Nghị viên Canada Poilievre về vụ Thảm sát Thiên An Môn: ‘ĐCSTQ vẫn phủ nhận quy mô của vụ thảm sát’
Ông Pierre Poilievre, Lãnh đạo Đảng Bảo Thủ Canada, đã đánh dấu lễ kỷ niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn ngày 04/06 bằng một lời tri ân tưởng gợi nhớ đến những người đã hy sinh tính mạng của mình vì nền dân chủ, kèm theo đó là những lời chỉ trích dành cho Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) vì đã cố gắng xóa bỏ những lời nhắc nhở và những kỷ vật gợi cho mọi người nhớ đến sự kiện này, dù là đã 34 năm trôi qua.
Đảng của ông “sẽ luôn đấu tranh cho tự do, và chúng tôi sẽ luôn sát cánh với người Canada gốc Hoa vì sự cố gắng của họ để được sống trong hòa bình,” ông nói trong một thông cáo báo chí ngày 04/06.
Ông Poilievre nói, “Vào ngày này 34 năm về trước, Chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh đã khai hỏa vào chính người dân của mình tại Quảng trường Thiên An Môn, sát hại nhiều người biểu tình và những thường dân khác, những người chỉ muốn được hưởng hòa bình, tự do, và dân chủ đến mức hiện tại số người thiệt mạng thực sự vẫn còn là ẩn đố.”
Vào ngày 04/06/1989, xe tăng và binh lính được trang bị súng, theo chỉ thị của chính quyền cộng sản Trung Quốc, đã lăn bánh vào Quảng trường Thiên An Môn của Bắc Kinh, nơi diễn ra cuộc biểu tình đòi dân chủ ôn hòa của sinh viên đại học và dân thường. Hàng trăm, có thể là hàng ngàn thường dân đã thiệt mạng khi quân đội của chính quyền nổ súng vào chính người dân của họ.
Tổng số người tử thương tại Quảng trường Thiên An Môn vẫn chưa được làm sáng tỏ. Vào thời điểm đó, các bản tin cho biết rằng một bức tượng dân chủ do sinh viên dựng lên đã bị phá hủy, còn một số trường hợp công dân bị thương vì bị trúng đạn đã được đưa đến bệnh viện bằng xe đạp bởi vì xe cứu thương không thể vào khu vực quảng trường. Cảnh quay sự kiện này cho thấy những người dân thường đã dùng những chiếc ghế ở công viên làm cáng tạm thời để khiêng các nạn nhân bị thương.
Ông Poilievre nói: “Họ yêu cầu tự do ngôn luận và dân chủ hóa từ chính phủ của họ, những người thay vì để người dân có quyền tự do, họ lại có quyền sử dụng binh lính và xe tăng để đàn áp cuộc biểu tình.”
Ở Trung Quốc đại lục, bất cứ cuộc thảo luận nào về sự kiện này đều bị kiểm duyệt. ĐCSTQ cầm quyền không tưởng niệm hay bàn luận về vụ thảm sát đó. Chính quyền Trung Quốc đã thông qua luật an ninh quốc gia vào năm 2019 sau các cuộc biểu tình rầm rộ, hiện đang trấn áp những biểu hiện chống đối công khai. Nhiều trường đại học đã dỡ bỏ tượng đài tưởng niệm vụ Thảm sát Thiên An Môn, còn các thư viện công cộng đã loại khỏi kệ những cuốn sách viết về sự kiện này. Phương tiện truyền thông xã hội, bao gồm Facebook và Twitter, đều bị cấm ở Trung Quốc.
Các cơ quan công quyền có thể buộc những người bất đồng chính kiến tội “gây rối trật tự xã hội”, “gây gổ và gây rối”, và trong một số trường hợp là “lật đổ quyền lực nhà nước,” tội danh cuối cùng này có thể dẫn đến án tù chung thân.
Ông Poilievre nói: “Cho đến ngày nay, Đảng Cộng sản tiếp tục phủ nhận quy mô của vụ thảm sát và trấn áp mọi cuộc thảo luận hay hoạt động tưởng nhớ về sự kiện thảm khốc này.”
“Đảng Cộng sản ở Bắc Kinh đã không thể chuộc lỗi cho sự tàn ác của họ. Hết lần này đến lần khác, cho dù đó có là nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ đang diễn ra ở Tân Cương, hành động gây hấn của họ ở Biển Đông hay cuộc đàn áp của họ đối với người Canada gốc Hoa ở Canada đi chăng nữa, thì việc chúng ta phải đứng lên chống lại chính quyền Cộng sản ở Bắc Kinh là không thể nào chối cãi.”
Tính đến thời điểm báo chí hôm 04/06, Thủ tướng Justin Trudeau chưa đưa ra tuyên bố chính thức nào trên mạng xã hội của mình về vụ thảm sát này. Tuy nhiên, ông nói “Chúc mừng Tháng Tự hào!” trong một tweet hôm 03/06, để công nhận Mùa Tự hào ở Canada, đề cập đến một loạt các sự kiện Tự hào diễn ra từ tháng Sáu đến tháng Chín.
Bản tin có sự đóng góp của Eva Fu
Hồng Ân biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times