Ngân hàng Thế giới và việc tài trợ cho nạn diệt chủng
Hiệp định Bretton Woods có hiệu lực vào năm 1944, đặt nền móng cho một hệ thống tiền tệ quốc tế mới. Cùng với thỏa thuận này, là sự thành lập của hai tổ chức mới.
Đầu tiên là Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), một tổ chức (bề ngoài) được thiết kế để đảm bảo hợp tác tiền tệ quốc tế. Tổ chức thứ 2, Nhóm Ngân hàng Thế giới, đóng một vai trò quan trọng trong việc tái thiết các quốc gia bị tàn phá bởi Đệ Nhị Thế Chiến.
Gần 80 năm trôi qua, cả Ngân hàng Thế giới và IMF đều sa vào tranh cãi và thỏa hiệp nặng nề.
Vào tháng 09/2021, bà Kristalina Georgieva, một nhà kinh tế học người Bulgaria giữ chức chủ tịch và giám đốc điều hành của IMF, bị cáo buộc đã gây ảnh hưởng đến một báo cáo có lợi cho Bắc Kinh trong thời gian làm việc tại Ngân hàng Thế giới.
Theo nhiều báo cáo đáng tin cậy, bà Georgieva đã áp dụng “áp lực quá mức” đối với nhân viên để nâng thứ hạng của Trung Quốc trong báo cáo “Kinh doanh” của ngân hàng này, trong đó xếp hạng các quốc gia dựa trên các vấn đề như khuôn khổ pháp lý và quy định, các biện pháp tài chính, và chất lượng cơ sở hạ tầng.
Ngay sau khi bà Georgieva bị buộc tội về cơ bản giúp Trung Quốc lừa dối thế giới, chủ nhân của bà đã hứa sẽ thay thế bản báo cáo bằng một điều gì đó phù hợp hơn.
Người ta tự hỏi làm thế nào bà Georgieva có được một công việc tại IMF, đặc biệt là khi các bằng chứng mạnh mẽ liên quan đến việc bà ấy tham gia các hoạt động phi đạo đức ở mức độ cao.
Có phải vì IMF vốn đã tham nhũng?
Nếu tổng thống của Mexico, ông Andrés Manuel López Obrador, là đáng tin cậy, thì câu trả lời hầu như chắc chắn là có.
Tệ như IMF, không đâu tệ bằng Ngân hàng Thế giới, một tổ chức đã bị cáo buộc là đã mở ra một kỷ nguyên mới của “chế độ phân biệt chủng tộc toàn cầu”, đề cập đến quy tắc thiểu số trong việc ra quyết định quốc tế.
Hai mươi năm trước, các tác giả Salih Booker và William Minter đã đưa ra định nghĩa cuối cùng về “nạn phân biệt chủng tộc toàn cầu”. Nói một cách ngắn gọn, đó là “một hệ thống quy tắc thiểu số quốc tế có các thuộc tính bao gồm: tiếp cận khác biệt đối với các quyền cơ bản của con người; sự giàu có và quyền lực được cấu trúc bởi chủng tộc và địa điểm; phân biệt chủng tộc mang tính cấu trúc, bao hàm bên trong các quá trình kinh tế toàn cầu, các thể chế chính trị và các giả định văn hóa; và thông lệ quốc tế về các tiêu chuẩn kép cho rằng các quyền [con người] thấp hơn là phù hợp với một số ‘người khác’, được xác định theo vị trí, nguồn gốc, chủng tộc hoặc giới tính.”
Nói về sự phân biệt đối xử, hãy nói về Trung Quốc, một nơi đang diễn ra nạn phân biệt chủng tộc với đặc điểm Trung Quốc. Ở Tân Cương, là một quốc gia rất phân biệt chủng tộc, những người dân vô tội đang bị đàn áp. Nói một cách cụ thể, nạn diệt chủng đang diễn ra. Không phải “chỉ” là diệt chủng văn hóa, như một số tác giả khiến chúng ta tin như vậy, mà là diệt chủng thực tế. Thanh lọc sắc tộc. Những cuộc tiêu diệt trên quy mô chưa từng thấy kể từ khi ông Mao Trạch Đông tối cao trị vì.
Hàng trăm nghìn người đã được chuyển đến các trại cải tạo, một cách nói lịch sự hơn các trại tử thần. Đối với những người đặt câu hỏi về sự tồn tại của Địa ngục, không cần tìm đâu xa hơn Tân Cương. Theo tất cả các tài khoản, Tân Cương là một trong những nơi địa ngục nhất trên hành tinh.
Tiếp tay cho kẻ thù
Theo một cuộc điều tra chung được thực hiện bởi Trung tâm Công lý Quốc tế Helena Kennedy tại Đại học Sheffield Hallam ở Anh và NomoGaia, một tổ chức phi lợi nhuận chuyên bảo vệ nhân quyền, International Finance Corporation (IFC), một thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới có trụ sở chính tại Hoa Thịnh Đốn, đã góp phần gây ra nạn diệt chủng xảy ra ở Tân Cương.
Theo báo cáo tháng Hai, bằng chứng quan trọng “cho thấy một số khách hàng của IFC là những người tham gia tích cực vào việc thực hiện chiến dịch đàn áp người Duy Ngô Nhĩ của Trung Quốc, bao gồm lao động cưỡng bức, cưỡng bức di dời, xóa sổ văn hóa và hủy hoại môi trường.”
IFC đã nhiều lần thất bại trong việc “bảo vệ các cộng đồng và môi trường bị ảnh hưởng bởi nguồn tài chính của mình ở Vùng Duy Ngô Nhĩ.” Các tác giả lưu ý rằng sự thất bại thảm khốc này khiến cho “thể chế đồng lõa với việc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ, Kazakhstan,” và các công dân thiểu số khác.
Báo cáo tiếp tục nêu ra nhiều cách mà IFC tài trợ cho đến ngày nay, “góp phần vào việc các công ty vi phạm nhân quyền nghiêm trọng đối với người Duy Ngô Nhĩ trong khu vực và đưa ra các khuyến nghị dựa trên bằng chứng cho IFC và các bên khác.”
Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với ông Tucker Carlson, Peter Schweizer, tác giả cuốn sách “Red Handed: American Elites Get Rich Help China Win” (Bắt tận tay: Giới tinh hoa Mỹ làm giàu nhờ giúp Trung Quốc chiến thắng) đã nói về thứ gọi là “thu hút giới tinh hoa,” một chiến lược mà ĐCSTQ dùng để chủ yếu là thu hút các “đại tập đoàn kinh doanh Mỹ với những hợp đồng hoặc những giao dịch béo bở khiến họ phải làm ngơ khi Bắc Kinh trỗi dậy trên toàn cầu.”
Kiểu thu hút giới tinh hoa này này còn vươn xa ra ngoài Hoa Kỳ. Trên thực tế, “thu hút giới tinh hoa” dường như là một hiện tượng toàn cầu.
Như tôi đã trình bày trước đây, ĐCSTQ cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với Liên hợp quốc. Xét trên tất cả các khía cạnh, nó cũng có ảnh hưởng đáng kể đối với Ngân hàng Thế giới, một tổ chức được thiết kế để giúp thế giới hàn gắn sau Đệ nhị Thế Chiến.
Tuy nhiên, ngày nay, theo cuộc điều tra chung nói trên, Ngân hàng Thế giới đã đi xa khỏi mục tiêu ban đầu của mình. Một thể chế được thiết kế vì mục đích tốt đẹp đã bị hư hỏng đến mức vượt quá mọi nhận thức. Thay vì giúp thế giới hàn gắn, Ngân hàng Thế giới đang góp phần gây tổn thương, tổn hạ,i và quấy rối ở Tân Cương.
Quan điểm trong bài viết này là của tác giả và không nhất thiết phản ánh quan điểm của The Epoch Times.
Nhật Thăng biên dịch
Quý vị tham khảo bản gốc từ The Epoch Times
Xem thêm: