Nghiên cứu mới: Vũ trụ có thể ‘sớm’ kết thúc giãn nở và bắt đầu thu hẹp lại
Dữ liệu quan sát trước đây cho thấy vũ trụ không chỉ đang giãn nở mà còn tăng tốc độ giãn nở của nó, khiến nhiều khoa học gia cho rằng trạng thái này của vũ trụ sẽ tiếp tục trong một thời gian dài. Nhưng một số khoa học gia nhận ra rằng điều này có thể không đúng, và giai đoạn giãn nở của vũ trụ sẽ sớm kết thúc, hoặc thậm chí bắt đầu co lại.
Tất nhiên, “sớm” này là một khái niệm trên thang thời gian vũ trụ, và các tính toán trong nghiên cứu mới này cho thấy vũ trụ sẽ ngừng giãn nở sau 100 triệu năm. Điều này thực sự là tương lai không xa so với tuổi của vũ trụ.
Lý thuyết Vụ nổ lớn (Big Bang) là lý thuyết thiên văn chính thống nhất, mô tả sự ra đời của vũ trụ. Lý thuyết này cũng có một số phỏng đoán về việc vũ trụ sẽ phát triển và kết thúc trong tương lai như thế nào.
Lý thuyết này nói rằng sau Vụ nổ lớn, vũ trụ đã ở trong trạng thái giãn nở gia tốc dưới tác động của năng lượng tối. Đối với tương lai, có khoảng ba mô hình.
Một mô hình cho rằng vũ trụ sẽ tiếp tục giãn nở với tốc độ gia tốc; mô hình thứ hai cho rằng nó sẽ bắt đầu chậm lại ở một số thời điểm không xác định trong tương lai, có thể là muộn hơn nhiều. Nghiên cứu đã xem xét mô hình thứ ba, lập luận rằng gia tốc giãn nở của vũ trụ đang giảm.
Nghiên cứu này ví sự giãn nở của vũ trụ giống như sự giãn nở của một chiếc ô tô khi bắt đầu có đèn giao thông, người lái xe nhấn chân ga, nhưng sau đó sẽ thả lỏng một chút tại một thời điểm nào đó. Điều này làm cho vũ trụ giãn nở với tốc độ nhanh nhất lúc đầu, nhưng sau đó giảm dần gia tốc về sau.
Trong trường hợp này, cuối cùng gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ biến mất, đến một thời điểm nhất định, sự giãn nở của vũ trụ sẽ ổn định, sau đó bắt đầu chậm lại, và cuối cùng nó sẽ ngừng mở rộng và bắt đầu co lại.
Lý thuyết này đã được đề xuất trước đây. Tác giả chính của nghiên cứu, ông Paul Steinhardt, là một trong những học giả tích cực nhất ủng hộ lý thuyết này. Nghiên cứu mới của ông được xây dựng dựa trên phép tính này, đưa ra hai mốc thời gian khi gia tốc giãn nở dừng lại và bắt đầu co lại, và phát hiện rằng vũ trụ sẽ ngừng giãn nở “sớm”.
Các tính toán, được gọi là Mô hình CDM co rút chậm theo hướng năng lượng tối (Quintesscence-Driven Slow Contraction CDM Model, QDSCCDM), cho thấy gia tốc giãn nở của vũ trụ sẽ biến mất trong vòng chưa đầy 100 triệu năm – tức là ít hơn 1% so với tuổi hiện tại của vũ trụ. Sau đó, sẽ mất khoảng 100 triệu năm nữa từ giai đoạn này đến khi bắt đầu co lại.
Nghiên cứu được công bố ngày 05/4/2022 trên Kỷ yếu của Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ (PNAS).
Diệp Tử Vi biên tập
Mai Thanh biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ Epoch Times Hoa ngữ
Xem thêm: