Nguồn cung chip của Huawei bị cắt đứt, con đường bành trướng toàn cầu đã kết thúc
Trước khi chúng ta nói chi tiết về Huawei, hãy để tôi cho quý vị biết về tình hình hiện tại của Huawei. Ngày 15/9 là ngày cắt đứt nguồn cung chip đầu tiên của Huawei. Chính phủ Hoa Kỳ cấm các nhà sản xuất toàn cầu bán chip sử dụng thiết bị của Hoa Kỳ sản xuất hoặc phần mềm và công nghệ của Hoa Kỳ cho Huawei của Trung Quốc. Nếu các nhà sản xuất muốn cung cấp cho Huawei, thì trước tiên họ cần phải có giấy phép của Hoa Kỳ.
Ngay sau khi lệnh cấm được ban hành, ngay cả SMIC của Trung Quốc cũng nói rằng họ không thể giúp gì được, Huawei phải đối mặt với tình thế khó khăn là không có chip để dùng. BBC cho rằng, theo nhiều nhà phân tích, lực đả kích của lệnh cấm này mạnh đến mức nếu không tuyên án Huawei tội tử hình, cũng tương đương với xử tử từ từ. Nhiều nhà sản xuất hiện đang nộp đơn xin giấy phép tại Hoa Kỳ, AMD thông báo rằng họ đã có được giấy phép, sự phát triển tiếp theo vẫn còn được xem xét.
Trung Quốc bị hạn chế bởi những người khác trong các kỹ thuật quan trọng và nóng lòng muốn đột phá, nên đã chi rất nhiều tiền cho Huawei. Theo tìm hiểu, sau khi Huawei bị Hoa Kỳ trừng phạt, đã triệu tập nhiều nhân viên nghiên cứu tại công viên Tùng Sơn Hồ tại Đông Quản, bắt đầu nghiên cứu hệ điều hành Harmony OS và hệ sinh thái HMS, nội bộ Huawei còn gọi đó là “Tùng Hồ hội chiến”. Không biết có phải do gần đây cần phải nghiệm thu thành quả nên mới xảy ra vụ hỏa hoạn ở công viên hồ Tùng Sơn vào ngày 25/9 hay không. Cách nói về lý do của vụ cháy và những gì bị đốt cháy đã nhiều lần thay đổi và có trăm ngàn sơ hở. Cư dân mạng gọi đùa đây là vụ phóng hỏa mang màu sắc xã hội chủ nghĩa của Trung Quốc “kiểm tra kho thóc nào là kho thóc đó bắt lửa”? Dân mạng còn mỉa mai, trong bầu không khí “đại luyện chip” của toàn dân, các kỹ sư, kỹ thuật viên Huawei đang ngày đêm làm việc ngoài giờ, lại xảy ra vụ hỏa hoạn mang “màu sắc xã hội chủ nghĩa” của Trung Quốc, lần này cuối cùng họ cũng được nghỉ ngơi.
Và công chúa của Huawei, bà Mạnh Vãn Châu, người đã nghỉ ngơi vài tháng, đã tham dự phiên điều trần của Tòa án Tối cao British Columbia, Canada vào ngày 28/9. “Thời trang tòa án” của bà ấy gần như khiến những tiểu phấn hồng từng thốt lên rằng “Tối nay chúng ta đều là Mạnh Vãn Châu” phải sụp đổ [về mặt tinh thần], đừng nói là chiếc túi Hermes của Pháp, đôi giày cao gót Jimmy Choo của Anh, điều đau lòng nhất đối với các tiểu phấn hồng là chiếc khẩu trang màu hồng tím nổi bật, trên đó có in rõ ràng Made in Taiwan. Chẳng phải [bà ấy từng] nói rõ là tự hào về Huawei và tổ quốc hay sao? Mạnh Vãn Châu, người rêu rao chủ nghĩa yêu nước, không sử dụng đồ của Huawei, dùng điện thoại di động iPhone và máy tính xách tay của Apple thì cũng thôi không nói, nhưng thậm chí đến khẩu trang cũng không sử dụng sản phẩm của Trung Quốc. Sự thật đã chứng minh rằng bà ta không “thích dùng” các sản phẩm nội địa, qua đó đã vô tình tiết lộ sự thật bà ấy không tin vào các sản phẩm cho Trung Quốc làm ra.
Trên đây là một số tin tức gần đây từ Huawei, tiếp theo, Huệ Nguyệt muốn tiết lộ bí mật về công ty này.
Trước hết, Huawei thuộc về ai?
Trong một cuộc phỏng vấn ngày 15/1/2019, người sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi cho biết, ông nắm giữ 1.14% tổng số cổ phần tại Huawei, do đó, quyền sở hữu Huawei thuộc sở hữu của hơn 96,000 nhân viên trong công ty. Báo cáo thường niên cũng khẳng định: Huawei là công ty tư nhân do nhân viên sở hữu 100%, nhưng Huawei có thực sự là công ty tư nhân do nhân viên làm chủ?
Đầu tiên, chúng ta phải giải thích hai sự thật cơ bản về Huawei: Thứ nhất, Huawei không phải là công ty niêm yết và các thông tin quan trọng bao gồm nguồn vốn và cơ cấu cổ phần chưa bao giờ được tiết lộ.
Thứ hai, trong thông tin đăng ký kinh doanh công khai của Huawei, chỉ có hai cổ đông, một là cổ đông cá nhân độc lập Nhậm Chính Phi và người kia là cổ đông pháp nhân – Công đoàn Huawei. Tất cả các thành viên công đoàn Huawei đều là nhân viên kỳ cựu của Huawei do “ông Nhậm tuyển chọn” hoặc những người có thân phận đặc biệt, bao gồm cả con cái của ông Nhậm.
Vốn chủ sở hữu do nhân viên Huawei nắm giữ sau đó được gọi là cổ phiếu ảo, chỉ giới hạn ở mức theo % của cổ phiếu để chia lợi ích, chia cổ tức, và được lợi từ việc tăng giá cổ phiếu, và không liên quan đến quyền sở hữu và Huawei có quyền thu hồi [cổ phiếu của nhân viên] bất kỳ lúc nào. Do đó cách nói “Huawei là một doanh nghiệp tư nhân do tất cả nhân viên nắm giữ cổ phần” trên thực tế là một kiểu tuyên truyền mang tính lừa bịp, chủ yếu là để đánh lừa cộng đồng quốc tế nhằm tạo thuận lợi để bành trướng ra nước ngoài.
Trên thực tế, ngay từ năm 2003, hai nhân viên có thâm niên của công ty này đã vì chuyện “cổ phiếu ảo” mà đối chất với Huawei trước tòa. Cuối cùng họ đã bị Tòa án Trung cấp Thâm Quyến và Tòa án Cao cấp tỉnh Quảng Đông xử thua. Họ xác định rằng cổ phiếu ảo không có quyền cổ phiếu, tòa án đã nói với dân chúng nhân viên Huawei không phải là cổ đông của công ty, pháp luật của Trung Quốc đã xác nhận quyền sở hữu của Nhậm Chính Phi đối với Huawei.
Nói một cách đơn giản, Huawei là một công ty không điển hình được kiểm soát 100% bởi Nhậm Chính Phi, người chỉ sở hữu 1% cổ phần. Làm thế nào để một công ty kỳ lạ như vậy có thể phát triển mạnh? Tính đến lý lịch [từng tham gia] giải phóng quân của bản thân ông Nhậm và lịch sử không bị cản trở của Huawei trong ngành truyền thông nhạy cảm, đặc biệt để giải cứu con gái của ông Nhậm là Mạnh Vãn Châu, ĐCSTQ thậm chí còn phát động thủ đoạn “ngoại giao con tin”, điều đó cho thấy mối quan hệ của Huawei với ĐCSTQ là rõ mười mươi.
Huawei nổi lên như thế nào?
Năm 1992, những công ty nước ngoài khổng lồ như Alcatel, Lucent, và Nortel đã kiểm soát thị trường nội địa, Nhậm Chính Phi đã chọn chiến lược bán hàng mà sau này được gọi là “nông thôn bao vây thành phố” – Huawei trước tiên chiếm lĩnh thị trường nông thôn rộng lớn nơi các công ty viễn thông quốc tế khổng lồ không thể thâm nhập. Do ngành sản xuất thiết bị viễn thông có yêu cầu cao về dịch vụ sau bán hàng nên dịch vụ sau bán hàng tốn rất nhiều nhân lực và vật lực. Vào thời điểm đó, các chi nhánh của những công ty viễn thông quốc tế khổng lồ đó chỉ được thành lập ở các tỉnh lỵ và các thành phố ven biển trọng điểm, và họ không có thời gian để chăm sóc thị trường nông thôn rộng lớn, đây là chỗ lợi thế của các công ty địa phương như Huawei. Bên cạnh đó, do sức mua của thị trường nông thôn còn hạn chế nên dù giá sản phẩm ngoại có giảm mạnh nhưng vẫn kém xa so với yêu cầu của thị trường nông thôn, nên các ông lớn viễn thông quốc tế về cơ bản đã từ bỏ thị trường nông thôn. Thực tế đã chứng minh rằng chiến lược này không chỉ giúp Huawei không bị các công ty viễn thông quốc tế khổng lồ bóp nghẹt mà còn cho phép Huawei đạt được sự phát triển nhanh chóng.
Năm 1996, Huawei bắt đầu theo cách như trên để “bào chế” trên phạm vi toàn cầu, từng bước xâm chiếm thị trường của các công ty viễn thông ở châu Âu và châu Mỹ. Dưới sự chỉ đạo của tư tưởng chiến lược này, Huawei liên tiếp giành được lượng lớn các hợp đồng viễn thông ở Pháp, Đức và Đông Âu. Huawei huyết chiến với Lucent tại Trung Á, rồi lần lượt quét sạch thị trường của các quốc gia có tên với đuôi istan (như Uzbekistan, Tajikistan, …), hết nước này tới nước khác. Hiện tại, đội quân bán hàng của họ đã thâm nhập sâu vào rừng rậm Nam Mỹ và sa mạc châu Phi, từng bước chiếm lĩnh các thị trường. Tờ Financial Times của Anh đã thốt lên rằng Huawei của Trung Quốc đang viết lại các quy tắc sống còn của ngành viễn thông toàn cầu.
Sau năm 2000, Trung Quốc gia nhập WTO. Tại thời điểm này, Huawei đã tích lũy được kinh nghiệm phong phú, có khả năng đặc biệt trong việc tiết kiệm tiền và xây dựng mạng lưới truyền thông “hiệu quả về mặt chi phí”. Kinh nghiệm của Huawei là về mặt thiết bị thì có thể được sản xuất trong nước càng nhiều càng tốt. Đối với các thành phần cốt lõi quả thực không cách nào sản xuất được trong nước như chip, thì có thể mua từ Hoa Kỳ, Nhật Bản và các quốc gia khác thông qua phương thức mua sắm tập trung, đây cũng là một cách tốt để ép thấp chi phí.
Khi tôi nói Huawei rất giỏi trong việc tiết kiệm tiền, quý vị có thể nghĩ giảm chi phí để đạt được khả năng cạnh tranh chính là bản sự, có thể thành công trong việc ký kết các đơn đặt hàng quốc tế là xuất sắc. Tuy nhiên, bản sự này sau đó bị nghi ngờ rằng đều là nhờ việc từ cuối những năm 1990, Huawei bắt đầu ăn cắp kỹ thuật nòng cốt và bí mật thương mại của Northern Telecom Limited, một công ty rất lớn của Canada. Theo tin của tờ Bưu điện Quốc gia Canada, Northern Telecom đã bị tin tặc Trung Quốc tấn công, hàng trăm tài liệu nội bộ nhạy cảm bị đánh cắp. Một số chuyên gia an ninh mạng và cựu nhân viên Northern Telecom cũng tiết lộ trên các mạng xã hội, họ luôn nghi ngờ rằng sự sụp đổ của Northern Telecom ít nhất một phần là do tài sản trí tuệ của công ty bị ăn trộm. Cùng thời điểm đó, Huawei nhanh chóng nổi lên trong ngành viễn thông. Hành vi ăn cắp công nghệ của người khác để tiết kiệm chi phí nghiên cứu và phát triển, làm giảm giá cả thị trường là một hành vi bất hợp pháp vô cùng bất chính và phi đạo đức.
Vũ khí bí mật của Huawei để mở rộng trên toàn cầu – xuất khẩu tín dụng
Trong hơn một thập kỷ qua, trong các tuyên truyền dư luận ở Trung Quốc đại lục, Huawei được miêu tả là “sản phẩm tốt và giá rẻ”. Tuy nhiên, sau khi Hoa Kỳ ban hành lệnh cấm, thì xem tra Huawei sắp nguy đến nơi rồi, cái bức họa bì “sản phẩm tốt” ấy bị tróc một cái là rách. Mà rốt cuộc thì công nghệ của Huawei cao cấp đến đâu, tôi sẽ cùng khán giả phân tích và tìm hiểu trong các số tiếp theo.
Tuy nhiên, việc mở rộng ra nước ngoài của Huawei dựa vào ưu thế về chi phí và giá cả. Và lợi thế về chi phí này, ngoài giá sản phẩm thấp hơn giá thị trường, một cám dỗ lớn nhất khác đối với khách hàng ở nước ngoài là Huawei có thể cung cấp “hoạt động xuất khẩu tín dụng”.
Điều kiện để Huawei thu hút khách hàng nước ngoài mua sản phẩm là không yêu cầu trả tiền rồi mới nhận hàng, họ có thể thay mặt ĐCSTQ, cho khách hàng vay các khoản vay “khủng, lãi suất thấp và dài hạn”, cho khách hàng mượn tiền để mua sản phẩm của Huawei. Điều đó có nghĩa là, Huawei sẽ chi trả cho việc xây dựng toàn bộ mạng lưới thông tin và thậm chí cả công nhân có thể là do Huawei tuyển dụng từ Trung Quốc. Đối với đất nước có dự án, không tốn tiền, không chiếm dụng tài nguyên, thậm chí không cần đến việc tuyển dụng nhân lực làm được việc, tìm đâu ra những thứ tốt như vậy? Việc mở rộng nhanh chóng của Huawei là một điều tất yếu.
Tháng 1/2014, trang Caixin.com đưa tin, Huawei chiếm được thị trường viễn thông châu Phi dựa vào giá rẻ và điều quan trọng nhất là các ngân hàng Trung Quốc có thể cung cấp tài chính. Trong quá trình mở rộng toàn cầu của họ, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc đóng vai trò quan trọng. Huawei ký hợp đồng mua bán với khách hàng ở nước ngoài; khách hàng ở nước ngoài sử dụng khoản vay của “Ngân hàng Phát triển Trung Quốc” để thanh toán trực tiếp cho các đơn đặt hàng; khi vay tiền Trung Quốc để mua hàng hóa Trung Quốc, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc chịu mọi rủi ro, bao gồm cả việc trong tương lai có thu hồi được không, hay mất khoản vay. Tuy nhiên, phần lớn lợi thế về chi phí trong quá trình mở rộng toàn cầu của Huawei là được đánh đổi bởi việc Ngân hàng Phát triển Trung Quốc bị mất các khoản cho vay, khoản lỗ này cũng giống như việc ĐCSTQ vung tiền ra phát không, và cuối cùng do nhân dân trăm họ chi trả.
Cái giá để đánh đổi lấy việc Huawei mở rộng với chi phí thấp là các ngân hàng chính sách của Trung Quốc mất đi các khoản vay khổng lồ. Nói cách khác, toàn thể người dân Trung Quốc đang chi trả để cho Huawei có lợi nhuận và cho dã tâm của ĐCSTQ
Huawei là một tổ chức chính thức của ĐCSTQ dưới bức màn doanh nghiệp tư nhân
Năm 2004, Ngân hàng Phát triển Trung Quốc cho Huawei vay 10 tỷ USD. Đây quả thực là một kỳ tích. Vào thời điểm đó, Huawei là “doanh nghiệp tư nhân” duy nhất có thể nhận được tiền từ các ngân hàng chính sách như ngân hàng này. Thậm chí đến năm 2016, khoản vay của ngân hàng này cho Huawei đã lên tới 30 tỷ USD, đây có phải lại là một kỳ tích không?
Tất nhiên là không, Huawei là một doanh nghiệp được hỗ trợ bởi chính quyền Trung Quốc hay thậm chí là quân đội Trung Quốc. Ngay từ ngày đầu thành lập có thân phận là của nhà nước. Luôn có một câu nói trong nội bộ Huawei rằng “tả Phi hữu Phương” – điều này ám chỉ hai người ra quyết định của Huawei – chủ tịch đương nhiệm Nhậm Chính Phi và nữ chủ tịch mới nghỉ hưu Tôn Á Phương. Theo báo cáo điều tra của Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đối với Quốc hội năm 2008, hai người này có lai lịch rất đặc biệt.
Sau 14 năm làm việc tại bộ phận kỹ thuật quân đội của Trung Quốc, ông Nhậm nghỉ hưu với tư cách là cán bộ cấp trung đoàn và thành lập Huawei ở tuổi 43 vào năm 1987. Dựa vào thế lực của cha vợ là Mạnh Đông Ba, phó chủ tịch tỉnh Tứ Xuyên, ông Nhậm đã giành được một thị trường khổng lồ cho các thiết bị chuyển mạch điện tử ở quân khu Tây Nam của ĐCSTQ, đặt nền móng cho công ty trở thành một “đế quốc viễn thông”. Theo bản tin ngày 9/12/2018 của tờ Sankei Shimbun (Tokyo Daily), trước kia khi còn trong quân đội của ĐCSTQ, ông Nhậm được đào tạo thu thập thông tin tình báo, từng là kỹ sư thông tin trong quân đội.
Còn bà Tôn Á Phương, sau khi tốt nghiệp đại học, từng làm việc nhiều năm trong lĩnh vực truyền thông của Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Dưới sự sắp xếp của Bộ Công an, Tôn Á Phương gia nhập Huawei năm 1992, thực tế chịu trách nhiệm về nghiệp vụ kinh doanh với chính phủ và quân đội các nước. Các nhân viên từng làm việc ở công ty này tiết lộ, nội bộ của công ty này vận hành giống như cơ cấu của đặc vụ. Hoạt động kinh doanh, điều động nhân sự đều nghe theo lệnh của chính phủ Trung Quốc, và cung cấp cho quân đội Trung Quốc một đội quân chiến tranh mạng tinh nhuệ.
Tháng 10/2011, một báo cáo điều tra công khai của Cục Tình báo Trung ương Hoa kỳ (CIA) cho thấy, trong 3 năm qua Huawei nhận được 228 triệu USD tiền tài trợ từ chính quyền Trung Quốc, để cung cấp đội ngũ tình báo giống như KGB (Cơ quan đặc vụ của Liên Xô cũ) cho ĐCSTQ.
Lý do khiến Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và CIA điều tra chi tiết về công ty này chủ yếu là do Huawei đã 5 lần cố gắng thâu tóm các công ty viễn thông quy mô lớn như 3 Leaf và bộ phận mạng của Motorola …, nhưng bị phát hiện là đã hợp tác cực kỳ thân thiết với quân đội và bộ phận an ninh quốc gia Trung Quốc, ngay cả tất cả các hợp đồng thời đầu khởi nghiệp của Huawei đều đến từ các công ty có vốn Trung Quốc đặt ở Hồng Kông do quân đội kiểm soát, quân đội Trung Quốc đã cung cấp miễn phí cho công ty này các công nghệ quan trọng trong một thời gian dài và họ đã ký một số dự án hợp tác dài hạn với quân đội.
Điều kỳ lạ hơn nữa, đế quốc viễn thông lớn thứ hai thế giới này lại không phải là công ty niêm yết, thành viên cổ đông thần bí đến mức thế giới bên ngoài không thể hiểu được nguồn vốn và hoạt động kinh doanh của họ. Vì những lý do trên, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã bác bỏ các thương vụ thâu tóm sáp nhập này của Huawei.
Theo một báo cáo của Hội đồng Liên bang Hoa Kỳ năm 2012, Huawei có thể đã liên quan đến các hoạt động gián điệp đe dọa an ninh quốc gia của Hoa Kỳ. Trong báo cáo, phần liên quan tới ông Nhậm dài tới 52 trang.
Những khách hàng đầu tiên của Huawei chủ yếu là các chính phủ, dựa vào việc giám sát người dân để phát triển
Cuối những năm 1990, luồng thông tin tự do nổi lên trên Internet là mối đe dọa đối với sự cai trị của ĐCSTQ và Bắc Kinh nảy sinh nhu cầu kiểm soát Internet. Đặc biệt sau khi Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công năm 1999, làm thế nào phong tỏa thông tin sự thật về Pháp Luân Công đã trở thành nhu cầu hàng đầu của chính quyền Giang Trạch Dân. Do đó, ĐCSTQ nhanh chóng phát triển xây dựng tường lửa Trường Thành đầu những năm 2000, sau đó là “Công trình Kim Thuẫn” do Bộ Công an chủ trì.
Cả tường lửa Trường Thành và Dự án Kim Thuẫn (lá chắn vàng) đều có chức năng phong tỏa mạng, tuy không có ranh giới phân cách rõ ràng nhưng có chỗ khác nhau. Chức năng chính của tường lửa Trường Thành là giám sát và ngăn chặn, giám sát các luồng thông tin trong và ngoài Trung Quốc, chủ yếu do bộ phận quản lý mạng của ĐCSTQ phụ trách.
Dự án Kim Thuẫn thuộc hệ thống nghiệp vụ của Bộ Công an Trung Quốc, bao gồm việc xây dựng toàn bộ hệ thống liên kết mạng và cơ sở dữ liệu lớn, ngoài chức năng lọc thông tin, chức năng của nó còn bao gồm theo dõi công dân, phân tích ý kiến và thái độ của dư luận và thậm chí triển khai trấn áp, bắt giữ người, …
Tuy nhiên, dù là việc bố trí tường lửa Trường Thành hay Dự án Kim Thuẫn, Huawei, với tư cách là nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn do ĐCSTQ kiểm soát, đã cung cấp hỗ trợ cho họ những thiết bị chính.
Có thể nói, sự phát triển thần tốc trở thành công ty viễn thông lớn thứ hai thế giới của Huawei “trưởng thành” cùng với sự phát triển của Dự án Kim Thuẫn.
Ngày 18/12/2018, một bài báo trên tờ Financial Times tiết lộ, ông Nhậm có sự ủng hộ của Giang Trạch Dân, lúc đó là quan chức cao cấp nhất của ĐCSTQ. Năm 1994, ông ta có báo cáo với Giang Trạch Dân, khi đó là lãnh đạo ĐCSTQ và chủ tịch quốc gia. Vài năm sau, Huawei tiến hành xây dựng mạng lưới thông tin liên lạc toàn quốc đầu tiên của quân đội Trung Quốc. Người ta nói rằng Giang Miên Hằng, con trai của Giang Trạch Dân, có một mối quan hệ không bình thường với Nhậm Chính Phi, thường “buông rèm chấp chính” và “chỉ đạo chơi cờ”.
Khi Huawei đang phát triển nhanh chóng, quân đội và an ninh quốc gia Trung Quốc đều do thế lực của Giang Trạch Dân và Tăng Khánh Hồng kiểm soát.
Huawei thực sự là một cơ cấu chính thức của ĐCSTQ dưới lớp vỏ doanh nghiệp tư nhân. Nó không chỉ tham gia vào việc xây dựng tường lửa Internet của Trung Quốc, nhận thầu dự án giám sát toàn quốc của bộ công an Trung Quốc, mà còn ồ ạt đánh cắp thông tin tình báo hải ngoại, xuất khẩu giám sát mạng ra thế giới, cũng là một vũ khí mạng cho sự bành trướng ra bên ngoài của ĐCSTQ. Những hành động xấu xa khác nhau của Huawei giống như nanh nhọn của quỷ dữ, giúp ma quỷ làm hại tất cả chúng sinh.
Quan điểm được trình bày trong bài viết này là ý kiến của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.