Người sống có mục đích sẽ có cuộc đời vui vẻ hơn và tuổi thọ cao hơn
Các nhà khoa học đã phát hiện ra mối quan hệ chặt chẽ giữa việc tìm kiếm ý nghĩa tích cực trong cuộc sống với sức khỏe của con người. Cuộc sống của con người càng có mục đích thì hệ miễn dịch càng mạnh.
Năm 2003, Tiến sĩ Julienne Bower – trưởng Nhóm các nhà nghiên cứu tại Khoa Tâm thần học và Sinh học hành vi của UCLA đã tiến hành nghiên cứu về sự can thiệp của tâm lý của 43 phụ nữ vừa mới mất người thân, chủ yếu là mẹ [của họ] mất do ung thư vú. Phát hiện này đã được công bố trên Biên niên sử về Sinh học Hành vi. Những người tham gia có độ tuổi trung bình là 42 tuổi. Nghiên cứu kéo dài trong bốn tuần.
Chúng ta biết rằng nỗi đau mất đi người thân có thể gây ra sự giải phóng các hormone gây căng thẳng và làm giảm chức năng miễn dịch cũng như khả năng chống lại virus và ung thư của cơ thể. Do đó, những người tham gia cũng có nguy cơ cao bị ung thư vú.
Nghiên cứu còn phát hiện rằng khả năng bị bệnh ung thư vú có liên quan đến suy nghĩ của con người. Những người bắt đầu tích cực tìm kiếm mục đích sống thì tế bào tiêu diệt tự nhiên (hay còn gọi là tế bào NK) có chức năng mạnh hơn, dẫn đến giảm nguy cơ ung thư vú.
Điều đó có nghĩa là, chủ đề triết học về mục đích sống của cuộc đời có mối quan hệ trực tiếp với chức năng của hệ miễn dịch của chúng ta.
Tế bào tiêu diệt tự nhiên và căn bệnh ung thư
Đầu tiên, chúng ta sẽ xem xét về các tế bào NK. Đây là một loại tế bào miễn dịch, chiếm khoảng 5 đến 10% tế bào lympho trong máu ngoại vi. Một loạt các thụ thể tế bào ức chế (màu đỏ) và thụ thể tế bào kích hoạt (màu xanh lá cây) kích hoạt các chức năng của tế bào NK. Các thụ thể tế bào ức chế nhận ra các tế bào khỏe mạnh và không kích hoạt các tế bào NK.
Các thụ thể tế bào kích hoạt nhận ra các khối u và các tế bào bị nhiễm virus. Sau đó, các tế bào NK được kích hoạt và tấn công trực tiếp tới các tế bào bị bệnh, giải phóng perforin và đẩy perforin trực tiếp vào các tế bào bị bệnh. Enzym bạch cầu hạt phá vỡ các thành phần tế bào, tiết ra chất dịch tiêu diệt khối u và gây ra quá trình tự hủy của các tế bào khối u, do đó tiêu diệt các tế bào bị nhiễm virus và các tế bào của khối u.
Giảm tử vong, giảm các biến cố về tim mạch
Việc tìm kiếm và suy nghĩ về mục đích của cuộc đời không chỉ nâng cao chức năng của các tế bào miễn dịch mà còn có ảnh hưởng đến các chức năng khác của cơ thể.
Người có ý thức mạnh mẽ về mục đích sống được định nghĩa là người có mục đích sống và tự chịu trách nhiệm về hành động của bản thân. Các chuyên gia tâm lý học khuyến nghị rằng: đây là một yếu tố quan trọng trong việc nâng cao sức khỏe tâm thần và tăng cường khả năng phục hồi của con người.
Vào năm 2015, ngành tâm lý học đã công bố kết quả của một nghiên cứu tổng hợp điều tra về mối quan hệ giữa mục đích sống, tỷ lệ tử vong và các nguy cơ tim mạch. Mười nghiên cứu có định hướng theo dõi tình trạng sức khỏe của đối tượng trong một thời gian (nghiên cứu theo thời gian) đã đưa vào phân tích tổng số 136.265 người tham gia. Độ tuổi trung bình của họ là 67 và nghiên cứu kéo dài 7,3 năm. Trong khung thời gian này, đã có 14.518 ca tử vong và 4.316 có các biến cố về tim mạch.
Một nghiên cứu tổng hợp cho thấy: với những người sống có mục đích rõ ràng thì sẽ giảm được 17% nguy cơ biến cố tim mạch và tử vong do nhiều nguyên nhân khác nhau. Các kết quả thay đổi theo các yếu tố như tuổi tác và các bệnh tim mạch cơ bản.
Tác giả đầu tiên của nghiên cứu là ông Randy Cohen – làm việc tại các bệnh viện Mount Sinai St Luke và Roosevelt và Trường Y khoa Icahn ở Mount Sinai đã kết luận rằng, “Những người có ý thức cao về mục đích sống có thể giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân và biến cố tim mạch”, và rằng việc nuôi dưỡng, hoàn thiện tinh thần trách nhiệm của một người có thể cải thiện sức khỏe tim mạch và cứu sống nhiều mạng người.”
Tất cả chúng ta nên tự hỏi bản thân xem mình có mục đích sống không. Nếu không thì chúng ta cũng nên tìm ít nhất là một mục đích quan trọng nào đó trong cuộc đời của mình và phấn đấu vì mục đích đó để đạt được những lợi ích về sức khỏe toàn diện, bao gồm cả việc sống hạnh phúc hơn.
Giảm chứng mất trí nhớ ở người cao tuổi
Một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Archives of General Psychiatry (Thông tin lưu trữ về Tâm thần học Đại cương) của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ năm 2010 đã kiểm tra 951 người cao niên với độ tuổi trung bình là 80 trong vòng 7 năm, trong thời gian đó 155 người, tương đương 16.6%, mắc bệnh Alzheimer.
Nghiên cứu cho thấy những người có mục đích sống cao hơn sẽ có nguy cơ mắc bệnh Alzheimer thấp hơn 51% so với những người có mục đích sống thấp hơn. Mối quan hệ giữa mục đích sống và tỷ lệ bị bệnh Alzheimer sẽ có thay đổi sau khi điều chỉnh theo độ tuổi, giới tính và trình độ học vấn.
Mối quan hệ này độc lập với các yếu tố rủi ro và không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác như trầm cảm, loạn thần kinh, quy mô xã hội và bệnh mãn tính.
Ngoài ra, những người có mục tiêu cuộc sống cao sẽ giảm được 29% nguy cơ phát triển chứng suy giảm nhận thức nhẹ (MCI), đây là tiền thân của bệnh Alzheimer.
Giảm tỷ lệ tử vong ở người cao tuổi
Việc thiết lập mục tiêu sống cho cuộc đời cũng có thể mang lại lợi ích khác cho sức khỏe. Theo nội dung bài báo được xuất bản trên tạp chí Tâm lý học năm 2009 thì các dữ liệu từ hai nghiên cứu theo dõi dọc đã được dùng để đánh giá 1.238 người lớn tuổi không mắc chứng mất trí nhớ trong thời gian theo dõi 5 năm.
Kết quả phân tích cho thấy: khi được đánh giá về mục đích sống thì những người đạt điểm cao sẽ có nguy cơ tử vong sau 5 năm thấp hơn 43% so với những người đạt điểm thấp. Kết quả này không phụ thuộc vào các yếu tố như tuổi tác, giới tính, trình độ học vấn hoặc chủng tộc.
Mục đích sống tích cực tốt cho sức khỏe
Tại sao sống có mục đích tích cực lại tốt cho sức khỏe? Chúng ta cùng xem xét ba khía cạnh dưới đây:
Đầu tiên, sự gia tăng tổng thể về khả năng miễn dịch có tác động tích cực đến việc ngăn ngừa các tình trạng viêm mãn tính, ung thư và các bệnh tự miễn dịch.
Chúng tôi đã mô tả cách tư duy có mục đích giúp cơ thể duy trì tốt các chức năng chống virus, chống ung thư và chống viêm.
Thứ ba, nghiên cứu năm 2014 với những người lạm dụng ma túy và nghiên cứu năm 2018 với những bệnh nhân đau thắt lưng cho thấy nếu người nào có mục tiêu sống rõ ràng thì khả năng bị trầm cảm sẽ ít hơn.
Những người có ý thức đối với mục đích sống của cuộc đời thì có xu hướng hướng tới mục tiêu trong các hoạt động hàng ngày của họ và tư duy này đã góp phần kéo dài tuổi thọ cho họ.
Những người có mục đích sống cao hơn sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe phòng ngừa thường xuyên hơn và ít phải nhập viện hơn. Những người coi trọng cuộc sống sẽ chú ý nhiều hơn đến việc ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh, quan tâm nhiều hơn đến việc chăm sóc sức khỏe và ít có khả năng làm những việc hoặc hành động theo cách gây hại cho sức khỏe của họ. Thế giới quan này đương nhiên sẽ mang đến kết quả lành mạnh cho cuộc sống của họ.
Ví dụ, hút thuốc được biết là gây ung thư phổi. Nhưng tại sao một số người vẫn hút thuốc? Đó có thể là sự thiếu mục đích trong cuộc sống, hoặc không có khả năng kiểm soát bản thân.
Phân tâm học hiện sinh
Nhà thần kinh học và bác sĩ tâm thần người Áo Viktor Emil Frankl (26/03/1905–02/09/1997) là người ủng hộ hình thức phân tâm học hiện sinh. Ông sinh ra trong một gia đình Do Thái ở Áo và là người sống sót sau cuộc thảm sát Holocaust.
Frankl đã nhận bằng tiến sĩ danh dự từ 29 trường đại học trên thế giới và đã xuất bản 39 cuốn sách. Cuốn sách của ông, “Man’s Search for Meaning”, (“Đi tìm lẽ sống”) đã bán được 9 triệu bản.
Frankl đã bốn lần bị cầm tù trong các trại tập trung của Đức quốc xã, nhưng vẫn sống sót. Trong quá trình trải nghiệm của mình, ông đã phát hiện thấy một số bạn tù có nhiều khả năng sống sót hơn những người khác.
Ông tin rằng “những người luôn cảm thấy cuộc đời của họ là vô nghĩa và sống không có mục đích thì thường có thái độ bi quan và thất vọng. Nếu không có niềm tin rằng cuộc sống là dành để hỗ trợ cho họ thì họ sẽ sớm mất đi niềm tin để sống.”
Ông là người sáng lập ra logotherapy (Liệu pháp ý nghĩa) dựa trên kinh nghiệm của bản thân. Đây là liệu pháp giúp bệnh nhân hiểu được ý nghĩa của cuộc sống, thay đổi cách nhìn về cuộc sống, đối mặt với thực tế và sống tích cực, lạc quan.
Trong tiếng Hy Lạp, “logo” có nghĩa là “ý nghĩa”. Liệu pháp ý nghĩa nhấn mạnh vào “ý nghĩa của sự tồn tại” và “việc theo đuổi ý nghĩa đó”.
Liệu pháp ý nghĩa là một phương pháp trị liệu tâm lý tập trung vào việc hướng dẫn mọi người tìm kiếm và khám phá ý nghĩa của cuộc sống, thiết lập các mục tiêu rõ ràng trong cuộc sống và đối mặt hoặc làm chủ cuộc sống với một thái độ tích cực. Liệu pháp ý nghĩa khác với phân tâm học ở chỗ liệu pháp ý nghĩa có góc nhìn rộng hơn, khám phá cuộc sống một cách sâu sắc, và thông qua việc chẩn đoán các vấn đề trong cuộc sống để giúp thân chủ tìm được ý nghĩa của cuộc sống.
Liệu pháp ý nghĩa coi con người là một thực thể ba chiều, là thực thể thể chất, tinh thần và tâm linh, và trên thực tế, liệu pháp ý nghĩa chính là một cách tiếp cận toàn diện để chữa bệnh. Liệu pháp ý nghĩa có ba niềm tin cơ bản, liên quan chặt chẽ với nhau gồm:
- Sự tự do của ý chí—đây là ở cấp độ tinh thần. Ý chí của một số người không tự do, ví dụ như ý chí của bệnh nhân rối loạn tâm thần chẳng hạn.
- Ý chí tìm kiếm ý nghĩa cuộc sống – đây là nền tảng của trách nhiệm trong cuộc sống, ý chí này rất năng động và độc đáo.
- Ý nghĩa của cuộc sống—mỗi người sẽ có những ý nghĩa sống khác nhau, không người nào giống người nào và ý nghĩa sống sẽ thay đổi tùy theo từng thời điểm. Mọi người cần phải suy nghĩ để tìm ra ý nghĩa sống riêng cho bản thân mình.
Khi chúng ta phải đối mặt với khó khăn, thì chính ý chí mạnh mẽ được bắt nguồn từ mục đích sống đã hỗ trợ và thúc đẩy chúng ta.
Có lần tôi bị bệnh nặng và được thông báo là rất nguy kịch, nhưng lúc đó tôi có một niềm tin vững chắc là mình phải sống và còn nhiều việc quan trọng cần phải hoàn thành. Với một niềm tin đơn giản như vậy, tôi đã sống sót.
Frankl đã mô tả “cuộc sống khốn khổ” của mình trong các trại tập trung và cách ông ép mình chuyển sang nghiên cứu một lĩnh vực mới như thế nào. Đột nhiên, ông nảy sinh ý tưởng sẽ viết bài về tâm lý của các tù nhân tại các trại tập trung.
Ông đã sử dụng phương pháp này để vượt qua được môi trường khắc nghiệt thời đó. Ông coi tất cả những đau khổ phải trải qua là lịch sử, cứ như thể ông đang xem lịch sử vậy. Bằng cách này, ông đã biến tất cả những đau khổ trở thành chủ đề nghiên cứu tâm lý của mình.
Do đó, nếu một người có thể xây dựng được mục tiêu cần đạt trong cuộc sống, thì những khó khăn và đau khổ mà người đó phải chịu đựng sẽ trở thành những trải nghiệm sống độc đáo và giúp con người trở nên thông thái hơn.
Trên đây chúng ta đã xem xét một số ví dụ tích cực, và tất nhiên là sẽ có những ví dụ tiêu cực nữa.
Trong thời kỳ đại dịch, nhiều người buộc phải chích ngừa hoặc có nguy cơ mất việc làm, học hành hoặc tự do đi lại. Sự cưỡng bức này đã tước đi ý chí tự do của nhiều người. Theo quan điểm về việc điều trị hiệu quả thì việc làm này là có hại cho sức khỏe con người, ví dụ như ức chế khả năng miễn dịch và chức năng của tế bào NK.
Ngoài ra, những người sống trong chế độ độc tài không có tự do tư tưởng, tự do ý chí thấp nên ý chí quyết tâm theo đuổi để đạt được mục tiêu có ý nghĩa là rất yếu. Điều này có thể có tác động tiêu cực đến sức khỏe của họ.
Suy nghĩ và vận mệnh
Chúng tôi vừa chia sẻ rằng việc đặt ra các mục tiêu tích cực trong cuộc sống có liên quan đến sức khỏe tốt hơn, tỷ lệ bị bệnh Alzheimer thấp hơn, tuổi thọ cao hơn và tỷ lệ bị bệnh tim mạch thấp hơn.
Tư tưởng quyết định hành vi, hành vi quyết định tính cách, tính cách quyết định vận mệnh. Câu nói yêu thích mà Frankl hay trích dẫn từ triết gia người Đức Nietzsche là “Người có lý do để sống có thể chịu đựng được bất kỳ nỗi đau nào.”
Hãy tìm ý nghĩa của cuộc sống bằng cả trái tim và khối óc của mình, và đạt được ý nghĩa thực sự của sức khỏe.
Tâm hồn hay trí lực không phải là điều gì đó xa xôi mà ngược lại, đó là những điều có ý nghĩa thiết thực đối với sức khỏe, hạnh phúc và chất lượng cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Khánh Nam biên dịch.
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times