Chúng ta hãy men theo dòng sông dài lịch sử để nhìn lại, xem các nơi trên thế giới, để chứng kiến Thần Phật thần thông vô hạn đã triển hiện kỳ tích tại nhân gian như thế nào, người xưa thuần phác thật tâm ra làm sao để sáng tạo nên nền nghệ thuật huy hoàng.
Nghệ thuật là kết tinh trí tuệ của nền văn minh nhân loại. Ngược dòng lịch sử, nguồn gốc của nghệ thuật thường liên quan đến tín ngưỡng. Khi tình cảm tư tưởng của người nào đó quá mạnh mẽ, họ sẽ biểu đạt ra bằng tiếng hát, bằng hình ảnh, hoặc vũ đạo. Vào thời thượng cổ, con người có tâm ý chân thành kính ngưỡng đối với Thần linh vượt lên trên bất kỳ tình cảm nào khác, do đó, giai đoạn khởi nguyên của bất kỳ loại hình nghệ thuật nào của con người, chúng ta đều thường thấy nhất là các tác phẩm mô tả thiên quốc Thần Phật.
“Thần và ta đồng tại”
Hơn ba nghìn năm trước, tình hình miền đất Trung Đông đột biến, trong bối cảnh bị thấm đẫm cảnh tượng khiếp sợ. Vua Saul đang lãnh đạo người Israel chiến đấu với người Palestine, nhưng trong số người Palestine có một tên khổng lồ rất mạnh là Goliath, không một dũng sĩ Israel nào có thể chống lại. Goliath mỗi ngày tại trận tiền la ó mắng chửi, lại không có người Israel nào dám ra đối kháng với hắn. Hai bên giằng co bốn mươi ngày, một cậu thiếu niên chăn cừu đến đưa thức ăn cho ba anh trai của mình trong quân, khi nhìn thấy hoàn cảnh này, cậu nói: “Tôi muốn chiến đấu với Goliath”.
Các anh của cậu rất tức giận, họ không tin cậu có thể đánh bại được Goliath, họ nghĩ cậu em này nên đi chăn cừu. Nhưng cậu thiếu niên không cho là đúng, cậu ta tin rằng mình sẽ thành công đánh bại Goliath. Cậu ta nhặt năm viên đá, cầm cung bắn đá lên và đi về phía kẻ khổng lồ. Khi Goliath nhìn thấy một thiếu niên gầy yếu đến thách thức mình, hắn không thể nhịn được cười và chế nhạo cậu bé không tự lượng sức mình. Chàng thiếu niên bình tĩnh nói với Goliath: “Thần và ta đồng tại.” Anh ta khởi tay và bắn viên đá về phía Goliath, trúng giữa trán gã khổng lồ. Khi người Palestine thấy Goliath chết, họ lập tức chạy tán loạn. Cậu bé trở thành anh hùng của dân Israel và sau này đã trở thành vua David yêu quý của người Israel.
Hai nghìn năm sau khi David qua đời, người chịu trách nhiệm công trình ở Florence đã tạo ra và nghênh đón một khối đá với kết cấu tuyệt vời, người ta mời những nghệ sĩ tài hoa nhất trong thành phố và hy vọng rằng ai đó có thể chạm khắc khối đá này thành một tác phẩm nghệ thuật. Michelangelo hai mươi sáu tuổi đang thời thăng hoa, anh ấy đã tận tâm tích cực đảm nhận nhiệm vụ gian nan này. Michelangelo đã dựng lên bức bình phong che chắn bốn mặt khối đá cẩm thạch, trong lúc làm việc ông cần bảo trì lực tập trung cao độ, không thích ai đến quấy nhiễu. Quá trình điêu khắc càng gian nan hơn tưởng tượng, làm thế nào để ban cho một khối đá to lớn như vậy một sinh mệnh? Michelangelo nhẩm đi nhẩm lại những đoạn trong Kinh thánh trong tâm trí mình. Khi gặp chướng ngại trong công việc, trong não ông liền tự nhiên xuất hiện câu nói tràn đầy tín tâm của David: “Thần và ta đồng tại”. Ánh mắt khác hẳn, thần sắc kiên định ấy dần dần được hiện ra dưới đôi tay hữu lực của Michelangelo. Michelangelo khi ấy giống như nhìn thấy David đang đối diện với Goliath, ông thấy niềm tin phát ra từ tận đáy lòng của David, thản nhiên không một chút sợ hãi, ẩn dưới đường nét cơ bắp. Michelangelo không ăn không ngủ, gần như không nhờ bất kỳ một trợ lý giúp sức nào, ông không chắc là người khác có hiểu được hình ảnh David xuất hiện trong tâm trí ông hay không.
Sau hơn hai năm, một tác phẩm nghệ thuật vô tiền khoáng hậu đã ra đời, người ta tin rằng đây là bức tượng David đẹp nhất từ quá khứ cho đến cả tương lai. Ban đầu người ta định đặt nó trên ban công nhà thờ, nhưng lại không nỡ đem tác phẩm hoàn mỹ như vậy đặt ở sân sau nên cuối cùng nó đã được đặt trước Tòa thị chính Florence cho đến tận bây giờ.
“Chúng sinh bệnh thì ta bệnh”
Khoảng ba ngàn năm trước, ở thành Tỳ Da Li của Ấn Độ có một vị trưởng giả đức cao vọng trọng tên là Duy Ma Cật, ngài không xuất gia, nhưng tu hành tại gia. Khi các đệ tử của Thích Ca Mâu Ni và ông cùng tham thiền ngộ Đạo, họ thường chia sẻ các chứng ngộ Phật lý của mình, nhưng cuối cùng tất cả đều bị thuyết phục bởi các đạo lý cao hơn mà Duy Ma Cật giảng ra. Duy Ma Cật hiểu rõ thần thông, sự huyền diệu của thiên nhãn, có thể giải thích rõ ý nghĩa quan trọng của giới luật và tọa thiền, cũng biết ý nghĩa chân thực của “không”, hơn nữa có thể diễn đạt nó bằng ngôn ngữ thích hợp nhất, giải bày ra những điểm mê bất ngộ trong tâm của các đệ tử Thích Ca Mâu Ni. Nhưng một ngày nọ, Duy Ma Cật bất ngờ bị bệnh. Phật Thích Ca Mâu Ni bảo Văn Thù Sư Lợi đến thăm. Sau khi Văn Thù Sư Lợi đến nơi ở của Duy Ma Cật, ông hỏi: “Sự tu hành của ngài không thành công sao? Làm sao người tu hành thành công lại sinh bệnh như vậy?”. Duy Ma Cật đáp: “Tôi bị bệnh đã lâu, bệnh bắt nguồn từ chấp trước si ái, tôi nhìn thấy tất cả chúng sinh đều bị chấp trước si ái mà sản sinh đau khổ, khổ nạn của chúng sinh đã trở thành bệnh của tôi, nếu ngày nào đó chúng sinh thoát khỏi khổ nạn thì bệnh của tôi có thể khỏi.” Sau khi nghe Văn Thù Sư Lợi như có được sở ngộ. Sau đó, Duy Ma Cật lại vì Văn Thù mà giải thích hàm nghĩa của “không” và “bất nhị pháp môn”, cuộc trò chuyện dần nhập mỹ cảnh, Văn Thù Sư Lợi nghe xong nhập thần, muốn tiếp tục truy tìm đạo lý cao thâm hơn nữa thì Duy Ma Cật đột nhiên im lặng không nói, Văn Thù Sư Lợi trong tĩnh lặng đắc ngộ Phật lý, trong một sát na, trời giáng mưa hoa.
Câu chuyện này đã được ghi lại trong “Duy Ma Cật Kinh”, sau khi “Duy Ma Cật Kinh” truyền nhập Trung Nguyên được phiên dịch thành Hán văn, đoạn đối thoại này đặc biệt xúc động lòng người, tâm đại từ bi “xả kỷ vi nhân” (bỏ mình vì người) trong tư tưởng văn hóa Hoa Hạ tiến một bước phổ biến rộng rãi. Một số người bắt đầu vẽ chân dung Duy Ma Cật, trong đó có một vị đại danh họa trong lịch sử Trung Quốc – Cố Khải Chi.
Vào năm Hưng Ninh thứ hai của triều đại Đông Tấn, Cố Khải Chi còn trẻ chưa thành danh, được biết thành Kim Lăng đang quyên góp để xây dựng Ngõa Quan Tự, nhưng mà đại quan của Kim Lăng không ai nguyện ý quyên góp hơn 10 vạn tiền, thế là ông đã phát nguyện vì Ngõa Quan Tự mà trù tính cho được 100 vạn tiền. Cố Khải Chi nói với hòa thượng trong chùa rằng: “Xin các thầy hãy chuẩn bị một bức tường để con vẽ tranh!” Sau đó, Cố Khải Chi bế môn bất xuất một tháng, tập trung vào vẽ. Cố Khải Chi luôn cho rằng cần hiểu rõ tính cách tư tưởng của nhân vật mới có thể vẽ ra thần thái, mà vẽ tranh cần phải giống như thật chính là điều quan trọng nhất, vẽ xuất ra thần thái sống động thì bước trọng yếu nhất là “điểm nhãn”, mà điểm nhãn không thể tùy tiện mà điểm, bởi một khi điểm nhãn lên tranh, chân dung sẽ có linh hồn. Vì vậy, khi ông vẽ tranh thì điểm nhãn luôn là lúc sau cùng, mỗi một lần đều thập phần thận trọng, chỉ sợ điểm không tốt, một bức chân dung sẽ có một linh hồn bất chính, vẽ chân dung của Duy Ma Cật càng phải như vậy. Vì Cố Khải Chi từ lâu đã nằm lòng lời đối thoại trong “Duy Ma Cật Kinh”, và bản thân cũng đã lĩnh hội được Phật lý trong lời giảng của ngài Duy Ma Cật, cho nên Cố Khải Chi rất tự tin vào việc “điểm nhãn” cho bức tranh này. Nhường cho hòa thượng trong chùa công bố với mọi người, người muốn đến xem chân dung Bồ Tát Duy Ma Cật, ngày đầu tiên phải quyên góp 10 vạn tiền, ngày thứ hai là 5 vạn tiền, đến ngày thứ ba thì tự quyên góp một ít tiền, như vậy, mọi người truyền miệng lẫn nhau, tranh nhau đến xem, Ngõa Quan Tự rất nhanh gom góp được 100 vạn tiền, thanh danh Cố Khải Chi lan truyền kể từ đó. Bức tranh Bồ Tát Duy Ma Cật này quả thực ngàn vàng khó đổi, nhưng điều đáng quý hơn là một tấm lòng hướng thiện lễ Phật của người họa sĩ. Bức tranh này tuy không còn tồn tại nữa, nhưng chúng ta vẫn có thể hình dung ra phong thái xưa kia của nó qua ngòi bút của thi sĩ Đỗ Phủ thời nhà Đường: “Khán họa tằng cơ khát, truy tung hận miểu mang. Hổ đầu Kim Túc ảnh, thần diệu độc nan vong.” (Tạm dịch: Xem tranh mà đói khát, truy vết hận mịt mù. Kim Túc hùng dũng tướng, thần diệu nhất khó quên).
**
Nhiều tác phẩm nghệ thuật đạt đến đỉnh cao trong lịch sử đều được bày ra trong điện đường tín ngưỡng, chẳng hạn như các tác phẩm điêu khắc trong đền Parthenon ở Hy Lạp, tỷ lệ cơ thể con người hoàn mỹ và những nếp y phục rất sống động khiến người ta kinh ngạc mà tán thán; ví dụ như các bức tranh khảm trong các giáo đường châu Âu. Ánh sáng mặt trời xuyên qua màu sắc bức tranh Kinh Thánh, như là Thánh quang chiếu sáng mọi nơi; ví dụ như những bức tượng Phật lộng lẫy ở động Đôn Hoàng, dung mạo trang nghiêm của Đức Phật được người dân khắp nơi đến thăm viếng, tấm lòng thành của người thợ thủ công được ghi nhớ qua năm tháng. Tại thời cổ đại, người sinh ra đã có nghệ thuật thiên phú là được Thần ban tặng cho người có phúc, họ cũng sẽ dùng tài năng thiên phú của mình để dâng tặng Thần, tán tụng Thần, mà họ rất ít khi dùng tài năng này để mưu phúc, thu lợi cho mình, thu được tiếng tăm. Những tác phẩm nghệ thuật được sáng tạo ra từ tâm vô tư chân thành, thông thường không bị ảnh hưởng bởi dòng thác thời đại và sẽ tồn tại mãi mãi.
Các thành viên của Đoàn Nghệ thuật Thần Vận cũng có tín ngưỡng thật vững chắc. Họ tu luyện pháp môn Phật gia thượng thừa “Pháp Luân Đại Pháp”. “Pháp Luân Đại Pháp” yêu cầu tu luyện 5 bài công pháp cải biến bản thể, đồng thời yêu cầu tâm tính đạt đến tiêu chuẩn “Chân-Thiện-Nhẫn”. Sở dĩ Đoàn Nghệ thuật Thần Vận có thể đạt được tiêu chuẩn diễn xuất đứng đầu thế giới cùng với tinh thần tu luyện tự giác là không phân khai. Đây là một trong chín đặc điểm khác biệt của Thần Vận so với các đoàn biểu diễn khác. Thực ra, nghệ thuật ngay từ lúc xuất sinh đã không thể tách rời tín ngưỡng, trước khi tôn giáo ra đời, tín ngưỡng của con người đối với Thần đã cắm rễ sâu vào sinh mệnh, người người vì tín ngưỡng mà kính sợ, vì kính sợ mà nghe theo Thần cảnh báo mà không làm điều ác. Làm nhà nghệ thuật có phẩm chất đạo đức và tính tự giác cực cao, khi họ sáng tác ra tác phẩm cũng sẽ phát tán lực lượng tinh thần quang minh thuần chính, có sức lay động lòng người.
(Đăng lại theo sự cho phép của Shen Yun, bản quyền thuộc về Đoàn nghệ thuật Thần Vận Shen Yun)