/5, cảnh sát TP. HCM cho biết, trong 2 ngày 7 và 8/5 đã trục xuất 52 người nước ngoài nhập cảnh trái phép, bị phát hiện, bắt giữ tại TP. HCM.
Nhóm người này khai nhận, đã thông qua 1 số người môi giới (cả người Việt Nam và người nước ngoài) để tổ chức nhập cảnh trái phép vào Việt Nam bằng đường tiểu ngạch ở biên giới phía bắc.
Sau đó, những người này theo xe khách di chuyển vào TP. HCM, mục đích là để tìm việc làm hoặc chờ để xuất cảnh sang làm việc tại Campuchia.
Xử phạt đối với các trường hợp nhập cảnh trái phép1. Đối với hành vi xuất/nhập cảnh trái phép Về xử phạt hành chính, Điều 17 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định:
Về xử phạt hình sự, căn cứ theo Điều 347 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định, người nào xuất cảnh, nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 5-5 triệu đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. 2. Đối hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất/nhập cảnh trái phép Điều 348 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định như sau: 1. Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép, thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm. 2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10-50 triệu đồng hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm. |
Nam Hải tổng hợp
Xem thêm