Ngân hàng Thế giới cảnh báo: Rủi ro lạm phát đình trệ gia tăng, suy thoái ‘khó tránh’
Ngân hàng Thế giới cảnh báo trong một báo cáo mới rằng nền kinh tế toàn cầu đang đối mặt với nguy cơ lạm phát đình trệ—một sự kết hợp nguy hại của lạm phát cao và tăng trưởng chậm chạp—và nhiều quốc gia có thể bị bóp nghẹt bởi suy thoái, Ngân hàng Thế giới đã cảnh báo trong một báo cáo mới khi tổ chức này cắt giảm hơn 1% so với dự báo tăng trưởng kinh tế [toàn cầu] năm 2022.
Ngân hàng Thế giới dự đoán triển vọng hôm 07/06 rằng nền kinh tế toàn cầu sẽ tăng 2.9% trong năm nay, giảm 1.2% so với tốc độ 4.1% dự báo cho năm 2022 hồi tháng Một.
Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết trong một tuyên bố, “Cuộc chiến ở Ukraine, phong tỏa ở Trung Quốc, sự gián đoạn chuỗi cung ứng và nguy cơ lạm phát đình trệ đang kìm hãm tăng trưởng. Đối với nhiều quốc gia, suy thoái sẽ khó tránh khỏi,” và đồng thời cho biết thêm rằng có nhu cầu“ khẩn cấp” để khuyến khích sản xuất và không áp đặt các hạn chế thương mại để tránh điều tồi tệ nhất.
Một số vùng phải đối mặt với khó khăn lớn hơn những vùng khác. Triển vọng tăng trưởng kinh tế của Hoa Kỳ cho năm 2022 đã bị cắt giảm 1.2 điểm phần trăm xuống còn 2.5%, so với dự báo hồi tháng Giêng.
Ngược lại, triển vọng đối với Âu Châu và Trung Á đã bị hạ cấp ở mức lớn 5.9 điểm phần trăm, với các nền kinh tế trong khu vực này được dự đoán chung là sẽ giảm 2.9%, phần lớn là do ảnh hưởng của cuộc xung đột Nga-Ukraine.
Ngân hàng Thế giới cho biết trong bản tóm tắt điều hành của báo cáo Triển vọng Kinh tế Toàn cầu 2022 (pdf): “Cuộc chiến ở Ukraine đang dẫn đến giá cả hàng hóa cao, làm gián đoạn nguồn cung, làm gia tăng tình trạng mất an ninh lương thực và đói nghèo, làm trầm trọng thêm lạm phát, góp phần vào điều kiện tài chính thắt chặt hơn, tăng khả năng dễ bị tổn thương tài chính, và gia tăng sự bất ổn về chính sách.”
Một số nhà xuất cảng hàng hóa, như Saudi Arabia giàu có về dầu mỏ, có thể sẽ thấy nền kinh tế của họ tăng lên nhờ giá dầu thô cao hơn, với việc Ngân hàng Thế giới nâng dự báo tăng trưởng năm 2022 của Vương quốc này thêm 2.1 điểm phần trăm lên 7.0%.
Nhưng đối với thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển nói chung, Ngân hàng Thế giới đã hạ triển vọng tăng trưởng năm 2022 xuống còn 3.4%, do tác động tiêu cực từ cuộc chiến Ukraine lớn hơn mức được bù đắp bởi bất kỳ sự thúc đẩy ngắn hạn nào cho một số quốc gia xuất cảng hàng hóa do giá năng lượng cao hơn.
Điều mà Ngân hàng Thế giới mô tả là sự phục hồi kinh tế toàn cầu “bấp bênh” đang bị đe dọa nhiều hơn bởi một số rủi ro, bao gồm cả giá cả tăng vọt.
Cơ quan này cảnh báo: “Đặc biệt, trong số đó có khả năng lạm phát toàn cầu ở mức cao kèm theo tăng trưởng trầm lắng, gợi lại lạm phát đình trệ của những năm 1970.”
Trong một nỗ lực để kiềm chế lạm phát tăng cao, mà Hoa Kỳ đã đang ở mức cao nhất trong 40 năm, các ngân hàng trung ương trên khắp thế giới đã bắt đầu tăng lãi suất. Ngân hàng Thế giới cho biết viễn cảnh chính sách tiền tệ thắt chặt mạnh mẽ ở các nền kinh tế tiên tiến sẽ làm tăng chi phí đi vay lên đáng kể, việc này có thể dẫn đến căng thẳng tài chính ở một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.
Triển vọng kinh tế mới cũng là đánh giá có hệ thống đầu tiên của Ngân hàng Thế giới về cách các điều kiện kinh tế toàn cầu hiện tại chống lại lạm phát đình trệ trong những năm 1970 như thế nào. Ngân hàng Thế giới cho biết tình hình hiện tại tương tự như tình trạng lạm phát đình trệ của khoảng 50 năm trước theo ba phương diện chính.
Cơ quan này cho biết, “Những xáo trộn liên tục từ phía cung thúc đẩy lạm phát, trước một giai đoạn kéo dài của chính sách tiền tệ nới lỏng cao ở các nền kinh tế tiên tiến lớn, triển vọng tăng trưởng suy yếu, và các lỗ hổng mà thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển phải đối mặt liên quan đến việc thắt chặt chính sách tiền tệ sẽ cần thiết để kiềm chế lạm phát.”
Sự khác biệt so với những năm 1970 bao gồm đồng USD mạnh, mức tăng giá hàng hóa nhỏ hơn, và bảng cân đối kế toán của các tổ chức tài chính lớn mạnh hơn.
Trong khi Ngân hàng Thế giới dự kiến lạm phát toàn cầu sẽ giảm bớt trong năm tới (2023), lạm phát có thể sẽ duy trì trên mức mục tiêu ở nhiều nền kinh tế.
Ngân hàng Thế giới cảnh báo: “Nếu lạm phát vẫn ở mức cao, việc lặp lại giải pháp của giai đoạn lạm phát đình trệ trước đó có thể dẫn đến suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với khủng hoảng tài chính ở một số thị trường mới nổi và các nền kinh tế đang phát triển.”
Ngân hàng Thế giới cũng hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2023 0.2 điểm phần trăm xuống 3%.
Tương tự, triển vọng tăng trưởng của nền kinh tế Hoa Kỳ trong năm 2023 đã bị cắt giảm 0.2 điểm phần trăm. Nền kinh tế hiện dự kiến sẽ tăng ở tốc độ 2.4%.
Ông Tom Ozimek là người có kiến thức chuyên môn sâu rộng về lĩnh vực báo chí, bảo hiểm tiền gửi, tiếp thị và truyền thông cũng như đào tạo cho người trưởng thành. Lời khuyên về việc viết lách hay nhất mà ông từng nghe là từ Roy Peter Clark: ‘hãy nhắm trúng mục tiêu của quý vị’ và ‘hãy để lại điều thú vị nhất ở sau cùng.’