Nguồn gốc và ý nghĩa của lễ Giáng sinh
Một mùa hạnh phúc lại đến với chúng ta. Những người có khuynh hướng phi tôn giáo có thể sẽ “không để tâm”, họ cho rằng Chúa không thực sự được sinh ra vào Ngày Giáng sinh, và tất cả điều này chỉ là một sự tưởng tượng tuyệt vời; hoặc có thể, một cách lạc quan hơn, họ chỉ nhún vai và tận hưởng mùa lễ như bất kỳ ai khác. Vậy chính xác thì tại sao Giáng sinh lại quan trọng?
Chắc chắn rằng, “Giáng sinh” dường như đã được tổ chức từ rất lâu trước khi có Cơ Đốc Giáo.
Theo Bộ Kèn Cuối cùng, người La Mã nhận thấy rằng ba ngày sau ngày ngắn nhất trong năm (thay đổi ở Bắc Bán cầu trong khoảng từ 20, 21, 22 hoặc 23 tháng 12), ánh sáng mặt trời bắt đầu tăng lên! Vì vậy, Đức Chúa đã qua đời và ba ngày sau đó đã sống lại từ cõi chết và bắt đầu chiếu sáng thế giới một lần nữa. Chắc chắn rằng đây một lý do để tán tụng. Vì làm sao có thể hiểu được điều này ngoài việc ánh sáng đã vượt lên trên bóng tối, và sự hỗn loạn đó đã bị đánh bại bởi… chính xác thì bằng cách nào?
Bài học lần thứ nhất, thứ hai và thứ ba
Bài học đầu tiên về tầm quan trọng của tâm linh là sự sống luôn chiến thắng cái chết.
Bài học thứ hai, sự sống chiến thắng cái chết theo một cách thật diệu kỳ; nó không phải là điều mà một con người có thể sắp đặt được. Nó thực hiện theo cách của riêng mình và bằng sức mạnh thần thánh của chính nó. Chúng ta không đặt ra quy luật điều tiết ngày dài hay ngắn. Như “Cuốn sách của Ai Cập cổ đại về cái chết” đã viết: “Tất cả thế giới nằm bên dưới đã được an bài theo thứ tự và được định ra bởi tầng thứ bên trên; vì rằng tầng thứ bên dưới không có quyền năng sắp đặt trật tự cho thế giới bên trên.”
Bài học thứ ba, chúng ta mang ơn và biết ơn những điều kỳ diệu của cuộc sống, và kỳ lạ thay, khi chúng ta thực hành lòng biết ơn và nói lời cảm ơn, chúng ta thậm chí cảm thấy tốt hơn và chứng kiến thêm nhiều điều kỳ diệu trong cuộc sống.
Điều kỳ diệu của cuộc sống! Kỳ quan của đời người. Nó nói về cái gì, và tại sao Giáng sinh lại quan trọng? Có phải chỉ để chúng ta bày tỏ lòng biết ơn và chia sẻ với nhau? Điều gì sẽ xảy ra nếu còn có những thứ hơn thế?
Câu hỏi của Người và Quái vật
Khi tôi xem xét các dạng sống gần chúng ta nhất, động vật, tôi tự hỏi bản thân: “Động vật tự hỏi mình điều gì?” và tôi nghĩ đến một câu trả lời đáng ngạc nhiên. Trong vô thức, động vật tự hỏi mình hai câu hỏi đơn giản: Cái gì? Và làm thế nào?”
Chúng nói, những gì tôi thấy đang đi về phía tôi? Con mèo, con chó, máy hút bụi? Câu trả lời: chạy, đứng yên hay tấn công! Hoặc chúng đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để tôi đến được với con chim sẻ nhỏ đang hót bên ngoài hàng rào? Và ở một mức độ bản năng nào đó, hành động tiếp theo của chúng chính là câu trả lời.
Mọi thứ vẫn thông suốt. Nhưng có câu hỏi nào mà chúng chưa bao giờ đặt ra?
Chúng không bao giờ hỏi “tại sao.” Tại sao mọi thứ lại như vậy? Tại sao nút chai lại nổi trên mặt nước, tại sao nước lại có thể sôi, hay tại sao vũ trụ tồn tại? Tại sao có sự tồn tại và không tồn tại? Câu hỏi cuối cùng này gần như khiến chúng ta phải suy nghĩ về nỗi sợ hãi sự tồn tại của chính mình.
Các tảng băng có thể đang tan chảy và gấu Bắc Cực đang cố gắng sống sót, không chỉ lo sợ về sự tồn tại của chúng trên hành tinh này. Và tất nhiên, một khi “tại sao” thực sự bước ra khỏi lý luận đơn thuần của con người, thì người đó chỉ hỏi “cái gì” và “bằng cách nào”.
Việc giới hạn câu hỏi của một người ở “cái gì” và “như thế nào”, đối với một con người mà nói, thì giống như đang ở trong địa ngục. Sisyphus trong địa ngục không thể hỏi tại sao anh ta lại phải lăn hòn đá lên đồi mãi mãi, vì nếu anh ta có thể hỏi câu hỏi đó, anh ta có thể đã dừng lại.
Đúng vậy, chúng ta thấy những người sống trong địa ngục, và một dấu hiệu chắc chắn về địa ngục là họ lặp đi lặp lại những nhiệm vụ vô nghĩa. Trong địa ngục, người ta không bao giờ đi sâu vào gốc rễ của bất kỳ vấn đề nào, hoặc biết tại sao nó lại như vậy. Thật vậy, như Ingmar Bergman đã quan sát: “Địa ngục là nơi không còn ai tin vào giải pháp nào nữa.”
Thực ra là, việc ở trong địa ngục phải được loại trừ khỏi toàn bộ thực tại như vốn có. Thông thường, khi con người chỉ hỏi những câu hỏi “cái gì” và “làm thế nào”, họ không thể chấp nhận thực tế như nó vốn có và thích những hình ảnh giả tạo mà họ đã tạo ra, cái mà đã trở thành một vỏ bọc bao bọc lấy thể xác và cảm xúc của họ.
Biểu tượng là điều cốt lõi
Vậy tại sao câu hỏi “tại sao” lại quan trọng? Bởi vì những câu hỏi “tại sao” chỉ ra lý do con người là khác biệt và duy nhất, bởi vì “tại sao” chỉ ra ý nghĩa trọng yếu trong cuộc sống của chúng ta. Không có ý nghĩa đó, thì cuộc sống thực sự không tồn tại.
Điều gì đã đánh bại bóng tối và sự hỗn loạn? Chính là ánh sáng và ý nghĩa của sự tồn tại. Những gì chúng ta đang tôn thờ ở mức độ sâu sắc nhất trong Ngày Giáng sinh là sự ra đời cho ý nghĩa của cuộc sống; tất nhiên, ý nghĩa [của sự tồn tại] là đưa ra mục đích sống, và mục đích chỉ là điều giả định của số phận, và số phận, không giống như định mệnh (nơi chúng ta bị mắc kẹt), liên quan đến sự vĩ đại.
Vì vậy, trong truyền thống Thiên Chúa Giáo, ánh sáng và ý nghĩa được đồng nhất với sự ra đời của Chúa. Vì một lý do, một đứa trẻ sẽ tượng trưng cho hy vọng của mỗi gia đình; và đặc biệt hơn, đứa bé này — như tất cả những đứa trẻ tiềm năng khác — được định sẵn cho sự vĩ đại. Nhưng còn hơn thế nữa: Ý nghĩa của lễ Giáng sinh là mang tính cá nhân, vì đứa bé là một con người.
Vì vậy, ý nghĩa của một sự vật bao gồm ánh sáng, nhân tính và câu trả lời cho câu hỏi “tại sao?”. Ý nghĩa và câu hỏi “tại sao” giống như sự kết hợp giữa tay và găng tay, như việc cái này bao bọc lấy cái kia. Chúng ta có câu hỏi “tại sao” và bao hàm nó là “ý nghĩa”. Các truyền thống tôn giáo cổ xưa đã công nhận điều này. Có lẽ ví dụ nổi tiếng nhất là phần mở đầu cho Phúc âm của John’s Gospel: “Ban đầu là Lời nói và Lời nói ở cùng Đức Chúa Trời và sau đó Lời nói chính là Đức Chúa Trời.”
Điều quan trọng, “Từ/Lời nói” trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là “biểu tượng”, và điều này không chỉ có nghĩa là “từ” mà còn là “ý nghĩa” hoặc “lý do”; chúng ta có thể thấy từ nguyên gốc của nó bắt nguồn từ chữ “logic” của chúng ta ngày nay. Logic gợi ý tính hợp lý, mạch lạc, nhất quán và trật tự. Vì vậy, chúng ta có thể phiên dịch thành: Ban đầu là “ý nghĩa”, người ở bên Chúa và sau đó “ý nghĩa” chính là Chúa. [Chúa là ý nghĩa cho sự tồn tại của hết thảy].
Lễ Giáng sinh đòi hỏi chúng ta tin rằng: “ý nghĩa” và “trật tự” là gốc rễ của cuộc sống, không phải là hỗn loạn và tan rã; tình người và ánh sáng chiến thắng phần con vật trong mỗi chúng ta, chiến thắng bóng tối; và rằng một người siêu việt sẽ đại diện cho trận chiến [chính-tà] lịch sử này.
Và đây là điều tôi muốn nói: Ý nghĩa, hay lý do tồn tại, không thể được chứng minh bằng lý trí; nó chỉ có thể được tích lũy bởi đức tin. Như G.K.Chesterton nhận xét: “Khi tôn giáo không còn nữa, lý trí vẫn tiếp tục. Vì cả hai thứ đó đều có vai trò và căn nguyên như nhau. Chúng đều là phương pháp chứng minh, bản thân chúng không thể tự chứng minh được.”
Thật tuyệt vời; chúng ta trong thế giới hiện đại thích nghĩ rằng lý trí điều khiển hành vi của chúng ta. Nhưng lý trí cũng phi lý như đức tin (mà một số người nhìn nhận), bởi lý trí không thể tự chứng minh được thì chúng ta phải tin vào lý trí. Và cũng tương tự thế, nền tảng của khoa học là đức tin, cũng như đức tin là nền tảng của tôn giáo.
Cho dù bên ngoài trời tối và lạnh đến mức nào (suy cho cùng thì chúng ta đang ở Bắc bán cầu), và bất kể ngày dù có ngắn ngủi (hoặc cuộc sống của chúng ta có thể cô đơn đến đâu), thì tất cả đều có một ý nghĩa to lớn. Và ý nghĩa này tôn vinh cuộc sống một cách cuồng nhiệt và chúng ta nên cảm ơn cuộc sống này.
James Sale
Thanh Mai biên dịch
Xem thêm: