Nhắc đi nhắc lại từ ‘có thể’: Từ thay đổi khí hậu đến Breonna Taylor
Đây là dòng tiêu đề từ Washington Post ngày 23/9: “Cuộc chiến của đảng phái tại Tòa án Tối cao có thể ảnh hưởng đến các vấn đề và hình ảnh.”
Chắc chắn là quý vị rất nóng lòng để đọc bài báo đó. Nhưng hiện tại báo [Washington] Post đã quá quen với việc coi khả năng có thể xảy ra là sự thật nên không thể biết được sự khác biệt nữa.
Đó là một lời nhắc nhở rằng giới truyền thông Hoa Kỳ không còn trong ngành đưa tin tức nữa. Bây giờ họ là nhà sản xuất. Và họ sản xuất ra thực tế. Thực tế được sản xuất qua dạng “tường thuật” và tin tức được đánh giá là đáng đưa tin nếu nó phù hợp với câu chuyện đã tường thuật trước. Nếu nó không phù hợp, đó không còn là tin tức nữa. Câu chuyện này sau đó được xây dựng tiếp và bồi đắp bởi [không chỉ] các sự kiện thực tế mà còn bằng những kỳ vọng.
Hãy thử đếm một lúc nào đó số lần xuất hiện của các từ “có thể, chắc sẽ, chắc là sẽ” mà quý vị có thể thấy trên các tiêu đề báo ngày nay. Thí dụ trên tờ New York Times vào ngày 21/9, “Trump có thể bị điều tra vì gian lận thuế, Công tố viên quận lần đầu tiên nói.”
Rõ ràng, một cuộc điều tra vị tổng thống đáng ghét vì gian lận thuế sẽ là lý tưởng, theo quan điểm của [New York] Times, nhưng nếu không có điều đó, tờ báo biết rằng những độc giả đáng tin cậy của nó sẽ sẵn sàng nhận một điều “có thể” thay cho điều có thật – bằng tín nhiệm của Grey Lady’s {tín nhiệm của ma-ND}, như nó vốn vẫn như vậy, điều này vẫn tốt đối với họ bất chấp tất cả những gã ngu ngốc đã có thể dự đoán đầy hy vọng về những vụ bê bối của ông Trump trong bốn năm qua.
Vấn đề với từ “có thể”, cái mà có thể được sử dụng theo cách không có khuynh hướng, là nó cho phép các sự kiện có thể xảy ra hoặc có khả năng xảy ra, được coi như thể chúng đã xảy ra hoặc chắc chắn sẽ xảy ra (như cuộc bầu cử) — nói một cách truyền thống là điều kiện tiên quyết để có tin thật. Hoặc tin tức của sự thực. Bây giờ chúng được sử dụng để tạo ra thực tế, thay vì phản ánh nó.
Một ví dụ điển hình cho thực tế rởm này là Dự án Sợ hãi (Project Fear) của giới truyền thông đối với virus Vũ Hán (Covid-19), phần lớn cũng được thổi bùng lên bởi những sự “có thể”, từ số người thiệt mạng ban đầu đã được thổi phồng bởi Giáo sư Neil Ferguson – nay đã bị mất uy tín, gây ra đợt đóng cửa đầu tiên của nền kinh tế của một nửa thế giới cho đến ngày hôm nay.
Trên tờ Bưu điện Washington vài tuần trước viết: “Covid-19: Một mùa cúm tồi tệ kết hợp với đại dịch có thể khiến quý vị choáng ngợp.” Giống như Fat Boy trong Dickens, họ chỉ muốn làm cho quý vị rùng mình — bằng việc chờ đợi những thảm họa có thể không bao giờ xảy ra.
Tất nhiên, nhà vô địch mọi thời đại của loại báo cáo về điều có thể xảy ra này là về biến đổi khí hậu. Đây là New York Times từ ngày 15/9: “Bão Sally là một mối đe dọa di chuyển chậm. Biến đổi khí hậu có thể là [lý do] tại sao.”
Giả thuyết “Biến đổi khí hậu” được đặt ngang hàng với “Mối đe dọa di chuyển chậm” hiện có — và thực sự, thật dễ dàng thấy rằng “mối đe dọa” không đáng được nhắc đến nếu chỉ xét đúng bản chất của vấn đề, nhưng chỉ vì nó có thể phù hợp với câu chuyện về biến đổi khí hậu được ưa chuộng [nên đã được dùng].
Điều này đã và đang là chủ đề bàn luận tại các bàn trà hàng thập kỷ về các việc “chắc sẽ là” và “có thể là” — đến mức, có sự tích lũy các giả thuyết được cho là để biện minh cho những người lưu giữ những câu chuyện trong việc đối phó với thảm họa tương lai mà họ luôn giấu khỏi con mắt chúng ta, thật như là “sự thật” – tương đương với việc đã xảy ra – vì vậy bây giờ những người trong chúng ta chỉ ra rằng nó chưa xảy ra và điều đó có thể không xảy ra như dự đoán được gọi là “những người phủ nhận khí hậu”.
“Dự án 1619” của Thời báo New York là một nỗ lực khác trong việc sản xuất thực tế nhằm hỗ trợ cho các bài tường thuật mới nhất của phương tiện truyền thông, dưới nhiều tên gọi khác nhau, nhưng gần đây nhất đã tự gọi là “phân biệt chủng tộc có hệ thống”.
Câu chuyện phân biệt chủng tộc có hệ thống, một sản phẩm của “lý thuyết tối quan trọng về chủng tộc”, hoàn toàn dựa trên việc giải thích lại các sự kiện, cả trong lịch sử và ngày nay, trong đó vấn đề chủng tộc cho đến thời điểm đó được cho là không có hay hầu như không có vai trò gì.
Các nhà lý thuyết cho rằng sự thật sẽ là sự thật chỉ khi chúng phù hợp với lý thuyết của họ có thể nói rằng chủng tộc đã có thể đóng một vai trò quan trọng, thậm chí là vai trò chủ yếu – trong suy nghĩ của những người sáng lập Hoa Kỳ cũng giống như suy nghĩ của viên cảnh sát, người đã sát hại một người da đen không vũ trang. Chúng ta không biết. Nhưng bởi vì giả định một động cơ kỳ thị chủng tộc phù hợp với lý thuyết — hoặc câu chuyện — tốt hơn là không giả định, nên họ có thể coi lý thuyết là sự thật.
Đó là ý nghĩa của “phân biệt chủng tộc có hệ thống”, là phân biệt chủng tộc tự động áp đặt cho bất kỳ ai, theo nhu cầu của những người có lợi ích chính trị hoặc tài chính trong việc đánh hơi thấy phân biệt chủng tộc, chỉ vì là một phần của “hệ thống” – hệ thống mà phân biệt chủng tộc đã được xây dựng thành đức tin bởi các câu chuyện.
Vì vậy, không thể coi cái chết của Breonna Taylor là một tai nạn thương tâm. “Các đảng viên Đảng Dân Chủ chỉ trích quyết định của Tổng chưởng lý bang Kentucky đối với Breonna Taylor như một ví dụ về sự bất công có hệ thống”, bài đăng giật tít trên báo [Washington] Post vào sáng ngày 24/9.
Cái gọi là bất công, đó là một loại bất công rất đặc biệt. Đó là sự bất công mang tính hệ thống. Cô Taylor tội nghiệp đã bị sát hại bởi “hệ thống” (do cảnh sát đại diện), và hệ thống, theo câu chuyện hiện nay đã được thiết lập rõ ràng, là phân biệt chủng tộc theo định nghĩa – mặc dù Tổng chưởng lý Kentucky bản thân là người da đen.
Chủng tộc của ông ta không liên quan đến những người biểu tình chống lại “sự bất công có hệ thống” như của những viên cảnh sát mà họ đã lăng mạ và hành hung (và trong một số trường hợp đã hạ sát) trong 4 tháng qua.
Câu chuyện lớn trong thời đại cách mạng của chúng ta là sự chuyển dịch của quá trình sản xuất sự thật do truyền thông tạo ra từ các trang báo (đang thất bại nhanh) hàng ngày và các kênh tin tức truyền hình sang đường phố của các thành phố của chúng ta ngày nay và, hy vọng (từ quan điểm của truyền thông), đến các phòng bỏ phiếu của Hoa Kỳ vào ngày mai. Nhưng đó không phải là câu chuyện mà quý vị sẽ được thấy trong các kênh “tin tức” đã đề cập đến trên đây.
James Bowman là một chuyên gia thường trú tại Trung tâm Chính sách Công và Đạo đức. Tác giả của quyển sách “Honor: A History”, ông là nhà phê bình phim cho The American Spectator và là nhà phê bình truyền thông cho New Criterion.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.