Người đàn ông 9 lần xét nghiệm âm tính trong 21 ngày cách ly bị nghi là nguồn gốc của đợt dịch ở Phúc Kiến
Một người đàn ông từ nước ngoài trở về Trung Quốc, trong 21 ngày cách ly bắt buộc đã xét nghiệm âm tính với virus 9 lần, nhưng vẫn cho kết quả dương tính vào ngày thứ 37. Ông ta được cho là nguồn gốc của đợt dịch mới ở tỉnh Phúc Kiến, điều này đã làm dấy lên mối nghi ngờ về chính sách “đưa các ca nhiễm về không” của Trung Cộng.
Chỉ hai tuần sau khi Bắc Kinh tuyên bố đã khống chế được biến thể Delta của virus Trung Cộng (viêm phổi Vũ Hán, COVID-19), một trận dịch mới đã bùng phát ở tỉnh Phúc Kiến với hơn 60 ca nhiễm, trong đó có 15 học sinh tiểu học. Đây là thách thức nghiêm trọng do biến thể Delta rất dễ lây lan, ngay cả đối với Trung Cộng – tổ chức đã thực hiện các biện pháp ngăn chặn dịch bệnh hà khắc nhất trên thế giới.
Người đàn ông trải qua 21 ngày cách ly bắt buộc sau khi trở về Trung Quốc, vẫn bị coi là nguồn gốc của dịch bệnh
Vào tuần trước, một trường tiểu học ở huyện Tiên Du, thành phố Phủ Điền, tỉnh Phúc Kiến đã phát hiện ba học sinh và ba phụ huynh có kết quả xét nghiệm dương tính với virus Trung Cộng. Các chuyên gia tư vấn cho chính phủ cho biết, trong đó có một phụ huynh gần đây đã trở về từ Singapore và có thể là nguồn gốc của đợt dịch lần này, mặc dù người đàn ông này đã hoàn thành yêu cầu cách ly bắt buộc 21 ngày sau khi đặt chân đến Trung Quốc.
Người đàn ông này đến Hạ Môn, Phúc Kiến vào ngày 4/8, nơi ông ta phải trải qua 14 ngày cách ly tại khách sạn. Theo Chính quyền thành phố Phủ Điền, người đàn ông này đã bị cách ly 7 ngày tại một địa điểm chỉ định ở huyện Tiên Du trước khi trở về nhà và tiến hành theo dõi sức khỏe trong vòng một tuần.
Các kênh truyền thông của Trung Cộng nói rằng, ông ta đã xét nghiệm âm tính 9 lần trong thời gian cách ly 21 ngày, và rồi có kết quả dương tính vào thứ Sáu tuần trước (10/9), là ngày thứ 37 sau khi nhập cảnh vào Trung Quốc.
Tờ CNN cho biết, kể từ khi đợt dịch ban đầu ở Vũ Hán được kiềm chế, Bắc Kinh đã quy mọi đợt bùng phát dịch bệnh tại địa phương là đến từ nước ngoài – bao gồm cả khách du lịch và hàng hóa nhập khẩu.
Chính quyền không tiết lộ người đàn ông này đã nhiễm virus khi nào, ở đâu hoặc như thế nào, nhưng nếu anh ta mang virus từ Singapore vào Trung Quốc, vậy thời gian ủ bệnh của virus tương đương với đã vượt qua 21 ngày, đây là điều cực kì bất thường.
Các nghiên cứu viên từ CDC tỉnh Quảng Đông cho biết, thời gian ủ bệnh trung bình của biến thể Delta là 4 ngày, còn thời gian ủ bệnh trung bình của chủng virus ban đầu là 6 ngày.
Một số người đã đặt câu hỏi trên mạng xã hội rằng liệu người đàn ông có phải sau khi trở về huyện Tiên Du rồi mới bị nhiễm virus hay không.
Theo chính quyền thành phố Phủ Điền, tính đến chiều Chủ nhật (12/9), Phủ Điền đã có 32 ca nhiễm được xác nhận và 32 ca nhiễm không có triệu chứng. Trung Cộng đếm riêng các ca nhiễm có triệu chứng và không có triệu chứng, những người mang virus mà không có triệu chứng thì không được tính vào số ca nhiễm được xác nhận chính thức.
Hiện virus đã lây lan sang các thành phố khác ở tỉnh Phúc Kiến, đã có báo cáo về các ca nhiễm ở Tuyền Châu và Hạ Môn.
Chính sách đưa số ca nhiễm về không của Trung Cộng bị nghi ngờ
Những ca nhiễm này được xác nhận là một đợt bùng phát khác của biến thể Delta. Dịch bệnh do biến thể Delta gây ra đã bùng phát ở tỉnh Giang Tô vào cuối tháng 7, và sau đó lan ra khoảng một nửa số tỉnh ở Trung Quốc. Sự gia tăng về số ca này được cho là thách thức lớn nhất đối với chính sách “đưa số ca nhiễm về không” của Trung Cộng.
Phản ứng của chính quyền địa phương là phong tỏa nghiêm ngặt hàng chục triệu cư dân, thực hiện các hoạt động xét nghiệm và lần dấu vết trên quy mô lớn, đồng thời hạn chế việc đi lại trong nước. Vào cuối tháng 8, các quan chức y tế của Trung Cộng cho biết dịch bệnh đã được “kiểm soát một cách hiệu quả”. Tuy nhiên, sự bùng phát của dịch bệnh ở Phúc Kiến hai tuần sau đó đã làm dấy lên mối nghi ngờ về tính bền vững của chính sách “đưa số ca nhiễm về không” của Trung Cộng.
Ông Hoàng Diên Trung, một nhà nghiên cứu cấp cao về vấn đề sức khỏe toàn cầu của Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ, nói rằng hiệu quả của chiến lược này đang giảm dần khi phải đối mặt với biến thể Delta với khả năng lây lan mạnh mẽ.
Ông cho biết, xét từ thời gian, nỗ lực của các tổ chức cùng những thiệt hại về tài chính, kinh tế cần thiết để giải quyết các ca nhiễm, việc duy trì chính sách này sẽ ngày càng trở nên khó khăn. Cho dù các quy định hạn chế đi lại nghiêm ngặt đến đâu, đều vẫn sẽ tiếp tục có những ca nhiễm và bùng phát dịch.
Tuy nhiên, Trung Cộng vẫn tiếp tục gia tăng mức độ phong tỏa. Tại Phủ Điền, chính quyền đã ra lệnh cho 2.9 triệu cư dân không được rời khỏi thành phố trừ khi thực sự cần thiết. Rạp chiếu phim, nhà thi đấu, quán bar, thư viện, nhà trẻ, trường tiểu học và trung học phổ thông đều phải đóng cửa. Các dịch vụ giao thông công cộng ở quận Tiên Du đã bị đình chỉ, các xe buýt và xe lửa rời quận cũng bị tạm dừng hoạt động.
Có một số người ở Trung Quốc ủng hộ biện pháp này, tin rằng các biện pháp phong tỏa hiện tại vẫn có thể chấp nhận được, bởi vì điều này không thường xuyên xảy ra. Nhưng ông Hoàng Diên Trung cảnh báo rằng nếu dịch bệnh tiếp diễn, Bắc Kinh sẽ tiếp tục thực hiện các biện pháp phong tỏa mới, sự ủng hộ và khoan dung của công chúng cuối cùng có thể sẽ dần dần biến mất.
Do Trương Đình, Lâm Nghiên thực hiện
Xuân Hoàng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc trên Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: