Nghệ sĩ múa chính Shen Yun Hoàng Cảnh Châu (Piotr Huang)
Oai nghiêm, hàm dưỡng, điêu luyện tuyệt đỉnh — Vũ đạo của nghệ sĩ múa chính Shen Yun Hoàng Cảnh Châu (Piotr Huang) khiến cho khán giả choáng ngợp. Thậm chí khi thực hiện những cú nhảy và nhào lộn vô cùng khó, anh vẫn kiểm soát được mỗi từng chi tiết của thân thể một cách hoàn hảo ngay cả lúc ở trên không cũng như khi nhẹ nhàng tiếp đất.
Trải qua nhiều năm chuyên tâm rèn luyện và không ngừng tự đặt yêu cầu cao cho bản thân, anh Hoàng đã trở thành một trong những nghệ sĩ biểu diễn vũ đạo Trung Hoa cổ điển xuất sắc nhất thế giới và là nghệ sĩ múa chính cùng đoàn biểu diễn nghệ thuật Shen Yun đi lưu diễn khắp toàn cầu. Từng chuyển động của anh đều toát lên vẻ uy nghi, chính trực khiến anh trở nên nổi bật hơn hết thảy.
Khi mới bắt đầu học múa, đây chỉ là thứ gì đó mà anh yêu thích, nhưng khi tìm hiểu sâu hơn, anh khám phá ra một vũ trụ có ý nghĩa vô biên bắt nguồn từ nền văn minh Trung Hoa 5000 năm. Thậm chí vượt lên cả niềm đam mê dành cho nghệ thuật vũ đạo, giờ đây anh được thúc đẩy bởi ý thức trách nhiệm, bởi tiếng gọi cao cả hơn để mang đến cho khán giả toàn cầu các giá trị đạo đức và trí tuệ của nền văn minh Trung Hoa cổ xưa.
Phẩm chất kiên trì của một nghệ sĩ múa Shen Yun
Ba Lan, tám năm trước, anh Hoàng đã bay qua Đại Tây Dương để học vũ đạo Trung Hoa cổ điển tại Học viện Nghệ thuật Phi Thiên danh giá ở New York, nơi đào tạo nhiều nghệ sĩ múa cho Shen Yun.
Hồi đó, anh Huang rất thích múa nhưng [cơ thể] anh không mềm dẻo; hầu như anh không chạm được đến ngón chân. Khắc sâu trong ký ức anh là những lần phải tập xoạc chân với hai bạn khác giữ chân anh cố định lâu nhất là 10 phút. Trong khi các sinh viên khác được hướng dẫn hoàn thành bài tập kéo căng đau đớn mỗi ngày một hoặc hai lần thì Hoàng phải thực hành đến ba lần một ngày. Cơn đau kinh khủng đến nỗi anh đã cố trốn trong ký túc xá để tránh phải luyện tập mà chỉ nghe giáo viên giảng dạy thôi.
Đi kèm với khóa đào tạo là nỗi nhớ nhà. Hoàng nhớ bạn bè và cuộc sống trước đây khi còn ở Ba Lan. Ngày nào anh cũng đều muốn nói với ba mẹ rằng anh muốn bỏ cuộc và về nhà.
Tuy nhiên, ở Phi Thiên, anh thường xuyên được trao những cơ hội quý giá và đặc biệt để được quan sát những nghệ sĩ múa Shen Yun diễn tập. Anh hồi tưởng: “Sau mỗi lần xem họ biểu diễn, tôi cảm thấy xúc động sâu sắc. Các buổi biểu diễn của Shen Yun mang đến cho tôi niềm hân hoan khó tả. Ngay lúc đó, tôi tự nhủ, mình cũng muốn trở thành một thành viên của đoàn.”
Một nền văn hóa rộng lớn
Khi Hoàng có kiến thức sâu hơn về vũ đạo, anh sớm nhận ra rằng, “Điều khó nhất, không phải là những gì [chúng ta thấy] trên bề mặt, ví như vấn đề kỹ thuật, mà chính là việc hấp thụ và truyền tải nội hàm tinh thâm của vũ đạo.” Cốt lõi của vũ đạo Trung Hoa cổ điển chính là lý thuyết ‘thân vận’, tức là truyền tải nội tâm sâu thẳm của bản thân vào tất cả những chuyển động của thân thể. Đó chính là linh hồn của môn nghệ thuật này, là nhân tố cơ bản để biến cử động thành vũ đạo.
Nghệ sĩ múa chính Shen Yun Hoàng chia sẻ: “Tôi thuộc thế hệ sinh trưởng tại Tây phương nên chúng tôi không có hiểu biết sâu sắc về văn hóa Trung Hoa. Vì thế vũ đạo của chúng tôi tương đối đơn giản, không có nội hàm sâu sắc bằng. Khi bạn hiểu được phong tục và chuẩn tắc của người Trung Hoa cổ đại thì sức truyền cảm từ vũ đạo của bạn sẽ không đơn giản như thế.”
Tuy Hoàng là người gốc Hoa nhưng lúc đầu anh chỉ nói tiếng Hoa bập bẹ và không biết gì về tinh hoa của văn hóa [truyền thống] Trung Hoa. Vì vậy, khi theo học tại Phi Thiên, anh đã trau dồi tiếng Hoa và hòa mình vào thế giới quan của các bậc hiền triết, ví như như Khổng Tử với triết lý về phẩm hạnh và tu thân. Càng học lên, anh càng dành tình yêu sâu sắc hơn cho cả nền di sản văn hóa này lẫn nghệ thuật vũ đạo. Không lâu sau, anh được chọn đi lưu diễn cùng với Shen Yun, điều này đã mở ra một chương mới rực rỡ của cuộc đời anh.
Đối với mỗi nhân vật lịch sử trong các tiết mục của Shen Yun mà anh thủ vai, để hiểu về từng giai cuộc đời nhân vật, Hoàng chăm chú tìm hiểu câu chuyện cuộc đời của họ thông qua những bài viết. Anh suy ngẫm về các quyết định của nhân vật trong cuộc sống và tự hỏi: Mình sẽ hành xử như thế nào trong ở hoàn cảnh tương tự? Nếu mình có những lựa chọn này, tại sao họ lại có lựa chọn khác?
Trong cuộc thi Cuộc thi Vũ đạo cổ điển Trung Hoa Quốc tế lần thứ 6 của Đài truyền hình Tân Đường Nhân, anh Hoàng thủ vai Lý Bạch, một trong những nhà thơ được mến mộ nhất Trung Quốc. Để nhập vai này thật hoàn hảo, anh đã đọc hàng chục bài thơ của ông. Anh đi dạo dưới ánh trăng, lắng nghe đoạn nhạc mà anh chọn cho phần vũ đạo và thử trải nghiệm cảm xúc của Lý Bạch.
“Khi trình diễn, bạn phải quên đi bản thân mình. Nếu bạn mang suy nghĩ cá nhân vào, chắc chắn điều này sẽ ảnh hưởng đến nhân vật,” anh Hoàng chia sẻ. Anh đã đạt được Giải vàng dành cho hạng mục Nam thanh niên cho phần diễn xuất hoàn hảo này của mình.
Khi được hỏi về nhân vật lịch sử Trung Hoa nào truyền cảm hứng cho anh nhiều nhất, Hoàng đáp: “Đơn giản là có quá nhiều! Quá nhiều!” Ngay lúc đó, anh đang nghĩ về Chu Công, nhiếp chính cho cháu trai của mình là Chu Thành Vương. Anh Hoàng nói, “Chu Công có thể đoạt lấy ngai vàng nhưng ông đã không làm vậy. Ông ấy phò tá Chu Thành Vương bằng bổn phận và sự mẫn cán. Đồng thời, ông đã nỗ lực cống hiến cho đất nước và người dân — ông thật sự đã đặt mình ở vị trí thấp kém nhất mà phụng sự.”
Anh Hoàng hy vọng sẽ hồi sinh các giá trị truyền thống như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín. Niềm tin vào sự thăng hoa đạo đức và tinh thần đã từng thấm nhuần trong mọi tầng lớp xã hội Trung Quốc. Tuy nhiên, trong thế kỷ qua, chính quyền cộng sản Trung Quốc đã phá bỏ tất cả. Shen Yun bị cấm biểu diễn tại Trung Quốc. Là một phần của Shen Yun, anh Hoàng đang khơi lại trí tuệ bị đánh mất của cổ nhân vốn coi trọng đạo đức và không ngừng tu dưỡng phẩm hạnh.
Anh nói: “Tôi hiểu ra rằng Shen Yun không chỉ đơn thuần là mang đến niềm vui cho khán giả mà còn hồi sinh nền văn hóa truyền thống Trung Hoa.” Đây chính là động lực cho anh Hoàng dẫn đầu hàng trăm buổi biểu diễn luôn chật kín khán giả hàng năm bằng sự cống hiến hết mình như thể mỗi buổi biểu diễn đều là lần đầu tiên.
“Chúng tôi làm việc này không phải vì bản thân chúng tôi, vậy nên, xuất phát điểm của chúng tôi là khác biệt,” anh Hoàng nói.
Một môn nghệ thuật cao thượng
Để thật sự khiến cho khán cảm động, Hoàng hiểu rằng anh không chỉ đơn giản là biểu diễn mà anh còn phải thể hiện được các giá trị đạo đức theo tôn chỉ của Shen Yun ngay cả trên sân khấu lẫn ngoài đời.
Cũng giống như nhiều nghệ sĩ khác của Shen Yun, anh Hoàng được dẫn dắt bởi Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện tinh thần cổ xưa của Trung Quốc. Thông qua thực hành các nguyên lý chân, thiện, nhẫn, anh Hoàng trở thành một người tốt hơn, biết nghĩ cho người khác hơn. Anh nói: “Khi xung đột nảy sinh, chúng tôi có thể trầm tĩnh giải quyết thông qua tu sửa chính mình.”
Khi còn nhỏ, anh Hoàng thường hay gây gỗ với anh trai và không hiếu thuận với cha mẹ. Các nguyên lý của Pháp Luân Đại Pháp đã giúp anh trở thành đứa em trai ngoan ngoãn hơn, một người con hiếu thuận hơn. Giờ đây, anh thường xuyên gọi điện thoại về cho cha mẹ.
Tinh thần tử tế và vị tha này biểu hiện ở mọi phương diện của Shen Yun. Hoàng cho biết, khi các nghệ sĩ múa Shen Yun có những giây phút ngắn ngủi để thay đổi trang phục ở phía sau hậu trường trong ánh sáng lờ mờ, họ không coi trọng việc tự lo cho bản thân hay chắc chắn là mình đã mặc đẹp chưa. Thay vì vậy, họ giúp đỡ nhau, chẳng hạn như giúp kéo dây kéo trang phục cho người khác hay phân phát đạo cụ.
Tám năm trải mình trong biểu diễn vũ đạo Trung Hoa cổ điển đã làm cho cuộc sống của anh Hoàng thêm phong phú, vượt xa những gì anh tưởng tượng khi mới bắt đầu học múa. Anh nói, vui nhất là khoảng thời gian anh cùng trải qua với các bạn đồng môn hàng ngày. “Tất nhiên, giờ đây họ là những huynh đệ của tôi. Khi có ai đó từ xa bước đến, chỉ cần nghe tiếng bước chân, tôi đều có thể biết được đó là ai.”
Giờ đây, khi đã là một nghệ sĩ múa kỳ cựu, anh Hoàng trở thành trưởng nhóm có nhiệm vụ giúp đỡ các nghệ sĩ múa nam mới nhập môn. “Giúp đỡ các bạn nghệ sĩ múa mới cũng giống như nhìn lại bản thân mình trước đây. Hồi đó, tôi cũng đã từng trải qua tất cả những việc này và các tiền bối đã giúp đỡ tôi. Khi hỗ trợ họ, tôi cũng là đang cải thiện bản thân mình. Tôi sẽ nhìn thấy thiếu sót của họ và tôi có thể đánh giá bản thân mình, giống như soi gương vậy.” Anh chia sẻ.
Thay vì bắt họ thay đổi hay cải thiện, anh lấy bản thân tạo nguồn cảm hứng cho họ. Anh nói: “Cách dễ dàng nhất là bản thân hãy làm cho tốt, vì thế họ có thể nhìn thấy được cách cư xử của người tiền bối.”
Hoàng hy vọng một ngày nào đó, anh sẽ trở thành một huấn luyện viên hướng dẫn vũ đạo chuyên nghiệp, dẫn dắt các em học sinh có nguyện vọng bước vào thế giới diệu kỳ của nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển. Là một môn nghệ thuật không chỉ có đỉnh cao về kỹ thuật mà còn mang nội hàm thâm thúy, nghệ thuật vũ đạo Trung Hoa cổ điển đã thấm nhuần vào mục đích sống của Hoàng.
Khi cùng Shen Yun lưu diễn, anh miệt mài với từng cơ hội để mang đến cho khán giả vẻ đẹp huy hoàng của Shen Yun và thăng hoa tâm hồn họ bằng thông điệp của hy vọng, lòng nhân ái.
Hoàng chia sẻ, “Tôi hy vọng mình có thể tiếp tục con đường này miễn là tôi có thể khi mang đến những điều tốt đẹp nhất cho khán giả và những người xung quanh mình.”
Mời quý vị xem thêm video về nghệ sĩ Hoàng Cảnh Châu
Đăng lại với sự cho phép của Elite Lifestyle Magazine.
Cô Irene Lou là trợ lý sản xuất cho chương trình American Thought Leaders. Trước đây cô đã từng thực tập cho đội Tin tức Trung Quốc tại The Epoch Times. Cô tốt nghiệp Đại học Columbia với bằng Khoa học Chính Trị – Ngôn Ngữ và Văn Hóa Á Đông.
Khánh Ngọc biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: