Người phụ nữ Hồng Kông khỏi bệnh ung thư tử cung giai đoạn cuối sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp
Cảnh sát Hồng Kông đe dọa đưa cô đến Trung Quốc đại lục để thu hoạch nội tạng
Cô Ah Hong, một người phụ nữ 59 tuổi, đã dành cả tuổi thanh xuân của mình mải mê đuổi theo danh vọng và tiền tài mà không để tâm tới hậu quả. Cách đây 10 năm, khi đã trải qua ½ cuộc đời, những gì cô có được là một tài khoản ngân hàng trống rỗng và kết quả chẩn đoán mắc bệnh ung thư giai đoạn cuối. Mãi đến lúc đó cô mới bắt đầu suy ngẫm về những điều được và mất trong cuộc đời mình.
Một dịp tình cờ, cô Hồng bắt đầu bước vào tập luyện Pháp Luân Công. Bệnh nhân được chẩn đoán chỉ còn có thể sống được tối đa 6 tháng này, đã trải qua một sự hồi phục kỳ diệu. Cô Hồng cho biết việc tập luyện Pháp Luân Công thúc đẩy tu luyện tinh thần. Cô Hồng thừa nhận rằng việc tuân theo các phương pháp của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp cô cải thiện tư duy, khiến cô trở nên rộng lượng và có thể vị tha trong mọi chuyện, cô cảm thấy rất biết ơn về điều này và coi đó như một “món quà từ Thiên thượng.”
Tu luyện Pháp Luân Công, đẩy lùi bệnh ung thư
Khoảng năm 2000, lần đầu tiên cô Hong nhìn thấy một bảng trưng bày tại điểm giảng chân tướng Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông. Tấm bảng hiển thị những hình ảnh các học viên Pháp Luân Đại Pháp đẫm trong máu vì bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đánh đập. Cô tin ĐCSTQ có thể làm những việc man rợ như vậy nhưng nhiều lần cô đã đi lướt qua bảng trưng bày đó mà không tìm hiểu sâu hơn.
Sau đó, khi đi thăm gia đình ở Bắc Kinh, cô Hong nghe tin một nữ chuyên viên tại một doanh nghiệp nhà nước, đồng thời là bác sĩ được đào tạo ở nước ngoài, đã bị ĐCSTQ bắt vì tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lãnh đạo công ty của cô và những người thân trong gia đình đã khuyên cô nên viết một bức “hối quá thư” hứa sẽ không tu luyện Pháp Luân Công nữa để có thể được thả. Thậm chí, các lãnh đạo của cô còn hứa sẽ thăng chức và tăng lương cho cô sau khi cô được thả nếu cô làm theo các yêu cầu của họ. Tuy nhiên, cô vẫn kiên quyết tiếp tục tu luyện Pháp Luân Công bất chấp những lời đề nghị này. Thời điểm đó, trong tâm trí của cô Hong có một câu hỏi: “Trên đời này làm sao lại có người không quan tâm đến thăng quan tiến chức chứ? Sao có thể khờ khạo như vậy?”
Khi cô Hong về Trùng Khánh, Trung Quốc, để thăm gia đình, cha cô có kể rằng gần đây chính quyền bắt giữ nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp và tuyên bố rằng những học viên này có súng. Cô Hong không thể không tranh luận dựa trên lẽ thường: “ĐCSTQ kiểm soát xã hội này rất nghiêm ngặt. Những người này lấy đâu ra súng? Họ có thể làm gì với chúng được chứ?”
Cuộc sống không thể đoán trước được điều gì. Năm 2011, khi ở tuổi 47, cô Hong bị chẩn đoán mắc u xơ tử cung và phải phẫu thuật cắt bỏ khối u. Ba tháng sau, bác sĩ chẩn đoán cô mắc bệnh ung thư tử cung và các tế bào ung thư đã di căn khắp cơ thể cô. Cô không thể phẫu thuật được nữa. Cô Hong đã tìm tới các bác sĩ ở cả Hồng Kông và Trung Quốc đại lục nhưng đều được khuyên rằng cô nên an dưỡng tại nhà. Gia đình kêu cô trở về Trùng Khánh để điều trị nhưng lo lắng cô có thể sẽ chết trên đường trở về.
Từ đó trở đi, cô Hong bị rối loạn giấc ngủ trầm trọng và thường xuyên bị mất ngủ. Hậu quả của cuộc phẫu thuật trước đó cũng khiến cô bị mắc chứng tiểu tiện không kiểm soát. Bác sĩ bí mật nói với gia đình cô rằng bệnh ung thư cô mang trong mình đã tới giai đoạn cuối và cuộc sống của cô chỉ có thể kéo dài từ ba đến sáu tháng.
Cô Hong mô tả cô dần dần rơi vào trạng thái mơ hồ như thế nào khi bệnh tình của cô trở nên tồi tệ hơn: “Khi bệnh tình của tôi trở nên nghiêm trọng hơn, tôi thường nhìn thấy những người thân đã khuất nói chuyện với tôi bên giường bệnh”. Cô tin rằng trước khi qua đời một số người có thể giao tiếp với những người thân yêu đã khuất.
Tình cờ thay, có một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Hồng Kông đã giới thiệu Pháp Luân Đại Pháp cho cô Hong nhiều lần. Có bệnh thì vái tứ phương, cô Hong đã đọc sách [“Chuyển Pháp Luân” – quyển sách chỉ đạo tu luyện của Pháp Luân Đại Pháp], mua đĩa DVD hướng dẫn luyện 5 bài công pháp và thử tập luyện theo tại nhà.
Vào ngày đầu tiên tập luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Hong chỉ đọc vài trang sách và tập vài bài công pháp. Cô kể lại rằng: “Tôi đã ngủ đến sáng và không cần tới viên thuốc ngủ nào. Rất thoải mái! Trước đó, cứ 10 đến 20 phút tôi lại bị thức giấc”.
Cô Hong chia sẻ: “Sau nửa tháng tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cơ thể tôi thay đổi thần kỳ. Tôi cảm thấy mình không cần dùng đến thuốc nữa,”.
Khi cô đến tái khám, bác sĩ rất ngạc nhiên vì bệnh tình của cô đã cải thiện rất nhiều, ông hỏi: “Chị đã ăn uống những gì vậy? Chị có chữa trị ở bác sĩ nào khác không? [Tôi thấy] các cục u trong cơ thể chị ít hơn trước rất nhiều.”
Cô Hong vui vẻ trả lời: “Tôi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đấy, và đây sẽ là lần cuối cùng tôi tới khám.”
Kể từ khi bắt đầu tu luyện, nhiều chứng bệnh khác của cô Hong, chẳng hạn như bệnh thấp khớp, bệnh đau dạ dày, thiếu máu, và tiểu đường, đều đã biến mất và kể từ đó cô không phải uống bất kỳ viên thuốc nào nữa.
Thăng hoa tinh thần trong khi tu luyện
Tu luyện Pháp Luân Đại Pháp đã mang lại cho cô Hong sức khỏe thể chất và thăng hoa tinh thần. Từ 2010 đến 2011, cô Hong phải đối mặt với tình hình khó khăn về tài chính và mất đi nhiều người thân; đồng thời, cô lại phải chống chọi với căn bệnh ung thư quái ác. Lúc ấy, cô bắt đầu suy ngẫm về những điều được và mất trong cuộc đời.
Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, cô Hong là một người [theo chủ nghĩa] vô thần, nói năng mạnh miệng mà không sợ hậu quả. “Tôi có cái tôi lớn và tin rằng mình phải thành công trong mọi việc.” Cô cũng không ngừng theo đuổi tiền bạc và cho rằng tiền có thể mua được tất cả. “Nếu tôi muốn hoàn thành việc gì, tôi sẽ làm bất cứ điều gì để đạt được.”
Tuy nhiên, sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô Hong bắt đầu tin vào sự tồn tại của Thần Phật. Lòng cô trở nên bình an và hiểu được tầm quan trọng của việc thuận theo dòng chảy của cuộc đời hơn là bị ám ảnh bởi tiền bạc.
Với bệnh tình nặng như vậy, chính phủ Hồng Kông đã hỗ trợ cho cô Hong khoản trợ cấp khuyết tật hàng tháng khoảng 5,000 đô la Hồng Kông và các phúc lợi khác như được giảm giá vé đi lại. Tuy nhiên, thực hành theo lời dạy “Chân-Thiện-Nhẫn” của người sáng lập Pháp Luân Công Đại Sư Lý Hồng Chí, cô Hong nhận ra rằng bây giờ là một người khỏe mạnh, cô không nên nhận những lợi ích này nữa theo việc thực hành “Chân”.
Vì vậy, cô đã tự nguyện nộp đơn xin hủy bỏ những khoản trợ cấp này, khiến các quan chức chính phủ bị sốc và đã hỏi lại cô nhiều lần: “Cô đã nghĩ kỹ chưa? Một khi hủy bỏ, thì đăng ký lại rất khó khăn đó.” Cô Hong trả lời chắc chắn: “Bây giờ tôi khỏe rồi nên không cần nữa.”
Hiện nay, cô Hồng làm tình nguyện viên cho hãng tin The Epoch Times và đã là người phát báo từ năm 2015. Cô chia sẻ: “Là học viên, chúng tôi dễ dàng cảm thấy đủ và không cần nhiều tiền.”
Chứng kiến sự tàn bạo của chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ
Cô Hong chia sẻ: “Pháp Luân Công đã bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bôi nhọ; sau khi chứng kiến những tác dụng kỳ diệu của môn tu luyện này, tôi bắt đầu suy ngẫm sâu hơn về những lời dối trá của ĐCSTQ và những trải nghiệm của chính tôi ở Trung Quốc đại lục.”
Cô Hong lớn lên ở Trung Quốc đại lục và di cư đến Hồng Kông vào những năm 1980. Trước đó, cô đã tận mắt chứng kiến sự đổ máu và tàn ác của chính sách kế hoạch hóa gia đình của ĐCSTQ.
Cô kể lại việc các nhân viên kế hoạch hóa gia đình xông vào nhà người dân và cưỡng bức những phụ nữ đang mang thai phá thai, đối xử với họ như tội phạm. “Nếu không có ai ở nhà, những người này sẽ lấy đi những đồ vật có giá trị trong nhà, thậm chí lấy đi cả gà nếu có. Nếu trong nhà không có đồ vật gì có giá trị thì ít nhất họ cũng đục vài cái lỗ trên tường.”
Cô Hong cũng mô tả: “Nếu không bắt được phụ nữ, họ sẽ bắt đàn ông và cưỡng bức triệt sản như heo”. Cô Hong cảm thấy vô lý về trải nghiệm bị ĐCSTQ cai trị: “Người dân nông thôn coi trọng con trai hơn con gái. Trong các nhà vệ sinh công cộng ven đường ở quê tôi, tôi thấy nhiều bé gái bị bỏ rơi trong nhà vệ sinh, có những bé vẫn sống và còn khóc.”
Buông bỏ sự oán giận đối với cảnh sát
Sau khi chuyển đến Hồng Kông, cô Hong nhận thấy những gì cô học được ở Trung Quốc đại lục rất khác với những gì cô trải qua ở Hồng Kông. Cô đã thấy một xã hội bình thường là như thế nào. Tuy nhiên, cô cũng than thở rằng “Hồng Kông đã trở nên giống Trung Quốc đại lục chỉ trong vòng hơn 20 năm kể từ năm 1997.”
Cô Hong đã có trải nghiệm không mấy dễ chịu tại một đồn cảnh sát ở Hong Kong. Vào ngày 01/07/2020, một ngày sau khi ĐCSTQ áp đặt “Luật An ninh Quốc gia Hồng Kông”, cô bị cảnh sát bắt giữ vì phân phát báo The Epoch Times miễn phí.
Cô Hong từ chối mặc quần áo tù nhân cũng như không ký vào bản nhận tội vì cô khẳng định mình vô tội. Một sỹ quan cảnh sát cấp cao đã đe dọa cô khi nói rằng: “Nếu cô không ký tên hoặc không mặc quần áo tù nhân, chúng tôi sẽ gửi cô về Trung Quốc đại lục để thu hoạch nội tạng.”
“Khi anh ta nói xong”, cô Hong kể lại, “có lẽ viên cảnh sát đã nhận ra mình đã nói gì sai và mặt anh ta tái đi. Anh ta lập tức đeo khẩu trang và không nói tiếp nữa.”
Lúc đó, cô Hong cảm thấy rất buồn và không cầm được nước mắt. “Tôi quay sang viên cảnh sát cấp cao hơn và hỏi anh ta: ‘Anh đã gửi bao nhiêu người về Trung Quốc đại lục để thu hoạch nội tạng rồi? Anh đã tự mình làm việc đó chưa? Nếu anh đã từng làm rồi, hãy thừa nhận đi. Đừng đeo khẩu trang nữa. Tôi sẽ nhớ mặt anh, và tôi sẽ nói với cả thế giới về điều này.'”
Sau đó cô Hong nhìn các cảnh sát có mặt và nói: “Tất cả các anh có đồng tình với hành động tà ác/man rợ như thu hoạch nội tạng không?”
“Lúc đó, viên sỹ quan cảnh sát cấp cao đó lúng túng lắm. Hơn trăm cảnh sát có mặt, ai cũng nhìn nhau không nói một lời”, cô nói thêm.
Cô Hong cho biết cô đã rất hận các sĩ quan cảnh sát vì những hành động bạo lực của họ trong các cuộc biểu tình chống dẫn độ và trải nghiệm không mấy dễ chịu của cô với họ ở Hồng Kông. Tuy nhiên, sự oán giận của cô dần dần biến mất khi cô học những bài giảng Pháp của Pháp Luân Đại Pháp.
Bình tĩnh đối diện với Hồng Kông của ngày nay
Sau khi tình hình môi trường ở Hồng Kông trở nên tệ đi, nhiều người Hồng Kông đã di cư ra nước ngoài. Cô Hong cho biết cô sẽ luôn ở lại Hồng Kông. Cô than thở rằng các học viên Pháp Luân Công đã phải trải qua rất nhiều sách nhiễu ở Hồng Kông trong những năm qua, nhưng nếu ĐCSTQ lại làm điều gì bất công với họ, họ vẫn sẽ bình tĩnh đối mặt. “Pháp Luân Đại Pháp vẫn tồn tại ở Hồng Kông, điều này cũng an ủi người dân Hồng Kông. Dù có chuyện gì xảy ra trong tương lai, tôi cũng sẽ bình tĩnh đối mặt.”
“Nhiều sĩ quan cảnh sát Hồng Kông lớn lên trong một môi trường tự do và biết một vài sự thật. Họ sẽ không bức hại các học viên Pháp Luân Công như các cảnh sát của ĐCSTQ vẫn làm. So với các cảnh sát của ĐCSTQ, tôi không quan ngại lắm về cảnh sát và quan chức chính phủ Hồng Kông.”
Minh Chi biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times