Người gửi tiền ở Trung Quốc thất vọng với cách khắc phục của chính quyền về các tài khoản bị đóng băng
Tài khoản của 413,000 người gửi tiền ở Trung Quốc — với tổng số tiền ước tính là 5.93 tỷ USD — đã bị đóng băng hồi tháng Tư. Có lúc, quan chức địa phương thậm chí còn cho phép mã QR đỏ xuất hiện trên thẻ sức khỏe của một số người gửi tiền để ngăn họ đến ngân hàng theo chính sách quản lý nghiêm ngặt về COVID. Vì vậy, hàng trăm người gửi tiền đã tụ tập và biểu tình trước một chi nhánh của ngân hàng trung ương Trung Quốc ở Trịnh Châu, Hà Nam. Sau khi dư luận phẫn nộ lên án bạo lực đánh đập người biểu tình, các quan chức tỉnh đã bắt đầu kế hoạch trả tiền. Tuy nhiên, người gửi tiền tin rằng đây các chiến thuật để bắt chẹt những người biểu tình từng chút một.
Khi các ngân hàng ở tỉnh Hà Nam từ chối cho phép người dân tiếp cận các khoản tiền gửi của họ, thì các cuộc biểu tình quy mô lớn đã nổ ra hồi tháng Bảy. Giới chức địa phương đã đáp lại bằng các kế hoạch ứng trước tiền cho những người có tài khoản bị đóng băng tại các ngân hàng nông thôn. Các khoản ứng trước này được cho là đã bước sang giai đoạn thứ ba hôm 01/08. Tuy nhiên, một người biểu tình tiết lộ rằng hai vòng trả tiền đầu tiên không hẳn là đã được tiến thành.
Trong một cuộc phỏng vấn với ấn bản Hoa ngữ của The Epoch Times hôm 29/07, một người biểu tình nói rằng nhiều chủ tài khoản nhỏ hơn đã không nhận được bất kỳ khoản thanh toán nào từ hai kế hoạch tạm ứng trước đó, và tinh thần của những người biểu tình đó đã suy sụp.
Cô nói: “Tôi không lấy làm lạc quan với những tài khoản tiền gửi lớn hơn.”
Khoảng 413,000 người gửi tiền là nạn nhân
Các quan chức cho rằng sự cố ở các ngân hàng nông thôn có liên quan đến sự thông đồng giữa các quản lý ngân hàng và cổ đông lớn. Vụ việc bắt đầu khi tài khoản của 413,000 người gửi tiền ở Trung Quốc — với tổng số tiền ước tính là 5.93 tỷ USD — bị đóng băng hồi tháng Tư.
Có thời điểm, các quan chức địa phương thậm chí còn cho phép một mã QR đỏ xuất hiện trên thẻ sức khỏe của một số người gửi tiền để ngăn họ đến các ngân hàng. Mã màu đỏ có nghĩa là họ sẽ không thể di chuyển theo chính sách quản lý COVID nghiêm ngặt đang có hiệu lực. Vì vậy, hàng trăm người gửi tiền đã tụ tập và biểu tình trước một chi nhánh của ngân hàng trung ương Trung Quốc ở Trịnh Châu, tỉnh Hà Nam.
Sau khi dư luận phẫn nộ lên án tình trạng bạo lực đánh đập người biểu tình của một nhóm côn đồ lớn mặc đồ đen trắng hôm 10/07, các quan chức tỉnh Hà Nam đã bắt đầu kế hoạch trả tiền.
Hôm 15/07, cái gọi là “các khoản ứng trước” đã được thực hiện cho các khách hàng ngân hàng có tổng số tiền gửi dưới 50,000 nhân dân tệ (khoảng 7,410 USD).
Hôm 25/07, kế hoạch thanh toán lần thứ hai đã được thực hiện cho những người có ít hơn 100,000 nhân dân tệ (khoảng 14,816 USD) trong tài khoản của họ.
Theo thông cáo chính thức mới nhất, kế hoạch thanh toán hôm 01/08 là dành cho những người gửi các khoản tiền trên 100,000 nhân dân tệ nhưng dưới 150,000 nhân dân tệ (khoảng 22,196 USD).
Người biểu tình: ‘Các kế hoạch này phân hóa các nạn nhân’
Cô Hiểu Thanh (Xiaoqing, bí danh), một người gửi tiền ở Nội Mông, nói rằng nhiều người gửi tiền không nhận được các khoản thanh toán của họ vì nhiều lý do, chẳng hạn như số điện thoại không chính xác hoặc thẻ ngân hàng được cấp lại.
Cô nói: “Tôi tin rằng chỉ khoảng một nửa trong số những người đã vượt qua khâu kiểm tra danh tính mới nhận được khoản thanh toán,” theo danh sách chi trả lần thứ hai dành cho những người có các khoản tiền gửi ít hơn 100,000 nhân dân tệ.
Tuy nhiên, đối với những người đã nhận được tiền của họ, tiền lãi tích lũy đã bị khấu trừ.
Cô Hiểu Thanh cho biết chồng cô đã nhận được 100,000 nhân dân tệ trong lần thanh toán thứ hai, nhưng “toàn bộ tiền lãi tính từ ngày 18/04 đã bị khấu trừ hết.”
Cô tin rằng các thủ thuật này là để bắt chẹt những người biểu tình từng chút một. Cô nói: “Với mức tăng mỗi 50,000 nhân dân tệ một lần, những người bảo vệ quyền lợi đã bị giãn ra và phân hóa. Càng về sau càng ít người, những chủ tài khoản lớn đó có thể sẽ bị tổn thất.”
Tất cả đều đã được lên kế hoạch, cô cho là vậy.
Cô nói, “Quá trình này được thực hiện theo tốc độ của họ, để làm háo mòn niềm tin của những người gửi tiền. Các chủ tài khoản lớn chỉ là một số ít. Sau đó, các cuộc đàm phán sẽ bắt đầu. Tôi nghĩ rằng họ sẽ thỏa hiệp với một số tổn thất, có thể là 20% hoặc 30% tổng số tiền. Họ sẽ phải chấp nhận điều đó.”
Cảm giác thất vọng
Cô giải thích rằng đã có một số thay đổi trong nhóm biểu tình. Một số nạn nhân đã rút khỏi một nhóm được thành lập trên mạng xã hội.
Cô nói: “Những người gửi tiền nhỏ đó cảm thấy không đáng để dành thời gian và năng lượng [để biểu tình]. Nhiều người trong số họ cho đó là số phận. Cả nhóm tràn ngập bầu không khí tuyệt vọng.”
Cô Hiểu Thanh nói rằng một phụ nữ trong nhóm đó đã liên tục bị công an địa phương sách nhiễu, họ đã cố gắng buộc tội người phụ nữ này.
Cô giải thích: “Khoản tiền gửi của cô ấy là hơn 2 triệu nhân dân tệ (khoảng 381,000 USD).”
Thông qua cuộc biểu tình này, cô Hiểu Thanh cũng nhận ra rằng một số người gửi tiền, mặc dù họ sẽ mất 1 triệu nhân dân tệ, nhưng họ đã từ bỏ việc bảo vệ quyền lợi của họ.
Cô nói: “Trong hoàn cảnh hiện tại, mọi người cảm thấy rằng quyền được nói lên sự thật đã không còn nữa.”
Cô Mary Hong đã đóng góp cho Epoch Times từ năm 2020. Cô đưa tin về các vấn đề nhân quyền và chính trị của Trung Quốc.