Người dân Mỹ trở nên bi quan hơn về tương lai của quốc gia
Theo một cuộc thăm dò của Morning Consult, tỷ lệ những người dân Mỹ trưởng thành nói rằng họ lạc quan về tương lai của quốc gia đã giảm xuống mức theo dõi thấp mới. Cuộc thăm dò được thực hiện sau khi một thước đo niềm tin của người tiêu dùng được theo dõi sát sao đã giảm xuống mức thấp nhất theo ghi nhận.
Cuộc khảo sát của Morning Consult này được thực hiện trên một mẫu đại diện gồm 2,210 người trưởng thành ở Hoa Kỳ trong khoảng thời gian từ ngày 16/06 đến ngày 20/06, cho thấy 45% số người được hỏi cho biết họ “rất lạc quan” hoặc “hơi lạc quan” về tương lai của Hoa Kỳ.
Đối với chuỗi dữ liệu đặc biệt có từ tháng 10/2020 này, đây là một mức thấp kỷ lục. Để so sánh, mức cao nhất của chuỗi dữ liệu đã đạt được hồi tháng 03/2021 khi 65% người dân Mỹ trưởng thành bày tỏ sự lạc quan về tương lai của quốc gia.
Niềm tin của người tiêu dùng giảm
Trong khi chuỗi dữ liệu của Morning Consult chỉ quay ngược lại hai năm, một thước đo khác về niềm tin của người tiêu dùng Hoa Kỳ từ Đại học Michigan, có từ giữa những năm 1970, đã giảm xuống một mức thấp kỷ lục.
Chỉ số tâm lý người tiêu dùng Michigan đã giảm từ mức 58.4 vào tháng Năm xuống chỉ còn 50.0 vào tháng Sáu, mức thấp nhất mọi thời đại, với lạm phát tăng vọt là nhân tố chính đằng sau sự gia tăng mức bi quan.
“Trong khi người tiêu dùng vẫn tỏ ra tương đối lạc quan về sự ổn định thu nhập, thì nhận thức của họ về nền kinh tế bị ảnh hưởng mạnh hơn nhiều do lo ngại về lạm phát,” theo nhà kinh tế Joanne Hsu của Đại học Michigan, người chỉ huy cuộc khảo sát niềm tin người tiêu dùng.
Theo ông Hsu, tất cả các thành phần của chỉ số tâm lý của Đại học Michigan đều giảm trong tháng Sáu, nhưng mức giảm mạnh nhất là ở triển vọng kinh tế Hoa Kỳ giảm 24% trong khoảng thời gian từ tháng Năm đến tháng Sáu.
Kỳ vọng lạm phát giảm nhẹ
Một điểm sáng trong cuộc khảo sát của Đại học Michigan là kỳ vọng lạm phát dài hạn của người tiêu dùng Hoa Kỳ giảm nhẹ xuống 3.1% trong vòng 5 đến 10 năm tới, giảm so với con số sơ bộ trước đó là 3.3%.
Ông Hsu nói với hãng Bloomberg rằng việc điều chỉnh giảm kỳ vọng lạm phát dài hạn là do tỷ lệ người được hỏi cho biết họ kỳ vọng “lạm phát vô cùng thấp trong những năm tới” tăng vọt, với khoảng một nửa số người bày tỏ “quan điểm ảm đạm về rủi ro suy thoái hoặc thất nghiệp.”
Lo ngại ngày càng tăng về khả năng suy thoái khi Fed thắt chặt các điều kiện tiền tệ có thể là một yếu tố trong việc nới lỏng kỳ vọng lạm phát của Đại học Michigan, vì áp lực giá cả có xu hướng giảm bớt trong quá trình nền kinh tế suy giảm.
Một số nhà phân tích Phố Wall gần đây đã nâng dự báo của họ về khả năng xảy ra suy thoái của Hoa Kỳ, trong đó ông Goldman Sachs dự đoán 30% khả năng kinh tế Hoa Kỳ suy thoái trong năm tới, tăng từ 15% trong dự đoán trước đó.
‘Khá ấn tượng’
Tuy nhiên, kỳ vọng lạm phát của Hoa Kỳ được phản ánh trong tỷ lệ lạm phát hòa vốn 10 năm theo dữ liệu của Cục Dự trữ Liên bang St. Louis đã tăng hôm thứ Sáu (24/06) lên 2,56% sau xu hướng giảm trong ba ngày chạm mức thấp nhất trong nhiều tháng qua là 2.50%.
Các nhà hoạch định chính sách lo lắng về các mức kỳ vọng lạm phát trong tương lai — không chỉ là tăng trưởng giá thực tế — vì đó là một phong vũ biểu cho thấy áp lực tiềm ẩn tăng lên trong vòng xoáy tiền lương-giá cả. Sự bất ổn của kỳ vọng lạm phát có thể thúc đẩy nhu cầu tiền lương mạnh hơn, tạo ra một vòng phản hồi cho thấy lạm phát đẩy cao hơn.
Động lực giá cả-tiền lương đáng sợ xuất hiện trong cuộc biến động kinh tế những năm 1970, khiến Giám đốc Fed đương thời Paul Volcker phải tăng mạnh lãi suất, kiềm chế lạm phát nhưng cũng châm ngòi cho một cuộc suy thoái.
Gần đây, chủ tịch Fed đương nhiệm Jerome Powell đã lưu ý kỳ vọng lạm phát sơ bộ của Đại học Michigan — mà ông gọi là “khá ấn tượng” — là một trong những yếu tố thúc đẩy các nhà hoạch định chính sách tăng lãi suất lên 75 điểm cơ bản hôm 15/06, mức tăng cao nhất kể từ năm 1994.
‘Sự đảo ngược ngoài sức tưởng tượng của Fed’
Một số nhà phân tích cho biết, trong khi một tín hiệu ban đầu, kỳ vọng lạm phát nới lỏng nhẹ sẽ giảm bớt áp lực buộc Fed tiếp tục tăng mạnh lãi suất.
Sự phục hồi của cổ phiếu và các tài sản rủi ro khác vào tuần trước có thể phản ánh sự thay đổi trong quan điểm của các nhà đầu tư về con đường tương lai của Fed theo kỳ vọng lạm phát.
Nhà phân tích Sven Henrich viết trong một loạt các tweet đề cập đến khả năng đảo ngược chu kỳ thắt chặt tiền tệ hiện hành của Fed, “Thị trường đang cho chúng ta biết rằng nó đang thèm muốn triển vọng về một sự đảo ngược ngoài sức tưởng tượng của Fed.”
Ông nói thêm: “Ngược lại, chúng ta có thể bước vào thời kỳ mà tin xấu lại là tin tốt vì tăng trưởng chậm lại sẽ làm tăng kỳ vọng suy thoái và khiến lợi suất giảm (cổ phiếu tăng giá).”
Ông Henrich lập luận rằng bất kỳ hình thức đảo ngược nào trong dữ liệu lạm phát trong mùa hè này sẽ “rất tích cực” đối với cổ phiếu, mặc dù rủi ro về một cuộc suy thoái toàn diện vẫn duy trì cùng với rủi ro về mức thấp mới trên thị trường chứng khoán vẫn ở mức “vô cùng cao”.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’