“Nghĩa vụ pháp lý của tôi là bảo vệ trẻ em khỏi sự xâm hại” – một hiệu trưởng người Anh chia sẻ
Dạy trẻ em làm quen với những việc như sử dụng dao, lột da thỏ, và bắn súng, ông Mike Fairclough không phải là một hình mẫu hiệu trưởng điển hình của nước Anh. Phương pháp giáo dục này đã khiến cho ông bị chỉ trích trước đây, tuy nhiên việc ông kiên quyết chống lại các lệnh phong tỏa và quy định bắt buộc chích vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em đã trở thành một thách thức lớn nhất của ông.
Ông Fairclough đã có 20 năm kinh nghiệm trong việc điều hành trường trung học West Rise, một trường học do liên bang tài trợ dành cho trẻ em từ 7 đến 11 tuổi ở thị trấn Eastbourne, nước Anh. Ông cũng là một trong số rất ít ỏi những người trong ngành giáo dục bày tỏ sự lo lắng về phản ứng đối với đại dịch virus Trung Cộng và những tác động của đại dịch đối với trẻ em.
Ông đã nói với tờ báo The Epoch Times rằng ông đã trở thành một “nhà vận động bất đắc dĩ,” tuy nhiên ông cảm thấy đó là “trách nhiệm pháp lý của ông để bảo vệ trẻ em trước các sự xâm hại.”
“Tôi có thể nhìn thấy các nguy hại tiềm ẩn trong việc chích ngừa cho trẻ em,” ông nói. “Chúng ta chắc chắn không hề biết gì đối với các dữ liệu an toàn về lâu dài, và đó cũng là lý do tại sao các tiếng chuông cảnh báo cần phải vang lên.”
Gần đây, ông Fairclough đã viết một quyển sách có nhan đề “Rewilding Childhood” (tạm dịch: Viết lại tuổi thơ), trong đó ông đã sử dụng những trải nghiệm về các đợt phong tỏa để thúc giục các bậc cha mẹ tham gia một “lời kêu gọi nổi dậy mang tính chất đổi mới, giải phóng và đầy hứng khởi, được chứng minh là khuyến khích sự tự tin và khả năng phục hồi mạnh mẽ của trẻ em.”
Tác phẩm “Viết lại tuổi thơ”
Tại Anh quốc, hai liều vaccine COVID-19 đang được cung cấp cho khoảng 5 triệu trẻ em có độ tuổi từ 5 đến 15 tuổi.
Mới đây, ông Fairclough đã bị đình chỉ khỏi mạng xã hội Twitter vì viết rằng “vị Thủ Tướng tiếp theo cần phải chính miệng cam kết bảo vệ trẻ em của đất nước chúng ta khỏi việc bị xâm hại” và yêu cầu “Theo những dữ liệu nổi bật và mới nhất về các thương tích và tử vong do vaccine, Ngài đứng về phía nào?”
Không giống với nhiều người khác trong ngành giáo dục, ông thẳng thắn chia sẻ quan điểm của mình, nói rằng “chính phủ mù quáng bắt chước Trung Quốc thực hiện phong tỏa mang tính phá hoại” và rằng “những đợt phong tỏa làm tổn thương trẻ em của chúng ta.”
Phương pháp giáo dục của ông Fairclough cũng rất khác biệt. Có 362 học sinh đang theo học tại trường West Rise, chủ yếu đến từ các khu vực của hội đồng địa phương, những nơi này thường là những cộng đồng nghèo nhất của nước Anh.
“Ngôi trường này phục vụ một cộng đồng thiếu thốn nhiều về kinh tế và tính chất xã hội,” ông nói.
Ông cho biết thêm rằng ngôi trường có một kết nối rất gần gũi với thiên nhiên, có một nông trại, một khu rừng bên trong trường, một số trại nuôi ong, và trẻ em được dạy cách sử dụng dao, súng và cách thức để săn tìm thức ăn.
‘Người theo chủ nghĩa tuân thủ*’
Ông Fairclough dạy rằng điều quan trọng là trẻ em không “nhất định phải đáp ứng theo các hướng dẫn.”
“Đó hoàn toàn không phải là giáo dục thật sự, về cơ bản điều đó chỉ là tạo ra những cá nhân theo chủ nghĩa tuân thủ,” ông nói.
“Đó là toàn bộ các quan điểm của tôi đối với trẻ em. Điều đó giống như là những đứa trẻ không dễ dàng được truyền cảm hứng bởi những sự việc rõ ràng là hấp dẫn, mà các em còn đưa sự việc lên một tầm cao mới bằng tính hiếu kỳ tự nhiên của chính mình,” ông nói.
“Có một lý do rằng tại sao tất cả những đặc điểm đó lại bị người lớn bỏ qua và không coi trọng, đó là bởi vì nếu bạn có một đứa trẻ hay đặt câu hỏi, giàu trí tưởng tượng, liều lĩnh và cảm thấy thoải mái với những sự việc chưa biết … thì các em sẽ lớn lên và trở thành những người lớn có cùng đặc điểm như vậy,” ông Fairclough cho biết.
“Và điều này thật nguy hiểm cho chính phủ bởi vì sau đó những người này sẽ bắt đầu… đặt các câu hỏi cho những người đang cầm quyền,” ông bổ sung thêm.
Bác sĩ Tony Hinton, một chuyên gia tư vấn tai mũi họng của NHS (National Health Service – Dịch vụ y tế quốc gia), là một người ủng hộ hiệu trưởng Fairclough và cũng là người viết lời giới thiệu cho quyển sách của ông, cũng đã từng lên tiếng về những tác hại của chính sách phong tỏa đối với trẻ em và liên tục tuyên bố rằng trẻ em không cần thiết phải chích ngừa COVID-19.
“Tôi nghĩ rằng trong tất cả chúng ta thì người bị đối xử tồi tệ nhất chính là trẻ em,” ông Hinton đã nói với tờ báo The Epoch Times, bày tỏ sự lo lắng đối với những gì đã xảy ra đối với trẻ em trong hai năm vừa qua. Ông cho biết thêm rằng theo thực tế, ông đã chứng kiến sự gia tăng các vấn đề về nghe và nói ở trẻ em.
Giống như ông Fairclough, ông Hinton là một tiếng nói hiếm hoi dám chất vấn các câu chuyện về COVID-19 trong cộng đồng y khoa ở vương quốc Anh. Vào tháng 5, Ông Hinton đã bị đình chỉ vĩnh viễn khỏi trang mạng xã hội Twitter vì các câu hỏi về mức độ an toàn của vaccine COVID-19 đối với những phụ nữ mang thai.
Trong trường hợp những đứa trẻ lớn lên trong một “thế giới sợ hãi và bị kiểm soát,” ông Hinton nói rằng phương pháp giáo dục của ông Fairclough là “rất có giá trị” ở chỗ “khuyến khích trẻ em tìm tòi.”
‘Không còn lựa chọn nào cả’
Hiệu trưởng Fairclough nói rằng có “rất nhiều giáo viên và hiệu trưởng có cùng quan điểm với tôi,” nhưng cũng rất nhiều người trong số họ không dám nói lên sự thật vì lo sợ bị mất đi công việc.
“Tôi chính là đang trong trường hợp như vậy,” ông nói. “Cá nhân tôi đã bị điều tra đến hai lần chỉ vì nói lên điều này; trong cả hai trường hợp các nhà chức trách đã gửi đơn khiếu nại đối với việc tôi chỉ trích việc chích ngừa cho trẻ em.”
“Tôi thường xuyên cảm thấy lo lắng cho vị trí công việc của mình. Ý tôi là, tôi không thể chi trả các chi phí nếu mất việc làm và mất nhà,” ông Fairclough – cha của bốn người con nói.
“Tuy nhiên, tôi không có lựa chọn nào. Cụ thể thì tôi biết rằng bản thân mình là tiếng nói duy nhất trong ngành giáo dục lên tiếng về vaccine.”
Trước đại dịch, ông Fairclough và trường học được rất nhiều hãng truyền thông đưa tin, với một số chủ đề gây nhiều tranh cãi, chủ yếu là về cách thức quản lý vùng nông thôn của ngôi trường, nơi mà trẻ con được học bắn súng shotgun và lột da thỏ. Mặc dù có nhiều tranh cãi, tuy nhiên ông nói những gì họ làm đều là “kích động sự ủng hộ rộng rãi từ cộng đồng.”
Tuy nhiên, lên tiếng phản đối các biện pháp phong tỏa và chích ngừa COVID-19 cho trẻ em lại là một sự kiện khác biệt hoàn toàn.
Ông nói rằng ông luôn phải trở thành “người chống đối,” và trong quyển sách của mình, ông đã hình dung ra một trường hợp về cách mà trẻ em tìm hiểu về thế giới, đặc biệt là thời kỳ hậu đại dịch COVID-19.
“Tôi nghĩ rằng trẻ em đã có mọi thứ các em cần. Các em là những người kiên cường, là những người chấp nhận mạo hiểm, và các em có lòng biết ơn sâu sắc đối với những gì mình có. Các em vô tư với những điều chưa biết,” ông nói.
“Và đó là những điều làm cho người lớn chúng ta đau lòng bởi vì các em có xu hướng ngừng cảm xúc, ngừng chơi đùa, ngừng khám phá, bắt đầu cảm thấy sợ hãi đối với mọi thứ chưa biết, bắt đầu ngưng biết ơn, và cũng bắt đầu học cách không nhìn thấy những điều kỳ diệu trong mọi thứ ở xung quanh. Rồi các em trao năng lực đó cho người khác, gồm cả chính phủ, đây chính là điều đã diễn ra trong những năm vừa qua,” ông Fairclough nói.
Chú thích của dịch giả
Hoàng Long biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc tại The Epoch Times