Nhà kinh tế: Thất bại trong việc chôn vùi câu chuyện lạm phát là ‘nhất thời’ có nguy cơ gây ra lỗi lầm lớn nhất của Fed trong nhiều thập kỷ
Theo ông Mohamed El-Erian, Chủ tịch trường Đại học Queen và nhà kinh tế học, việc Fed thất bại trong việc bỏ đi câu chuyện ngoan cố về lạm phát là “nhất thời ” và hành động dứt khoát hơn để kiềm chế áp lực giá cao liên tục làm tăng khả năng ngân hàng trung ương sẽ phải phanh hãm các chính sách tiền tệ nới lỏng một cách gấp và mạnh mẽ hơn nhiều trong tương lai, gây nguy cơ gây gián đoạn nghiêm trọng có thể tránh được đối với thị trường trong nước và toàn cầu.
Ông El-Erian viết trong một bài báo hôm 25/10 đăng trên Bloomberg: “Trái ngược hoàn toàn với suy nghĩ của các nhà lãnh đạo doanh nghiệp, những người đang hàng ngày đối mặt với thực tế là áp lực lạm phát cao hơn và dai dẳng, khái niệm nhất thời đã cố gắng giữ được một chỗ đứng gần như thần bí trong suy nghĩ của nhiều nhà hoạch định chính sách.”
Ông lập luận: “Quan điểm này càng kéo dài thì nguy cơ mắc phải một sai lầm chính sách lịch sử càng lớn mà tác động tiêu cực của nó có thể kéo dài trong nhiều năm và vượt ra ngoài phạm vi Hoa Kỳ.”
Lạm phát giá tiêu dùng đang ở mức cao nhất trong vòng 30 năm và vượt xa mục tiêu 2% của Fed, trước sự bất chấp của các nhà hoạch định chính sách ngân hàng trung ương, những người phải đối mặt với áp lực ngày càng tăng để rút lại các biện pháp kích thích, ngay cả khi họ bày tỏ lo ngại rằng thị trường lao động chưa hoàn toàn phục hồi từ mức thấp của đại dịch.
Tổng số người thất nghiệp hiện nay ở Hoa Kỳ là 7.7 triệu người, và trong khi con số này thấp hơn đáng kể so với mức cao nhất trong thời đại đại dịch, nó vẫn tăng so với con số 5.7 triệu người ngay trước khi bùng phát. Tỷ lệ thất nghiệp, ở mức 4.8%, cũng vẫn cao hơn mức trước đại dịch.
Đồng thời, các chỉ số thị trường lao động khác, chẳng hạn như số lượng cơ hội việc làm cao gần kỷ lục và tỷ lệ bỏ việc cao nhất mọi thời đại—phản ánh niềm tin của người lao động về khả năng tìm được một công việc tốt hơn—cho thấy thị trường lao động đang bắt kịp lên nhanh chóng. Các doanh nghiệp tiếp tục báo cáo về những khó khăn trong việc tuyển dụng và đã tăng lương để thu hút và giữ chân người lao động. Báo cáo việc làm gần đây nhất cho thấy, trong 6 tháng qua, tiền lương đã tăng trung bình 0.5% mỗi tháng, khoảng gấp đôi tốc độ trước đại dịch.
Bên cạnh các thước đo lạm phát đang gia tăng, kỳ vọng của người tiêu dùng về mức lạm phát trong tương lai đã đạt mức cao kỷ lục, đe dọa sự thay đổi kỳ vọng và làm dấy lên bóng ma về loại vòng xoáy giá cả tiền lương từng đã làm suy yếu nền kinh tế trong những năm 1970. Một cuộc khảo sát hàng tháng gần đây của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York về kỳ vọng của người tiêu dùng cho thấy các hộ gia đình Hoa Kỳ dự đoán lạm phát sẽ ở mức 5.3% trong năm tới và 4.2% trong ba năm tới, những con số cao nhất trong lịch sử của chuỗi dữ liệu thống kê này kể từ năm 2013.
Ông El-Erian, trong bài phát biểu, lập luận rằng Fed đã “trở thành con tin” cho lập luận rằng đợt lạm phát hiện tại chỉ là tạm thời và sẽ giảm bớt một khi tình trạng mất cân bằng chuỗi cung ứng liên quan đến đại dịch sẽ giảm bớt.
Ông viết: “Đó là một khuôn khổ làm hài lòng những người nghe, không chỉ đối với các nhà hoạch định chính sách mà còn cả thị trường tài chính, nhưng ngày càng khó thay đổi.”
Ông viết: “Thật vậy, sự tuân thủ gần như giáo điều đối với một quan điểm nhất thời cứng nhắc đã nhường chỗ ở một số nơi cho các khái niệm về ‘tạm thời kéo dài,’ ‘nhất thời liên tục,’ và ‘tạm thời dâng lên’—thỏa hiệp với các công thức mà, thật không may, thiếu sự chặt chẽ về mặt phân tích, trong khi toàn bộ quan điểm về một quá trình nhất thời là nó không kéo dài đủ lâu để thay đổi hành vi.”
Ông El-Erian cho biết ông lo ngại rằng các quan chức Fed sẽ tăng câu chuyện nhất thời thay vì gạt nó sang một bên, làm tăng khả năng ngân hàng trung ương “buộc phải phanh gấp đối với chính sách tiền tệ trong thời gian tới —“cú phanh tay.”
Ông El-Erian lập luận: “Ban đầu, một phản ứng chậm trễ và từng phần, sau đó là thắt chặt mạnh để bắt kịp — sẽ tạo thành sai lầm chính sách tiền tệ lớn nhất trong hơn 40 năm,” đồng thời nói thêm rằng sai lầm này sẽ “làm suy yếu nền kinh tế và tài chính của Hoa Kỳ một cách không cần thiết” đồng thời gửi đi “những làn sóng bất ổn có thể tránh được trên toàn bộ nền kinh tế toàn cầu.”
Cảnh báo của ông được đưa ra khi Ủy ban Thị trường Mở Liên bang (FOMC)—cơ quan thiết lập chính sách của Fed—sẽ tổ chức cuộc họp hai ngày tiếp theo hôm 02 và 03/11.
FOMC đã báo hiệu rằng họ sẽ tăng lãi suất vào khoảng năm 2023 và bắt đầu cắt giảm các nỗ lực cứu trợ và kích thích thời đại đại dịch trị giá 120 tỷ USD mỗi tháng của Fed vào đầu tháng 11.
Một số quan chức Fed đã nói rằng, nếu lạm phát vẫn ở mức cao, thì tình huống này hỗ trợ trường hợp tăng lãi suất sớm hơn. Thống đốc Fed Christopher Waller gần đây đã gợi ý rằng ngân hàng trung ương có thể cần phải đưa ra “một phản ứng chính sách tích cực hơn” thay vì chỉ là giảm bớt “nếu số liệu hàng tháng của lạm phát tiếp tục tăng cao trong thời gian còn lại của năm nay.”
Ông nói trong các nhận xét chuẩn bị trước Viện Nghiên cứu Chính sách Kinh tế Stanford: “Nếu lạm phát tiếp tục ở mức 5% vào năm 2022, quý vị sẽ bắt đầu nhìn thấy tất cả mọi người đều có khả năng — chà, tôi không thể nói thay cho ai khác, chỉ là bản thân tôi, nhưng — quý vị sẽ thấy mọi người kéo ‘điểm quyết định’ của họ về phía trước (sớm hơn) và có khả năng tăng (lãi suất) hơn một lần vào năm 2022.”
Đồ thị (pdf) của Fed, cho thấy dự báo tăng lãi suất của các nhà hoạch định chính sách, cho thấy một nửa số thành viên của FOMC dự đoán sẽ tăng lãi suất vào cuối năm 2022 và nửa còn lại dự đoán thời điểm bắt đầu tăng lãi suất vào cuối năm 2023.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’
Bình Hòa biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: