Nhà kinh tế học nổi tiếng: Tesla là rủi ro tài chính lớn hơn đối với các ngân hàng so với biến đổi khí hậu
Theo một nhà kinh tế hàng đầu của Hoa Kỳ, tuyên bố cho rằng biến đổi khí hậu gây ra “rủi ro” cho ngành than là “lố bịch”, ông cũng đã cảnh báo các thành viên Quốc hội Úc không nên cho phép các tổ chức ở ngoại quốc điều khiển sự phát triển của Úc.
Ông John Cochrane, một thành viên cấp cao tại Viện Hoover tại Đại học Stanford và là tác giả của “Định giá tài sản”, một cuốn sách giáo khoa được sử dụng rộng rãi trong các trường đại học, cho biết ngay cả khi các giếng dầu và mỏ than bắt đầu mất giá do sự chuyển hướng sang phát triển năng lượng tái tạo, quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra từ từ trong vài thập kỷ và không phải ngay lập tức.
Ông nói: “Hệ thống tài chính sẽ không bị phá sản,” ông nói, lưu ý rằng những ngành này đã ổn định trong nhiều thập kỷ và được tài trợ bởi nợ dài hạn, vốn không biến động.
Ông nói thêm: “Các tài sản nguy hiểm là những tài sản [như] của Tesla của thế giới: các cổ phiếu tăng trưởng cao ngất ngưởng, được định giá quá cao. Sự suy giảm chậm chạp của các ngành công nghiệp chưa bao giờ gây ra vấn đề tài chính. [Còn] sự sụp đổ của ngành công nghệ năm 2000 không phải là sự phá sản của ngành công nghiệp máy đánh chữ; đó là một sự phá sản của các ngành công nghiệp mới. Sự phá sản ấy đã là một dạng mẫu trong suốt lịch sử.”
Các thành viên của Quốc hội Úc đang tổ chức một cuộc điều tra về sự hỗ trợ của khu vực tài chính đối với ngành xuất cảng của quốc gia này, bao gồm các nguồn tài nguyên [để xuất cảng] như than và khí đốt.
Tuy nhiên, trong quá trình điều tra, các ngân hàng, công ty bảo hiểm, và quỹ đầu tư hàng đầu đã tiết lộ sự miễn cưỡng trong việc tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp khai thác than, cho rằng sự sụt giảm như thế trong các ngành sẽ xảy ra do sự chuyển dịch toàn cầu sang năng lượng tái tạo. [Rồi] đến lượt nó, sự sụt giảm trong các ngành khai thác than [bị coi là] gây ra một “rủi ro” theo kiểu giả định đối với các tổ chức tài chính.
Kết quả là, nhiều ngân hàng và các quỹ tài sản đã rút hỗ trợ từ các dự án khai thác than để giảm thiểu rủi ro này, dẫn đến việc các công ty tài nguyên vừa và nhỏ phàn nàn về việc ngày càng khó khăn trong việc khai triển các dự án của các công ty này – điều có thể ảnh hưởng đến việc làm trong khu vực trong tương lai.
Ông Cochrane cũng chỉ trích cách xác định rủi ro của ngân hàng, ông nói với Ủy ban Thường trực Hỗn hợp về Tăng trưởng Thương mại và Đầu tư rằng, “Đây là một sự tưởng tượng kỳ quặc được viện dẫn vào để vượt qua hạn chế pháp lý rằng các nhà quản lý không được phép chuyển tiền đến nơi họ muốn vì mục đích chính trị.”
Ông nói: “thực sự đó là một [cách] chiếm đoạt đi quyền lực của quý vị trong cơ quan lập pháp để có những quyết định khó khăn này thay mặt cho người dân Úc hoặc không ra quyết định nếu quý vị cho rằng những quyết định này không khôn ngoan.”
Ông Cochrane cũng chỉ ra những “vấn đề hiện hữu” (the “elephants in the room”) về vấn đề biến đổi khí hậu, đó là Trung Quốc, Ấn Độ và các quốc gia đang phát triển.
Ông cho biết: “Trung Quốc vẫn đang xây dựng các nhà máy nhiệt điện than. Họ đã xây dựng chúng với tốc độ một nhà máy mỗi tuần trong một thời gian dài. Mỗi nhà máy trong số đó sẽ yêu cầu than cho đến khi than được thay thế bằng thứ khác, và sự phát triển của Trung Quốc sẽ được thay thế bằng thứ khác.”
“Điện là một điều tuyệt vời đối với người nghèo trên thế giới. Ấn Độ, Bangladesh, tất cả những quốc gia này đều cần điện, và than vẫn là cách rẻ nhất để có điện.”
Số liệu tháng Bảy do Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA) công bố cho thấy nhu cầu điện trên toàn thế giới sẽ tăng 5% vào năm 2021 và 4% vào năm 2022.
Hầu hết nhu cầu sẽ đến từ Á Châu, IEA ước tính rằng Trung Quốc có thể chiếm hơn một nửa tăng trưởng toàn cầu và Ấn Độ khoảng 9%. IEA cũng thừa nhận rằng nhiên liệu hóa thạch sẽ cần thiết để cung cấp nhu cầu đó, bất chấp sự tăng trưởng trong lĩnh vực tái tạo.
Trong khi đó, Úc tiếp tục phải đối mặt với áp lực đặt ra các mục tiêu tham vọng hơn để cắt giảm lượng khí thải carbon trong nước, một động thái mà nước này đã chống lại cho đến nay.
Ông Cochrane cho biết: “Nếu quý vị quyết định muốn thoát khỏi ngành kinh doanh than – hoặc quý vị muốn để các ngành tài chính làm điều đó cho quý vị – hãy nhận ra rằng quý vị không khai thác than không nhất thiết có nghĩa là có ít carbon hơn vì ai đó sẽ khai thác than và bán than cho người Trung Quốc và người Ấn Độ chừng nào các quốc gia này vẫn đi theo hướng sản xuất điện than này.”
Chánh Tín biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: