Người tái sinh vẽ tranh làm chứng, lên Twitter tìm người thân
Xin chào! Tôi là Phù Dao. Hôm nay tôi sẽ kể cho mọi người 2 câu chuyện luân hồi từ Nhật Bản.
Nomura Sakirato: Lên Twitter tìm người thân, vẽ tranh làm chứng
Nhân vật chính của câu chuyện đầu tiên tên là Nomura Sakirato. Vào tháng 2 năm 2020, mẹ của cậu tên là Chie đã đăng một mẩu tin rất đặc biệt với nội dung tìm người trên Twitter: “Tìm kiếm người mẹ ở kiếp trước: Con trai tôi hiện nay 7 tuổi, từ năm lên 3 nó đã bắt đầu kể những câu chuyện về kiếp trước của mình. Nó nói: “Con muốn gặp người mẹ kiếp trước của mình. Mẹ có lẽ vẫn còn đang rất đau buồn, con muốn gặp lại mẹ khi bà còn sống.”
Dòng twitter gây nên rất nhiều xôn xao trong dư luận,tuy nhiên cũng có không ít người mỉa mai và nghi ngờ. Nhưng Chie vẫn không nản lòng. Cô vẫn liên tục đăng tải thông báo lên Twitter. Dần dần, câu chuyện về tiền kiếp của Sakirato từng chút một triển hiện ra trước mắt mọi người.
Năm đứa trẻ lên 3, một ngày nọ, khi nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ, nó đột nhiên nói: “Mẹ hiện tại có giọng nói không dễ thương chút nào. Mẹ trước kia của con có giọng nói vô cùng dễ thương…” Điều này khiến Chie vô cùng kinh ngạc. Từ đó đứa trẻ thường xuyên nhắc đến người mẹ kia, giọng nói của bà không chỉ ấm áp mà người cũng rất dịu dàng, trong lời nói chất chứa sự nhớ nhung đối với bà.
Nhật Bản theo truyền thống là một đất nước mà tất cả người dân đều tin vào Phật giáo. Vì vậy, Chie không lạ gì về thuyết luân hồi, cô đoán rằng đây có thể là “ký ức về tiền kiếp”. Nhưng dù thế nào đi nữa, đứa con mà cô 10 tháng mang thai, vất vả nuôi dưỡng lại luôn nói tốt về một người mẹ khác, Chie trong lòng cảm thấy rất khó chịu, vì vậy cũng không mấy quan tâm.
Tuy nhiên vài năm sau, Chie được chẩn đoán mắc bệnh ung thư vú. Sau khi giành lại được sự sống qua một quá trình tranh đấu gian khổ, Chie đã có cái nhìn sâu sắc hơn về tình thân, cô nghĩ tốt hơn hết là giúp con trai hoàn thành tâm nguyện nhân lúc cô vẫn còn khỏe mạnh, cũng không biết mình có thể ở cạnh con được thêm bao lâu nữa. Vì vậy, Chie đã lập tài khoản Twitter và bắt đầu quá trình tìm kiếm người thân.
Đứa trẻ đã bị chết trong một tai nạn giao thông ở kiếp trước. Lúc đó, cậu này đang đi xe máy thì bị đâm bởi một chiếc ô tô từ bên phải, khiến cậu bị gãy hở xương chân phải và được xe cấp cứu đưa đến bệnh viện. Sau đó, mặc dù ca mổ thành công nhưng cậu đã tử vong vì nhiễm trùng hậu phẫu.
Khi đó, cậu vẫn là một học sinh trung học 17 tuổi, vừa hay đúng vào kỳ nghỉ hè, người nhà sai cậu đi mua một ít giấy vệ sinh. Chiếc xe máy có màu đỏ, hãng Yamaha hay Honda gì đấy. Từ loại máy chơi game mà cậu thích chơi có thể đoán được vụ tai nạn có thể phải xảy ra vào những năm 1990.
Người cha trong kiếp trước của đứa trẻ là một dược sĩ trong một bệnh viện cỡ trung, còn mẹ làm công việc nội trợ và bà có một mái tóc rất dài. Nơi họ sống có lẽ gần thị trấn Ishidanicho thuộc thành phố Kagoshima. Tuy nhiên, những manh mối quan trọng nhất đó là tên của cha mẹ và tên của chính mình trong kiếp trước thì đứa trẻ lại hoàn toàn không nhớ. Điều này khiến việc tìm kiếm người thân gặp rất nhiều khó khăn.
Nhưng cho dù là mò kim đáy bể, Chie cũng muốn thử một lần. May mắn thay, Sakirato đã vẽ ra một bức tranh chi tiết về địa điểm xảy ra vụ tai nạn trong kiếp trước của mình. Có một cột đèn đỏ ở ngay ngã tư, trên đường có một bảng chỉ dẫn màu vàng và ngôi nhà nhỏ ngay bên đường. Đứa trẻ còn nói rằng đèn giao thông sẽ phát ra âm thanh “pyo pyo” giống như tiếng chim kêu. Chie cũng đăng bức ảnh này lên.
Bởi vì mô tả của Chie ngày càng chi tiết, nên ngày càng có nhiều cư dân mạng tin rằng đứa trẻ thực sự có ký ức về kiếp trước của mình. Mẩu tin Twitter nhanh chóng được chia sẻ hơn 30,000 lần và được hai tờ báo đưa tin. Chương trình đặc biệt của đài TBS “Blast! Friday” (Bakuho! THE Friday) cũng tìm đến ngỏ ý muốn đưa tin. Chie vui vẻ đồng ý.
Rất nhiều cư dân mạng liên tiếp đưa ra các manh mối nhưng cuối cùng đều bị loại. Cứ như vậy qua nhiều tháng, Chie gần như đã nản lòng. Bỗng một ngày, một tin nhắn từ một cư dân mạng khiến cô chú ý. Cư dân mạng này cho biết gần đây ông mới trở về quê hương và biết được rằng con trai của cháu ông đã qua đời trong một vụ tai nạn giao thông cách đây nhiều năm. Ông cũng cung cấp một vài bức ảnh để tham khảo.
Sau khi xem ảnh, Sakirato nói rằng những cảnh này đã từng nhìn thấy trước đây. Chie chợt cảm thấy rằng sự việc có thể bắt đầu có manh mối và quyết định hẹn gặp vị cư dân mạng kia. Tổ chương trình tiết mục “Blast! Friday” đã theo dõi và chụp ảnh lại cả quá trình gặp mặt này.
Cư dân mạng này là một người đàn ông. Sau khi trò chuyện ngắn gọn với Chie về tình hình, ông đưa cô đến nơi xảy ra vụ tai nạn xe năm đó, nó gần như giống hệt với nơi được vẽ trên bức tranh của Sakirato. Hơn nữa, đèn giao thông cũng phát ra âm thanh tiếng chim kêu giống với miêu ta của đứa trẻ.
Lúc Chie vẫn còn đang ngạc nhiên, người đàn ông chỉ vào một ngôi nhà bên đường và nói rằng đó là nhà của người cháu đã bị mất con của ông, đây chính xác là vị trí của ngôi nhà nhỏ trong bức tranh của Sakirato. Chie đã có sự chuẩn bị từ trước, cô lấy ra một bức thư của con trai gửi cho người mẹ kiếp trước của mình và lấy hết can đảm gõ cửa.
Vì lý do cá nhân, tổ tiết mục không tiếp tục theo dõi chụp ảnh nữa mà lui sang một bên im lặng chờ đợi. Không ngờ, Chie quay lại với vẻ mặt buồn rầu. Cô cho biết đã đưa bức thư cho ông chủ nhà khi vừa nhìn thấy ông ấy. Tuy nhiên, người cha đó nói rằng sau nhiều năm, ông không muốn nhắc lại chuyện về đứa con trai đã mất của mình, và ông cũng khuyên Chie: ” Hãy buông bỏ và thuận theo tự nhiên”.
Sau khi nghe những lời này,Chie cũng bắt đầu phản tỉnh, cảm thấy bản thân làm như vậy cũng tương đương với việc khơi lại vết thương lòng của người khác, đối với những bậc cha mẹ mất con thì có chút tàn nhẫn. Dù sao thì cậu bé 17 tuổi năm đó sẽ không bao giờ quay trở lại nữa.
Sau khi Chie cảm ơn sự giúp đỡ của tổ tiết mục và vị cư dân mạng kia, cô đã hủy tài khoản Twitter và ngừng khám phá “tiền kiếp” của con trai mình.
Dù cái kết không mấy mỹ mãn nhưng câu chuyện tìm người thân đặc biệt này vẫn được phát trong chương trình “Blast! “” vào ngày 20/11/2020. Khán giả đều vô cùng bàng hoàng khi chứng kiến câu chuyện luân hồi trong truyền thuyết thực sự diễn ra trước mắt mình, đặc biệt là thế hệ trẻ đã rời xa tín ngưỡng truyền thống. Sau đó chủ đề luân hồi nhanh chóng vượt lên đứng đầu trong bảng tìm kiếm trên mạng.
Câu chuyện luân hồi nổi tiếng nhất Nhật Bản, câu chuyện về Katsugoro thời Edo cũng được đào xới lại theo trào lưu này và được mọi người bàn tán xôn xao.
Koyata Katsugoro: Du ngoạn núi rừng chờ đợi chuyển sinh
Katsugoro sinh ra trong gia đình Koyata ở làng Tama Nakano vào năm 1815. Từ nhỏ cậu bé đã hoạt bát và đáng yêu. Năm 7 tuổi, cậu bé đột nhiên bắt đầu nói rằng bản thân trước đây là Fujikura sống ở làng Hodokubo ở gần đó, cha cậu tên là Hisobei và mẹ là Sakusei. Năm 6 tuổi cậu chết vì bệnh đậu mùa.
Cậu còn nói với bà nội rằng khi Fujikura được chôn cất, quan tài vừa được đặt xuống thì “bùm” một tiếng, linh hồn cậu liền xuất ra và bay về nhà. Bố của Fujikura là Hisobei qua đời khi cậu bé mới 2 tuổi, sau khi mẹ cậu tái hôn, cha dượng Hanshiro rất yêu thương cậu. Hai người đang nói chuyện và mẹ của cậu thì đang khóc rất thương tâm. Fujikura ở bên cạnh nghe rất rõ, cậu an ủi mẹ nhưng mẹ cậu hoàn toàn không nghe thấy cậu nói gì.
Sau đó, Fujikura để ý thấy một ông lão với bộ râu trắng, mặc bộ kimono đen đang vẫy tay với cậu, cậu liền đi theo ông lão ấy. Ông lão đưa cậu bay tới bay lui, bay qua bay lại ở một nơi thâm sơn cùng cốc, nơi đó không lạnh cũng không nóng, lúc nào cũng u ám tối đen như mực, bụng cũng không cảm thấy đói. Trên cánh đồng có hai loại hoa vàng và đỏ nhưng không được hái, nếu hái thì sẽ khiến những con quạ giận dữ và kêu lên.
Ở thế giới đó dường như mới chỉ vài ngày, nhưng ông lão lại nói rằng đã qua ba năm và cậu có thể đi đầu thai rồi, ông liền đưa Fujikura đến một ngôi nhà phía sau một cây hồng ở làng Nakano, đó chính là nhà hiện tại của cậu bé. Cậu nghe theo lời ông lão bước vào phòng và nấp sau bếp lò, đúng lúc cậu nghe thấy cha mẹ đang bàn bạc về việc sẽ chuyển đến Edo làm thuê để cải thiện cuộc sống của gia đình.
Sau đó, linh hồn của Fujikura nhanh chóng chui vào bụng của người mẹ, không lâu sau, cậu bé Katsugoro ra đời cùng với tiếng khóc “oa…oa…” .
Sau khi cha mẹ cậu biết được điều này, họ đã vô cùng kinh ngạc. Bởi vì không một ai biết chuyện hai người thương lượng về việc đi làm thuê. Xem ra những lời cậu bé nói đều là sự thật.
Katsugoro sau đó đã khóc và nói với bà của mình rằng cậu rất muốn trở về. Vì thương cậu bé, bà nội cậu đã đi thăm dò, không ngờ quả thật đã thăm dò được.
Khi Katsugoro lên 8 tuổi, bà nội đưa cậu trở về nhận người thân. Giữa hai ngôi làng có một ngọn núi hoang vắng, Katsugoro chưa đến đó bao giờ nhưng lại có thể nhận ra đường đi, có lẽ cậu bé đã quen thuộc với địa hình ở đây khi bay vòng quanh cùng với ông lão năm đó. Cậu đưa bà mình đến làng Hodokubo, và bước vào một ngôi nhà nông một cách rất quen thuộc. Trong nhà, người mẹ Sakusei và cha dượng Hanshiro đều có mặt.
Cả hai đều vô cùng ngạc nhiên khi nhìn thấy Katsugoro, nói rằng cậu bé trông rất giống Fujikura, như thể Fujikura đã quay về. Katsugoro mới đến lần đầu, nhưng cậu bé rất quen thuộc đối với mọi thứ ở trong nhà, cậu nói rõ ràng vị trí của các đồ vật, còn nói “trước cửa tiệm thuốc lá ở phía đối diện ngày trước không có cái cây kia ”. Đúng vậy, 10 năm trước cái cây đó vẫn chưa được trồng!
Katsugoro sau đó còn đến thăm ngôi mộ của người cha Hisobei kiếp trước của mình. Kể từ đó, hai gia đình qua lại đối xử với nhau như người thân.
Giai thoại này nhanh chóng được lan truyền. Một trong bốn bậc thầy vĩ đại của nền quốc học cuối thời Edo, Hirata Atsutane rất có hứng thú với câu chuyện này, sau ba tháng theo dõi và tìm hiểu, ông đã viết một cuốn sách tựa đề “Câu chuyện về sự tái sinh của Katsugoro” để dâng lên Thái thượng hoàng Kokaku và Hoàng thái hậu đọc. Cuốn sách này đã gây chấn động hoàng gia và khiến tiếng tăm của Katsugoro ngày càng lan rộng. Năm 1890, Yakumo Koizumi, một nhà văn người Mỹ sống ở Nhật Bản, đã đưa câu chuyện về Katsugoro vào tuyển tập “Gleanings in Buddha-Fields” và giới thiệu khái niệm luân hồi đến thế giới phương Tây.
Mặc dù đã là người nổi tiếng, Katsugoro vẫn an phận làm một nông dân bình thường, nhưng cuộc sống của ông rất suôn sẻ sẻ, bình an và sung túc. Ông ra đi thanh thản ở tuổi 55.
Được rồi, chuyện về những người tái sinh ở Nhật bản chúng tôi chỉ giới thiệu đến đây thôi. Giáo sư Masayuki, người chuyên nghiên cứu về “ký ức tiền kiếp” tại Đại học Chubu, Nhật Bản, lúc trả lời phỏng vấn của chương trình “Blast!Friday” đã cho biết trong 1000 trẻ em từ 2 tuổi đến 4 tuổi trung bình khoảng 37 em có ký ức về tiền kiếp. Tỷ lệ này thực sự không thấp.
Chương trình Bí ẩn chưa có lời giải đáp:
Youtube: https://www.youtube.com/watch?v=fwmdWQLEVw0&list=UUzvQZ1p_-AXgAWiyHhE7CxQ
Youmaker: https://www.youmaker.com/c/UnsolvedMystery
Kênh Youtube: https://www.youtube.com/channel/UCzvQZ1p_-AXgAWiyHhE7CxQ
Chương trình Bí ẩn chưa có lời giải: https://t.me/wjzmchannel
Oanh Lê biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: